Bài 22. Con cò

Chia sẻ bởi Ngô Thị Hiền | Ngày 08/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Con cò thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Kính chào thầy cô và các bạn
Chúc thầy cô và các bạn có một tiêt học thạt bổ ích và vui vẻ
Bài thơ
Con cò
Chế Lan Viên
Mục tiêu cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đep và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ.
-thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả
-rèn luyện khẳ năng cảm nhận và phân tích bai thơ.
Mục tiêu cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tương con cò
- thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả
- rèn luyện khẳ năng cảm thụ và phân tích bài thơ
II. Những điều cần lưu ý
1, tác giả
- Chế Lan Viên (1920_1989)
- Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ
2, Bài thơ
Thể hiện khá rõ phong cách của nhà thơ
Bài thơ khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong nhữngcâu hát ru rát quen thuộc
- Được Chế Lan Viên viết từ khá lâu (năm 1962)
3, hình tượng con cò
- Được gợi ra từ những câu ca dao quen thuộc nhưng không phải là sự lặp lại đơn giản những hình ảnh và ý tứ sẵn trong ca dao
III. Tìm hiểu tác phẩm
1, Tìm hiểu chung
- Được viết theo thể tư do, các câu thơ dài ngắn không đều , nhịp thơ biến đỏi và có nhiều hình ảnh đẹp tạo nhịp gần với điệu hát ru
Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò
2, Ý nghĩa biểu tượng con cò
?. Các em đã được đọc bài thơ, vậy em nào có thể cho cô biết bài thơ con cò có thể được chia lam mấy đoạn?
Tác giả đã chia bài thơ thành 3 đoạn
+ Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời hát ru bắt đầu đến với tuổi thơ.
+ Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của bài thơ, gần gũi
+ Đoạn 3: suy ngẫm và ý nhgiã triết lý của lời ru và lòng mẹ đói với mỗi cuộc đời
1.1: Đoạn 1
Con cò bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“ Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình,cò phải kiếm lấy ăn,

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
- Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơmột cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. Ở tuổi ấu thơ, những đứa trẻ chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru này – chúng chỉ cần đươc vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác, vô thức tình yêu và sư che chở của người mẹ.
2, Đoạn 2
Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen,
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
….
Và trong hơi mắt câu văn…
- Trong đoan 2, cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và se theo cùng con người đén suốt cuộc đời.
Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suôt đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi:
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Đến tuổi tới trường:
Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Và đến lúc trưởng thành :
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
và trong hơi mát câu văn…
3, Đoạn 3
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
À ơi!
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Vỗ cánh qua nôi.

Quanh nôi.
- Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bểcò sẽ tim con,
Cò mãi yêu con.
- từ sự tháu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát mọt quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu săc:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
- Từ xúc cảm mà mở ra những suy tưởng, khái quát thành những triết lý – đó là cách thường thấy ở thơ Chế Lan Viên và cũng là mọt ưu thế của thơ ông.
IV. Nhận xét về nghệ thuật
1, Thể thơ
Thể thơ tự do, mang dáng dấp của thể thơ tám chữ.
Câu thơ ngắn có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn.
=>vẫn mang âm hưởng của lời ru.
2, Nghệ thuật sáng tạo bài thơ
- Thiên về ý nghĩa biểu tượng mà ý nghĩa biểu tượng không phải chỗ nào cũng rõ ràng, rành mạch. Tuy vậy hình ảnh trong bài thơ lại rất gần gũi, quen thuộc mà vẫn có khẳ năng ham chứa ý nghĩa mới và có giá trị biểu cảm
V. Tổng kết
Ghi nhớ sgk
VI. Hướng dẫn luyện đọc
- Gợi ý trả lời bài tập 1: ở bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm, (tác giả vừa trò chuyện với đối tượng, với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lơi ru trực tiếp từ người mẹ. Khuc hát ru ở bài thơ ấy biểu hiện sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu cach mạng, với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu. Còn bài thơ của Chế Lan Viên, gợi lại điệu hát ru tác giả muốn nói về ý nghĩa của lời ru và ca ngợi tình mẹ đối voooơí đời sống mỗi người.
Giờ học đã hết xin cảm ơn quý thầy cô, các bạn giáo sinh cùng các em học sinh đã chú ý lắng nghe
Xin chân thành cam ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)