Bài 22. Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)
Chia sẻ bởi Trường THCS An Nhơn |
Ngày 09/05/2019 |
68
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN
TRƯỜNG THCS AN NHƠN
DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC CÁT TIÊN-LÂM ĐỒNG
Ban biên tập nhóm 1
1. Nhóm trưởng: Ng.Như – Tổng hợp, hoàn thiện sản phẩm.
2. Các thành viên:
- Thuý, Duyên, Mai: thu thập thông tin;
- Quân, Quỳnh, Liên: thu thập hình ảnh;
Vị trí của Thánh địa Cát Tiên
.Di tích lịch sử địa phương Lâm Đồng.
1. Lịch sử hình thành
Thánh địa Cát Tiên là tên gọi quần thể di chỉ khảo cổ được phát hiện từ năm 1985, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15km dọc theo hệ thống sông Đạ Đường-Đồng Nai, bao gồm rất nhiều gò đồi và bãi bồi ven sông được bao bọc bởi dãy núi cuối cùng của Trường Sơn Nam. Nằm ở khoảng giữa tuyến đường tỉnh lộ 721 nối quốc lộ 20 (ngã ba Madagui - huyện Đahuoai - tỉnh Lâm Đồng) với quốc lộ 14 (ngã ba Sao Bọng - huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước).
Toàn bộ khu di tích này thuộc địa phận kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở khu vực xã Quảng Ngãi thuộc huyện vùng sâu vùng xa Cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng, khu vực Nam Tây Nguyên. Trung tâm di tích nằm ở bờ Bắc sông Đồng Nai sát với vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Tiên, cách Đà lạt khoảng 190km (về phía bắc) và Tp. Hồ Chí Minh khoảng 180km (về phía nam), đây là vị trí khá đắc địa trên bản đồ du lịch, rất thuận lợi cho các Tour du lịch từ Tp Hồ Chí Minh, Đà lạt và các tỉnh Tây Nguyên tới tham quan.
Toàn cảnh khu di chỉ khảo cổ tiền sử Phù Mỹ nằm trong phạm vi Thánh địa Cát Tiên.
Các khoa học gia đoán định thánh địa này xuất hiện khoảng thế kỷ 4 đến thế kỷ 8, thuộc về nền văn hóa của một vương quốc mà ý kiến của nhiều nhà khoa học, trong nỗ lực tìm kiếm chủ nhân đích thực của thánh địa, vẫn chưa đạt sự đồng thuận. Các hiện vật, lăng mộ và tháp tại Thánh địa Cát Tiên ra đời trong thời kỳ nào; thuộc phong cách nghệ thuật nào; chủ nhân là ai; nằm trong bối cảnh nào trong tiến trình lịch sử phương Nam; có vai trò gì trong quá trình hình thành quốc gia cổ đại; mối quan hệ của thánh địa với cộng đồng dân cư bản địa đã sinh sống nơi đây từ những thế kỷ trước công nguyên thuộc di chỉ tiền sử Phù Mỹ ra sao; là những câu hỏi gây tranh luận sôi nổi trong giới khảo cổ học, văn hóa học, sử học qua nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học, và những thông tin tiếp tục hé lộ từ Cát Tiên vẫn luôn làm sửng sốt dư luận cũng như giới học giả trong và ngoài nước.
