Bài 22. Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Chia sẻ bởi Nguyễn Bảo Thịnh | Ngày 02/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP

MÔN NGỮ VĂN
LỚP 8A10
Tiết 92 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN NÓI THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH VĂN HÓA - LỊCH SỬ, THẮNG CẢNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Hãy kể tên một số danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử văn hóa ở địa phương mà em biết.
ĐÌNH BÌNH THỦY
MỘ THỦ KHOA BÙI HỮU NGHĨA
CẦU CẦN THƠ
KHU DU LỊCH MỸ KHÁNH
VƯỜN CÒ BẰNG LĂNG – THỐT NỐT
CHỢ NỔI CÁI RĂNG
CÔNG VIÊN BẾN NINH KIỀU
Các di tích văn hóa - lịch sử, thắng cảnh ở địa phương:
Thông tin từ Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ, Sở vừa công bố quyết định danh mục 22 di tích cấp Quốc gia và TP trên địa bàn tính cho đến tháng 5/2011.
10 di tích cấp quốc gia bao gồm: 
Di tích kiến trúc - nghệ thuật: Đình Bình Thủy (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy); Chùa Long Quang (phường Long Hòa, quận Bình Thủy); Chùa Ông (phường Tân An, quận Ninh Kiều); Nhà thờ họ Dương (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy). 

- Di tích lịch sử - văn hóa: Cơ quan đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng 1929-1930 (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy); Chùa Nam Nhã (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy); Mộ nhà thơ Phan Văn Trị (xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền); Chùa Hội Linh (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy); Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy); Khám lớn Cần Thơ (phường Tân An, quận Ninh Kiều).
12 di tích bao gồm:

Đền thờ Đức y Thái tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (phường An Hòa, quận Ninh Kiều); Chi bộ Cờ Đỏ (thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ); Chiến thắng ông Hào (xã Trường Long, huyện Phong Điền); Đình Thới An (phường Thới An, quận Ô Môn); Căn cứ Ban chỉ huy Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968 (hay còn gọi là căn cứ Vườn Mận, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy);

Chùa Pôthi Somrôn (phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn); Địa điểm chiến thắng của đội cảm tử- quốc gia tự vệ Cần Thơ năm 1945 (hay còn lại là trận Lê Bình, phường Lê Bình, quận Cái Răng); Đình Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt); Linh sơn Cổ Miếu (phường Thới Long, quận Ô Môn); Đình Thường Thạnh (phường Thường Thạnh, quận Cái Răng); Hiệp Thiên Cung (phường Lê Bình, quận Cái Răng); Địa điểm chiến thắng ông Đưa năm 1960 (xã Định Môn, huyện Thới Lai).

