Bài 22. Con cò

Chia sẻ bởi Bùi Thị Mỹ Linh | Ngày 07/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Con cò thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

XIN KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ CÙNG TOÀN THỂ CÁC BẠN HỌC SINH THÂN MẾN!
Văn bản:
Bài: 22: CON CÒ
Nhóm thực hiện: TỔ 4
Chế Lan Viên (1920- 1989) tên khai sinh là Phạm Ngọc Hoan, quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Bài thơ Con cò được in trong tập Hoa ngày thường- Chim báo bão(1967) của Chế Lan Viên.

Chế Lan Viên ( 1920- 1989)
I. Tác giả, tác phẩm:


II. Tìm hiểu chi tiết:
1.Lời ru thời thơ ấu:
Lời ru dịu dàng, ngọt ngào, trầm ấm, lắng sâu thật bình yên
-> Tình mẹ nhân từ rộng mở, vỗ về yêu thương.
2. Lời ru qua từng chặng đường đời:
Khơi dậy, bồi đắp những tình cảm tốt đẹp của con người.
-> Tình mẹ thương con là mạch nguồn nuôi dưỡng con người.
3. Ý nghĩa triết lí của lời ru và tình mẹ:
Lòng mẹ vẫn theo con
Dù ở gần con Dù ở xa con
Cò vẫn tìm con Cò mãi theo con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
-> Qui luật tình cảm: Bền vững, rộng lớn, có ý nghĩa sâu sắc


Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời

Tình mẹ thật sâu nặng, bền lâu suốt đời



PHÂN TÍCH ĐOẠN
THƠ III CỦA BÀI THƠ “ CON CÒ” _ CHẾ LAN VIÊN:



Sự hóa thân của tình yêu mà mẹ đã dành cho con vào trong những cánh cò kia giờ đây đã được chế lan viên khái quát thành một triết lí sâu sắc về tình mẫu tử:
“ Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”

Để con có thể vững bước trên con đường đời, tình mẹ, lòng mẹ vẫn không lúc nào rời khỏi con, vẫn mãi theo con. Dù “ ở gần con” hay “ dù ở xa con”, dù cho con đang vui mừng với chiến thắng hay đang đau khổ vì thất bại, dù con đang bước trên con đường bằng phẳng hay đầy chông gai, sỏi đá… thì mãi mãi tình mẹ là bền chặt, mãi mãi lòng mẹ hướng về con. Thứ tình cảm thiêng liêng đó sẽ theo con đi suốt chặ đường đời, đó là một phần không thể thiếu đối với cuộc đời con. Những điệp từ “dù”, “ con cò” được vận dụng tài tình đã thê hiện đầy đủ và sâu sắc tấm lòng của người mẹ. Câu thơ “ Con dẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.” như một chân lí hiển nhiên, nó giản đơn, vĩnh hằng mà xúc động. Cái triết lí ấy giờ dây đang từ trang sách đi sâu vào con tim mỗi người đọc chúng ta. Nó vĩnh hằng và xúc động, mênh mông và thiêng liêng bất tử đến khôn cùng. Bởi nó là những tình cảm bền chặt của lòng mẹ, là yêu thương, âm thầm , khao khát, là nước mắt mồ hôi mang hơi ấm của tình mẫu tử bao la. Âm điệu thơ trở nên mênh mông, tha thiết như sự ấm áp của tình mẹ. Để lời mẹ ru mãi còn vọng theo năm tháng, để cánh cò của tình yêu thương vẫn thường ngày nâng bước con đi.
Kết thúc bài thơ, lời thơ trở về với hình thức của tiếng ru: à ơi. Nhịp điệu của câu thơ dồn về với những vần “ ôi”, “ ời” nối tiếp nhau trong khổ thơ làm cho câu thơ dù ngắn mà vẫn gợi cảm như một lời ru, gân nga mãi trong lòng người đọc: “À ơi… Quanh nôi”
Con cò đi vào lời ru của mẹ đã thành cuộc đời vỗ cánh qua nôi đứa con. Kì diệu biết bao cái tiếng ru ngọt ngào mà sâu thắm của lòng mẹ thương con. Cuộc đời mỗi con người sẽ chẳng thể nào thiếu đi phần tình cảm thiêng liêng nhất, bởi đó còn là tình quê hương, là cội nguồn, là bến bờ chở che, nâng đỡ mỗi con người.
CẢM ƠN!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Mỹ Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)