Kiến trúc của những phế tích tại Cát tiên bao gồm nhiều dạng: đề tháp, mộ tháp, đài thờ, hệ thống dẫn nước, nhà dài, đường đi, lò gạch, chủ yếu được xây dựng bằng gạch sản xuất tại chỗ và đá mang từ nơi khác đến. Theo nhận định của các nhà khoa học, có thể đây là một thánh địa với những di chỉ được khai quật thể hiện những thành phần kiến trúc của đền thờ Ấn Độ giáo. Đền tháp có kết cấu hoành tráng nhưng giản dị, không cầu kỳ phức tạp như kiến trúc Chămpa và về tổng thể nó vẫn chưa hoàn thiện, không đồng trục. Đền thờ thể hiện ở kiến trúc vuông bẻ góc nhiều lần trước mặt tiền phía Đông, và tiền điện được xây theo hình bán nguyệt. Ở trung tâm đền là một trụ gạch vuông rỗng tâm và đáy của trụ gạch được xây chân đế tam cấp. Đây làm cho các nhà khoa học liên tưởng đến dạng kiến trúc ở các di tích thuộc văn hóa Óc Eo đã được phát hiện tại Tây Ninh và Đồng Tháp trước đây. Đặc biệt hơn nữa, nhiều nhà khảo cổ còn bất ngờ trước dạng kiến trúc lạ và khá đặc sắc ở gò khai quật số 7 với một đền thờ được xây theo dạng hình vuông nằm cân đối theo trục Bắc–Nam, và hoàn toàn không có dấu vết bậc cấp và dấu vết cửa.
2. Kiến trúc
Góc Tây Nam một phế tích tại gò 2C
Đã có khoảng 1.140 hiện vật các loại được phát hiện với nhiều chất liệu khác nhau như kim loại vàng (các mảnh phù điêu ,nhẫn, linga nhỏ), thiếc và bạc (bình, vò), đồng (gương, đĩa, chân đèn, chũm chẹo, chuông, vòng, nhẫn, mặt người, cánh tay, hộp, dao, rìu, khuôn đúc), sắt (giáo, dao, đinh); đá, đá màu, đá quý và đá bán quý (các tượng thờ Ganesa, linga, linga-yoni, mi cửa, cột tiện tròn, bậc thềm, thanh ốp, rìu, mảnh khắc chữ Phạn); đồ gốm (các mảnh gốm, sứ, gạch ngói, mộ vò, đèn gốm) v.v. Mức độ quý hiếm của hiện vật tìm thấy ở Cát Tiên tuy không được đánh giá cao bằng các nền văn hóa Chămpa, Chân Lạp hay Phù Nam, song nó lại có một số cá thể mang giá trị vượt trội. Đáng chú ý là 265 mảnh phù điêu bằng vàng khắc chạm "mê cung của các thần linh" với các hình vẽ ở được người xưa sử dụng phổ biến kỹ thuật vẽ chìm trong vàng và kỹ thuật gò. Các nét vẽ, nét gò mảnh mai, phóng khoáng, hòa nhập vào nhau tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về một thời kỳ rực rỡ, hưng thịnh.
3. Hiện vật
Bộ linga-yoni bằng đá được đánh giá lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài 2,26m; linga cao 2,1m có đường kính 80 cm lớn nhất Việt Nam v.v. Thêm vào đó, có sự xuất hiện dày đặc những chiếc áo linga trong đó đáng chú ý là chiếc áo linga bằng đồng cao tới 52 cm, đường kính 25 cm và ba chiếc áo linga bằng đất nung khác lần đầu tiên được tìm thấy trong các di tích thời sơ sử ở Việt Nam. Những chiếc áo linga này đều có nắp, bên trong chứa các linga nhỏ hơn bằng vàng, bạc, đồng và sắt. Sự phong phú của loại hình linga, yoni ở đây phần nào thể hiện sự giao lưu văn hóa của vùng đất này với văn hóa Chămpa, tuy nhiên chúng vẫn mang những nét riêng bản địa thể hiện qua những nét chạm khắc, chất liệu, loại hình linga, yoni rất hiếm hoi có thể tìm thấy ở nơi khác trên thế giới.
Tượng nữ thần Uma chiến thắng quỷ trâu Mahisa.
Các loại linga và linga-yoni bằng đồng, vàng, bạc, đá thạch anh rất nhỏ tại Thánh địa Cát Tiên.
Những lá vàng hình hoa sen trong số hàng trăm lá vàng chạm khắc đủ mọi biểu tượng .
Một mộ vò gốm tìm thấy tại Cát Tiên.
Một số loại gạch nung xây tháp và lát đường với nhiều kích cỡ.