CHUẨN BỊ Ở NHÀ
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Đề: Em hãy thuyết minh về Bến Ninh Kiều.
Nêu các bước thực hiện một đề văn.
* Các bước thực hiện một đề văn:
Tìm hiểu đề, tìm ý.
Lập dàn bài.
Viết bài.
Đọc lại và sửa chữa.
Tiết 92 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN NÓI THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH VĂN HÓA – LỊCH SỬ, THẮNG CẢNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
CHUẨN BỊ Ở NHÀ
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Đề: Em hãy thuyết minh về Bến Ninh Kiều.
Em hãy nêu dàn bài chung của bài văn thuyết minh về danh lam - thắng cảnh
Tiết 92 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN NÓI THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH VĂN HÓA – LỊCH SỬ, THẮNG CẢNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
a) Mở bài: Giới thiệu được danh lam thắng cảnh định thuyết minh.
b) Thân bài: Lần lượt trình bày theo các yêu cầu sau:
- Vị trí, diện tích.
- Lịch sử hình thành, phát triển.
- Cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo.
- Ý nghĩa lịch sử, văn hóa.
- Giá trị: du lịch, kinh tế.
c) Kết bài: Cảm nhận chung của bản thân về danh lam thắng cảnh đó.
Dàn bài : Thuyết minh về một danh lam – thắng cảnh
Tiết 92 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN NÓI THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH VĂN HÓA – LỊCH SỬ, THẮNG CẢNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BẾN NINH KIỀU XƯA VÀ NAY
Bến Hàng Dương
CHUẨN BỊ Ở NHÀ
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Đề: Em hãy thuyết minh về Bến Ninh Kiều.
Dựa vào dàn bài chung và sự chuẩn bị trước ở nhà, đại diện từng nhóm hãy trình bày dàn ý của đề văn trên.
Tiết 92 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
LUYỆN NÓI THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH VĂN HÓA – LỊCH SỬ, THẮNG CẢNH Ở ĐỊA PHƯƠNG
Mở bài: Giới thiệu về Bến Ninh Kiều.
Thân bài:
Vị trí địa lí: nằm trên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, thuộc đường Lê Lợi hiện nay là đường Hai Bà Trưng (thuộc phường Tân An – quận Ninh Kiều gần trung tâm thành phố Cần Thơ).
Diện tích: Chiều ngang của công viên là 30m, có bờ kè bê tông dài 260m, nâng diện tích công viên là 7665 m2.
Nguồn gốc tên gọi và lịch sử hình thành:
+ Bến Thương Mại (Bến Hàng Dương), Bến Lê Lợi, Bến Ninh Kiều.
+ Từng là nơi thương mại - dịch vụ nhộn nhịp nhất trong vùng.
+ Là nơi chứng kiến nhân dân đón tù chính trị từ Côn Đảo trở về.
+ Hiện nay là nơi vui chơi, giải trí nổi tiếng của Cần Thơ.
Cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo.
- Giá trị: vật chất và tinh thần.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về Bến Ninh Kiều.
Đề: Em hãy thuyết minh về Bến Ninh Kiều.
Công viên Bến Ninh Kiều
* Vị trí
Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách thường tìm đến nhất, năm trên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm Thành phố Cần Thơ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền ghe xuôi ngược chở đầy những sản vật của vùng Đồng bằng sông nước Cửu Long. Gần bến Ninh Kiều có Chợ Cổ Cần Thơ (hay còn gọi là “Chợ Lục Tỉnh”) trên một trăm tuổi, là trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ.
Ninh Kiều hướng ra nơi hợp lưu giữa dòng Cần Thơ và sông Hậu. Còn Ninh Kiều hôm nay đã trở thành một công viên to đẹp, một thắng cảnh, địa danh du lịch nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch thập phương và còn là một thương hiệu của vùng đất Tây Đô. Về đây, thiên cảnh và nhân cảnh cùng hài hoà, man mác. Dòng sông, bến sông đã cùng con người nơi đây bao đời nay tạo dựng Cần Thơ.
Nguồn gốc tên gọi và lịch sử hình thành

Ngược dòng thời gian, bến Ninh Kiều xưa được khai sinh là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ. Bến Ninh Kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông này – Bến Hàng Dương. Việc giao thương mỗi ngày thêm phồn thịnh, do đó bến Hàng Dương cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần dần trở thành thắng cảnh du lịch của đất Tây Đô.
Phải chăng cái tên Cần Thơ cũng xuất phát từ bến sông này? Bởi theo lời dân gian truyền tụng, trước kia tại bến Ninh Kiều, vào những đêm trăng sáng, thuyền bè tấp nập qua lại tên sông, khách tài tử, giai nhân đất Tây Đô thường cùng nhau lĩnh xướng thi ca. Do vậy, bến còn có tên là “Cầm Thi”, và chính tên gọi “Cầm Thi” này đã được gọi trại ra thành tên của đất “Cần Thơ” bây giờ.
Con đường Hai Bà Trưng hiện nay trước đây là đường Lê Lợi, chạy dọc bờ sông Hậu cây cối sầm uất (thời Pháp cai trị đặt tên là "Le quai de Commerce" - tạm dịch là Cảng Thương Mại, người dân gọi là bến Hàng Dương hay là bến Lê Lợi - 1954). Năm 1958, bến sông này và công viên nằm cạnh đường Lê Lợi được chính thức đặt tên là bến Ninh Kiều.
Ban ngày, bến Ninh Kiều trầm mặt bên dòng Hậu Giang mặc cho những ồn ào huyên náo của một thành phố trẻ, năng động. Gió từ dòng sông Hậu mát rười rượi làm hàng dương uốn lượn, lòng người như được trút hết căng thẳng lo âu.
Đêm xuống, bến Ninh Kiều như khoác lên mình chiếc áo mới. Người người lại qua, những cô gái thẹn thùng bên người yêu làm nên một bức tranh sinh động hài hòa.