Thánh địa Cát Tiên nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta trên một chặng có chiều dài khoảng 15 km trung lưu sông Đồng Nai. Những ngọn núi thấp của Trường Sơn Nam chạy theo hình cánh cung dọc theo hai bên bờ sông và bao bọc các bãi bồi ven sông, xen kẽ với các gò đất đất rải rác trên toàn khu vực, tạo cho vùng này một cảnh quan hùng vĩ nhưng lại là một không gian tương đối khép kín so với khung cảnh thiên nhiên toàn vùng Đông Nam Bộ. Trên toàn khu vực đều hiện diện các kiến trúc cổ hoặc dấu hiệu của các kiến trúc. Đây được coi như một không gian kiến trúc mở và dòng chảy sông Đồng Nai trở thành chiếc cầu nối không gian mở này rộng hơn không gian vốn có của nó, tạo không gian cho các mối quan hệ văn hóa và thương mại với thế giới bên ngoài.
4. Cảnh Quan
Thánh địa Cát Tiên được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm 1997. Từ đó đến nay, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Văn hóa - Thông tin và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng để tiến hành các cuộc khai quật khảo cổ, làm mái che và hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên, theo lời ông Huỳnh Văn Đẩu, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cát Tiên bộc bạch, vườn quốc gia Cát Tiên nói chung và khu Thánh địa Cát Tiên nói riêng vẫn đang ngủ yên chờ được đánh thức để nơi đây trở thành một khu du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tâm linh. Ông cũng bày tỏ bức xúc: "Di chỉ khảo cổ học Cát Tiên là tài sản hết sức quý giá về văn hóa, không chỉ của riêng Lâm Đồng. Thế nhưng, sau 8 lần tiến hành khai quật vẫn chưa có kết luận chính thức nào thuyết phục. Việc phục chế tái tạo toàn bộ hệ thống di tích, thánh địa, giữ gìn và bảo tồn những hiện vật đã phát hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức".
5. Di tích lịch sử văn hóa
Cùng nhận định như trên, tiến sĩ khảo cổ học Bùi Chí Hoàng cũng bức xúc: "Tầm vóc và giá trị khoa học của khu di tích Cát Tiên và thời gian đầu tư nghiên cứu nó là chưa tương thích“. Những gì khai quật được mới là một phần rất nhỏ trong quần thể di tích này. Giá trị văn hóa và những bí ẩn đầy sức hấp dẫn của vùng đất thiêng này, theo giáo sư Trần Quốc Vượng, không kém gì khu thánh địa Mỹ Sơn. Bằng cách nào để đọc được những thông điệp của người xưa để lại, để bảo tồn và phát huy tốt những giá trị to lớn khu di sản này, đó là điều được nhiều người quan tâm. Thời điểm khai quật lần thứ 8 năm 2006, giới khảo cổ lại tỏ ra thận trọng khi phát ngôn với báo giới về kết quả nghiên cứu cũng như hướng nghiên cứu, khảo sát thánh địa tương lai. Đồng thời họ cũng cho rằng do công tác bảo quản di vật hiện còn nhiều khó khăn, không nên tiếp tục khai quật.
Trong một động thái nhằm thực hiện cuộc tổng quảng bá đầu tiên về giá trị bí ẩn của quần thể di tích khảo cổ học nổi tiếng này, tỉnh Lâm Đồng đã cho phép Bảo tàng Lâm Đồng đưa hiện vật khảo cổ của Thánh địa Cát Tiên ra khỏi tỉnh, trưng bày tại Hà Nội. Cuộc quảng bá mang tên "Cổ vật Cát Tiên-dấu ấn của một di tích huyền thoại" được triển lãm trong vòng 8 tháng từ ngày 28 tháng 8 năm 2007 đến hết tháng 4 năm 2008 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Những giá trị lịch sử - văn hoá phong phú, tiềm năng du lịch hấp dẫn đã đưa di tích khảo cổ Cát Tiên lan toả, khẳng định đây là 1 DSVH vô giá trên nước ta.
TRƯỜNG THCS AN NHƠN
DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC CÁT TIÊN-LÂM ĐỒNG
Ban biên tập nhóm 1
1. Nhóm trưởng: Ng.Như – Tổng hợp, hoàn thiện sản phẩm.
2. Các thành viên:
- Thuý, Duyên, Mai: thu thập thông tin;
- Quân, Quỳnh, Liên: thu thập hình ảnh;
Vị trí của Thánh địa Cát Tiên
.Di tích lịch sử địa phương Lâm Đồng.
1. Lịch sử hình thành
Thánh địa Cát Tiên là tên gọi quần thể di chỉ khảo cổ được phát hiện từ năm 1985, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15km dọc theo hệ thống sông Đạ Đường-Đồng Nai, bao gồm rất nhiều gò đồi và bãi bồi ven sông được bao bọc bởi dãy núi cuối cùng của Trường Sơn Nam. Nằm ở khoảng giữa tuyến đường tỉnh lộ 721 nối quốc lộ 20 (ngã ba Madagui - huyện Đahuoai - tỉnh Lâm Đồng) với quốc lộ 14 (ngã ba Sao Bọng - huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước).
Toàn bộ khu di tích này thuộc địa phận kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở khu vực xã Quảng Ngãi thuộc huyện vùng sâu vùng xa Cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng, khu vực Nam Tây Nguyên. Trung tâm di tích nằm ở bờ Bắc sông Đồng Nai sát với vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Tiên, cách Đà lạt khoảng 190km (về phía bắc) và Tp. Hồ Chí Minh khoảng 180km (về phía nam), đây là vị trí khá đắc địa trên bản đồ du lịch, rất thuận lợi cho các Tour du lịch từ Tp Hồ Chí Minh, Đà lạt và các tỉnh Tây Nguyên tới tham quan.
Toàn cảnh khu di chỉ khảo cổ tiền sử Phù Mỹ nằm trong phạm vi Thánh địa Cát Tiên.
Các khoa học gia đoán định thánh địa này xuất hiện khoảng thế kỷ 4 đến thế kỷ 8, thuộc về nền văn hóa của một vương quốc mà ý kiến của nhiều nhà khoa học, trong nỗ lực tìm kiếm chủ nhân đích thực của thánh địa, vẫn chưa đạt sự đồng thuận. Các hiện vật, lăng mộ và tháp tại Thánh địa Cát Tiên ra đời trong thời kỳ nào; thuộc phong cách nghệ thuật nào; chủ nhân là ai; nằm trong bối cảnh nào trong tiến trình lịch sử phương Nam; có vai trò gì trong quá trình hình thành quốc gia cổ đại; mối quan hệ của thánh địa với cộng đồng dân cư bản địa đã sinh sống nơi đây từ những thế kỷ trước công nguyên thuộc di chỉ tiền sử Phù Mỹ ra sao; là những câu hỏi gây tranh luận sôi nổi trong giới khảo cổ học, văn hóa học, sử học qua nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học, và những thông tin tiếp tục hé lộ từ Cát Tiên vẫn luôn làm sửng sốt dư luận cũng như giới học giả trong và ngoài nước.
Kiến trúc của những phế tích tại Cát tiên bao gồm nhiều dạng: đề tháp, mộ tháp, đài thờ, hệ thống dẫn nước, nhà dài, đường đi, lò gạch, chủ yếu được xây dựng bằng gạch sản xuất tại chỗ và đá mang từ nơi khác đến. Theo nhận định của các nhà khoa học, có thể đây là một thánh địa với những di chỉ được khai quật thể hiện những thành phần kiến trúc của đền thờ Ấn Độ giáo. Đền tháp có kết cấu hoành tráng nhưng giản dị, không cầu kỳ phức tạp như kiến trúc Chămpa và về tổng thể nó vẫn chưa hoàn thiện, không đồng trục. Đền thờ thể hiện ở kiến trúc vuông bẻ góc nhiều lần trước mặt tiền phía Đông, và tiền điện được xây theo hình bán nguyệt. Ở trung tâm đền là một trụ gạch vuông rỗng tâm và đáy của trụ gạch được xây chân đế tam cấp. Đây làm cho các nhà khoa học liên tưởng đến dạng kiến trúc ở các di tích thuộc văn hóa Óc Eo đã được phát hiện tại Tây Ninh và Đồng Tháp trước đây. Đặc biệt hơn nữa, nhiều nhà khảo cổ còn bất ngờ trước dạng kiến trúc lạ và khá đặc sắc ở gò khai quật số 7 với một đền thờ được xây theo dạng hình vuông nằm cân đối theo trục Bắc–Nam, và hoàn toàn không có dấu vết bậc cấp và dấu vết cửa.