Thời gian đắp đổi khôn lường, dòng sông cứ mãi miết trôi ra biển cả, còn bến Ninh Kiều đã trở thành niềm tự hào của người dân đất Cần Thơ nơi đây. Bởi Ninh Kiều là hình ảnh sinh động, là sự khởi nguồn của những vần thơ, để rồi không chỉ những thương nhân muôn ngã tìm về, mà cả khách văn chương cũng bao lần bịn rịn, lưu luyến bến Ninh kiều:
“Cần Thơ gạo trắng, nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về”

Ban ngày, bến Ninh Kiều trầm mặt bên dòng Hậu Giang mặc cho những ồn ào huyên náo của một thành phố trẻ, năng động. Gió từ dòng sông Hậu mát rười rượi làm hàng dương uốn lượn, lòng người như được trút hết căng thẳng lo âu.
Đêm xuống, bến Ninh Kiều như khoác lên mình chiếc áo mới. Người người lại qua, những cô gái thẹn thùng bên người yêu làm nên một bức tranh sinh động hài hòa.


Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm sẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào. Ngược lại nếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá rực rỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la, không khí trong lành nhờ cơn gió từ dòng Hậu Giang đưa ta vào cõi tiên, thần Mặt Trăng và thần Mặt Trời. Đây là một trong những cổ tự nổi tiếng của Tiền Giang, đồng thời cũng là một di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.
Mặc dù là một thành phố còn quá trẻ nhưng Cần Thơ hôm nay đã và đang không ngừng vươn lên thu hút ngày càng nhiều khách phương xa tìm đến.Với những đầu tư không ngừng vào Du Lịch
Mới đây, ngày 30/04/2009,UBND TP Cần Thơ tổ chức lễ khởi công trùng tu, nâng cấp tượng Bác Hồ (xây cách đây đã 33 năm) tại bến Ninh Kiều.Tượng Bác bằng đồng, cao 7.2 m, chân đế cao 3.6 m, trọng lượng tượng hơn 12 tấn với tổng mức đầu tư hơn 13 tỷ đồng.
Bến Ninh Kiều là một địa danh nổi tiếng và còn là trái tim của Thành phố Cần Thơ với không khí mát dịu, mang nhiều hơi ấm, rất đặc trưng của vùng Đồng bằng sông nước Cần Thơ. Đây là một địa điểm mà du khách hay tìm đến dạo chơi và ngắm cảnh, rất được ưa chộng và yêu thích của người dân nơi đây.












B?n Ninh Ki?u r?t nh?n nh?p v� t?p n?p thuy?n b� neo d?u b�n b? sơng. D�y l� noi xu?t ph�t c?a c�c chuy?n di choi tr�n ghe tham Ch? n?i C�i Rang, Phong Di?n v� c�c vu?n tr�i c�y. D�y cung l� noi kh?i h�nh qua khu du l?ch Ph� Sa tr�n sơng H?u. C�c kh�ch s?n, nh� h�ng l?n v� sang tr?ng cung t?p trung noi d�y.

Đến bến Ninh Kiều, du khách còn có thể tham quan các nhà hàng Thuỷ tạ, chợ nổi trên sông, vừa thưởng thức những món ăn đặc sản, vừa ngắm dòng sông Hậu hiền hoà thơ mộng.
Naèm beân doøng soâng thô thaâm traàm, beán Ninh Kieàu bao ñôøi nay ñaõ gaén lieàn vôùi con ngöôøi mieàn soâng nöôùc Caàn Thô. Töøng ngaøy chung aùnh ban mai, chung caû nhöõng noãi buồn
vui hay vaát vaû lo toan trong cuoäc soáng ñôøi thöôøng nhöõng lôøi
ca veà con ngöôøi, veà moät vuøng soâng nöôùc miền Taây vaãn caát
leân töø beán Ninh Kieàu:
“…Ô…Caàn Thô, Caàn Thô gaïo traéng, nöôùc trong
Ñi ñaâu cuõng nhôù,…ñi ñaâu cuõng nhôù, cuõng mong quay veà……!!!”






CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
* Lần đầu tiên (năm 1844)
Vào năm Giáp Thìn (1844), do nạn bão và lũ lụt hoành hành dữ dội ở làng Long Tuyền, làm nhà cửa ruộng vườn tiêu tan, nhân dân đói rét. Sau trận thiên tai đó, nhân dân trở về làng làm ăn càng lúc càng đông và lập ngôi đình bằng tre gỗ, lợp lá tại vòm rạch Bình Thủy, để cầu nguyện thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà để giúp bà con luôn được an lành
* Lần thứ hai (năm 1853)
Thời vua Tự Đức năm thứ 5 (1852) quan Khâm sai đại thần là Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú trên một chiếc hải thuyền, khi thuyền gần đến Cồn Linh nơi đầu vàm rạch Bình Thủy thì gặp một trận cuồng phong lớn, làm mọi người trong thuyền đều hoảng sợ. Khi đó quan đại thần bèn ra lệnh cho thuyền nấp ngay vào vàm rạch Bình Thủy và được an toàn vô sự. Qua sự kiện này, quan bèn mở tiệc vui chơi ba ngày cùng dân làng. Nhân sự kiện này ông đổi lại tên cồn này là Bình Thủy. Khi trở về triều, quan đại thần tâu cùng vua Tự Đức xin ban sắc phong thần cho làng Bình Thủy. Sau đó, vua hạ chỉ phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29 tháng 11 năm 1852 (năm Nhâm Tý).
Sau khi có sắc phong của nhà vua, dân địa phương đã cùng nhau cất lại đình lần thứ hai (1853).
* Lần thứ ba (năm 1909)
Lần này, Đình Bình Thủy được xây lại mới hoàn toàn.
Nguyên vào năm 1904, quan tri phủ Nguyễn Đức Nhuận thấy đình sắp sập, đề nghị cất lại đình ở ngã tư trên sở đất của làng rộng 2,9 ha, ông La Xuân Thanh, nghiệp chủ giúp đỡ tiền và chỉ huy xây dựng. Chẳng may quan tri phủ qua đời, công việc bị đình trệ. Năm 1909 ông cả Nguyễn Doãn Cung cùng ông thông gia điền chủ đồng tán thành ý kiến xây dựng lại ngôi đình lần thứ ba cũng tại chỗ cũ (vàm Bình Thủy) với số tiền chung là 5.823 đồng Đông Dương. Công việc xây dựng được khởi công từ ngày 12 tháng 7 năm 1909 đến 1910 thì hoàn thành. Công việc xây dựng được tiến hành tốt đẹp với sự thiết kế của ông Huỳnh Trung Trinh.
* Kiến trúc đình
Đình Bình Thủy nay đình nằm trên khoảnh đất rộng hơn 4000 m². Cách kiến trúc ngôi đình này khác rất nhiều so với kiến trúc ở miền Bắc. Đình được cất trên một nền cao ráo và có chiều sâu, nhà trước và nhà sau đều là hình vuông nên chiều nào cũng có 6 hàng cột, các chân cột đều choãi ra làm cho đình càng thêm vững chắc.
Về trang trí ngoại thất, nhìn trên nóc đình, ta thấy nhà trước hai mái chồng lên nhau, nhà chánh điện sau ba mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc "thượng lầu hạ hiên". Trên nóc đình có gắn tượng hình người, hình kỳ lân, hình cá hóa rồng. Nhìn sang bên trái nóc đình có mảng trang trí bằng xi măng giữa là quyển thư (tựa như cuốn thư đình được bày trí ở các đình miền Bắc) bên cạnh đó là giỏ lam đào và bình hoa, ở bìa mái ngói dưới cùng có ốp lá xoài màu xanh đen và ống ngói cũng được bịt lại bằng sành tráng men xanh. Mặt trước nhà là các cột xi măng trang trí các hình hoa lá đắp nổi thật tinh tế.