2. Kiến trúc
Góc Tây Nam một phế tích tại gò 2C
Đã có khoảng 1.140 hiện vật các loại được phát hiện với nhiều chất liệu khác nhau như kim loại vàng (các mảnh phù điêu ,nhẫn, linga nhỏ), thiếc và bạc (bình, vò), đồng (gương, đĩa, chân đèn, chũm chẹo, chuông, vòng, nhẫn, mặt người, cánh tay, hộp, dao, rìu, khuôn đúc), sắt (giáo, dao, đinh); đá, đá màu, đá quý và đá bán quý (các tượng thờ Ganesa, linga, linga-yoni, mi cửa, cột tiện tròn, bậc thềm, thanh ốp, rìu, mảnh khắc chữ Phạn); đồ gốm (các mảnh gốm, sứ, gạch ngói, mộ vò, đèn gốm) v.v. Mức độ quý hiếm của hiện vật tìm thấy ở Cát Tiên tuy không được đánh giá cao bằng các nền văn hóa Chămpa, Chân Lạp hay Phù Nam, song nó lại có một số cá thể mang giá trị vượt trội. Đáng chú ý là 265 mảnh phù điêu bằng vàng khắc chạm "mê cung của các thần linh" với các hình vẽ ở được người xưa sử dụng phổ biến kỹ thuật vẽ chìm trong vàng và kỹ thuật gò. Các nét vẽ, nét gò mảnh mai, phóng khoáng, hòa nhập vào nhau tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về một thời kỳ rực rỡ, hưng thịnh.
3. Hiện vật
Bộ linga-yoni bằng đá được đánh giá lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài 2,26m; linga cao 2,1m có đường kính 80 cm lớn nhất Việt Nam v.v. Thêm vào đó, có sự xuất hiện dày đặc những chiếc áo linga trong đó đáng chú ý là chiếc áo linga bằng đồng cao tới 52 cm, đường kính 25 cm và ba chiếc áo linga bằng đất nung khác lần đầu tiên được tìm thấy trong các di tích thời sơ sử ở Việt Nam. Những chiếc áo linga này đều có nắp, bên trong chứa các linga nhỏ hơn bằng vàng, bạc, đồng và sắt. Sự phong phú của loại hình linga, yoni ở đây phần nào thể hiện sự giao lưu văn hóa của vùng đất này với văn hóa Chămpa, tuy nhiên chúng vẫn mang những nét riêng bản địa thể hiện qua những nét chạm khắc, chất liệu, loại hình linga, yoni rất hiếm hoi có thể tìm thấy ở nơi khác trên thế giới.
Tượng nữ thần Uma chiến thắng quỷ trâu Mahisa.
Các loại linga và linga-yoni bằng đồng, vàng, bạc, đá thạch anh rất nhỏ tại Thánh địa Cát Tiên.
Những lá vàng hình hoa sen trong số hàng trăm lá vàng chạm khắc đủ mọi biểu tượng .
Một mộ vò gốm tìm thấy tại Cát Tiên.
Một số loại gạch nung xây tháp và lát đường với nhiều kích cỡ.