Trong đình, các bàn thờ được bố trí như sau: Tại tòa tiền đường có bàn thờ Nghi Hạ, Nghi Trung đặt ở gian giữa. Nơi nhà vuông nhỏ đặt bàn thờ Nghi Thượng dùng làm lễ chính của các ngày lễ hội.
Ở tòa chính điện: chính giữa nhà là bàn thờ chính, bên trái sát vách phía ngoài là bàn thờ Hương chức Tiên Giác, phía trong là bàn thờ Hậu tiền. Đối diện ở sát vách bên phải là bàn thờ chức sắc Tiên Giác và bàn thờ Tiền Hiền. Sát vách trong cùng ở gian giữa có bàn thờ Hậu thần, hai bên là hai bàn thờ Hữu Bang và Tả Bang. Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước.
Đình Bình thủy là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật. Tuy được xây dựng vào đầu thế kỷ XX nhưng kiến trúc của đình còn giữ được nhiều yếu tố kiến trúc truyền thống của dân tộc. Đình còn giữ được những mảng chạm, những họa tiết trang trí gần gũi với nghệ thuật dân tộc. Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở nơi đây hết sức tinh tế và sinh động. Tiềm ẩn dưới mái đình này không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam Bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và Miền Tây Nam Bộ nói chung.
Cùng với những sinh hoạt văn hóa khác, đình Bình Thủy đã tạo nên một bản sắc riêng của ngôi đình làng ở một vùng đất mới khai phá năm xưa. Nay đình Bình Thủy vẫn được giữ gìn, trùng tu và bảo vệ tốt.
* Hội đình Bình Thủy
Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức các ngày lễ Thượng điền, Hạ điền rất đông vui. Lễ hội có không khí náo nhiệt vui tươi của hội làng, với các trò chơi dân gian như thả vịt, kéo co, hát bội, hát tiều, nữ công gia chánh v.v. được duy trì phong phú từ xưa cho đến nay. Đây là một lễ hội văn hóa thu hút hàng nghìn dân chúng khắp nơi tham gia, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước (cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang). Hội đình Bình Thủy là một trong ba hội đình lớn nhất miền Tây.
Đáo lệ đình có hai lễ hội Kỳ Yên rất lớn: Lễ Thượng Điền là lễ hộ lớn nhất trong năm diễn ra vào các ngày: 12, 13, 14 - 4 âm lịch. Trong các ngày lễ, dân làng tề tựu, tham dự đông đảo, có những dân làng đi làm ăn xa, nhớ ngày cũng hội về dự lễ, có cờ hoa rực rỡ, đèn đuốc sáng choang, khói nhang ngút ngàn. Những tuồng hát cổ mang tính truyền thống dân tộc, đặc sắc được trình diễn liên tục cho đến khi chấm dứt lễ hội. Còn lễ “Hạ Điền chỉ tổ chức một ngày nhằm ngày 14 tháng Chạp hàng năm vẫn theo nghi lễ: Chánh tế, thay khăn sắc thần, cúng thần, hát tuồng...
Thảo luận nhóm 7’
Em hãy viết đoạn văn giới thiệu đình Bình Thủy
Nhóm 1: Thuyết minh vị trí địa lí, diện tích.
Nhóm 2: Thuyết minh nguồn gốc tên gọi của đình.
Nhóm 3: Thuyết minh lịch sử hình thành, phát triển.
+ Lần đầu tiên (năm 1844).
+ Lần thứ hai (năm 1853).
+ Lần thứ ba (năm 1909).
Nhóm 4: Thuyết minh cảnh quan thiên nhiên và kiểu kiến trúc của đình.
Nhóm 5: Thuyết minh các lễ hội của đình Bình Thủy.
+ Lễ Thượng điền.
+ Lễ Hạ điền.
Nhóm 6: Thuyết minh giá trị: vật chất và tinh thần.
* Đoạn văn mẫu:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bảo Thịnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)