Thánh địa Cát Tiên nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta trên một chặng có chiều dài khoảng 15 km trung lưu sông Đồng Nai. Những ngọn núi thấp của Trường Sơn Nam chạy theo hình cánh cung dọc theo hai bên bờ sông và bao bọc các bãi bồi ven sông, xen kẽ với các gò đất đất rải rác trên toàn khu vực, tạo cho vùng này một cảnh quan hùng vĩ nhưng lại là một không gian tương đối khép kín so với khung cảnh thiên nhiên toàn vùng Đông Nam Bộ. Trên toàn khu vực đều hiện diện các kiến trúc cổ hoặc dấu hiệu của các kiến trúc. Đây được coi như một không gian kiến trúc mở và dòng chảy sông Đồng Nai trở thành chiếc cầu nối không gian mở này rộng hơn không gian vốn có của nó, tạo không gian cho các mối quan hệ văn hóa và thương mại với thế giới bên ngoài.
4. Cảnh Quan
Thánh địa Cát Tiên được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia từ năm 1997. Từ đó đến nay, tỉnh Lâm Đồng, Bộ Văn hóa - Thông tin và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng để tiến hành các cuộc khai quật khảo cổ, làm mái che và hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên, theo lời ông Huỳnh Văn Đẩu, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cát Tiên bộc bạch, vườn quốc gia Cát Tiên nói chung và khu Thánh địa Cát Tiên nói riêng vẫn đang ngủ yên chờ được đánh thức để nơi đây trở thành một khu du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tâm linh. Ông cũng bày tỏ bức xúc: "Di chỉ khảo cổ học Cát Tiên là tài sản hết sức quý giá về văn hóa, không chỉ của riêng Lâm Đồng. Thế nhưng, sau 8 lần tiến hành khai quật vẫn chưa có kết luận chính thức nào thuyết phục. Việc phục chế tái tạo toàn bộ hệ thống di tích, thánh địa, giữ gìn và bảo tồn những hiện vật đã phát hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức".
5. Di tích lịch sử văn hóa
Cùng nhận định như trên, tiến sĩ khảo cổ học Bùi Chí Hoàng cũng bức xúc: "Tầm vóc và giá trị khoa học của khu di tích Cát Tiên và thời gian đầu tư nghiên cứu nó là chưa tương thích“. Những gì khai quật được mới là một phần rất nhỏ trong quần thể di tích này. Giá trị văn hóa và những bí ẩn đầy sức hấp dẫn của vùng đất thiêng này, theo giáo sư Trần Quốc Vượng, không kém gì khu thánh địa Mỹ Sơn. Bằng cách nào để đọc được những thông điệp của người xưa để lại, để bảo tồn và phát huy tốt những giá trị to lớn khu di sản này, đó là điều được nhiều người quan tâm. Thời điểm khai quật lần thứ 8 năm 2006, giới khảo cổ lại tỏ ra thận trọng khi phát ngôn với báo giới về kết quả nghiên cứu cũng như hướng nghiên cứu, khảo sát thánh địa tương lai. Đồng thời họ cũng cho rằng do công tác bảo quản di vật hiện còn nhiều khó khăn, không nên tiếp tục khai quật.
Trong một động thái nhằm thực hiện cuộc tổng quảng bá đầu tiên về giá trị bí ẩn của quần thể di tích khảo cổ học nổi tiếng này, tỉnh Lâm Đồng đã cho phép Bảo tàng Lâm Đồng đưa hiện vật khảo cổ của Thánh địa Cát Tiên ra khỏi tỉnh, trưng bày tại Hà Nội. Cuộc quảng bá mang tên "Cổ vật Cát Tiên-dấu ấn của một di tích huyền thoại" được triển lãm trong vòng 8 tháng từ ngày 28 tháng 8 năm 2007 đến hết tháng 4 năm 2008 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Những giá trị lịch sử - văn hoá phong phú, tiềm năng du lịch hấp dẫn đã đưa di tích khảo cổ Cát Tiên lan toả, khẳng định đây là 1 DSVH vô giá trên nước ta.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trường THCS An Nhơn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)