Bài 22. Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Chia sẻ bởi Nguyên Thị Việt Hồng | Ngày 02/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Kính chào thầy cô và các bạn đã đến dự buổi thuyết minh của nhóm số 3


Nhóm số 3
Chủ đề: Thuyết minh về Di tích lịch sử Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.
Tương truyền, Bà Chúa Kho là người có nhan sắc tuyệt trần, có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Đàng Ngoài, giúp nhân dân khai khẩn đất đai nông nghiệp vùng Hoan Châu Nghệ an Thời Lý-Trần, từ năm 1030 Vào đầu thời kỳ này (đầu thời nhà Lý), đất Hà Tĩnh (phía Bắc đèo Ngang) vẫn là vùng đất biên cương của Đại Việt với Chiêm Thành..
Sau này bà trở thành một vị hoàng hậu (tương truyền vào thời Lý), giúp nhà Vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà đã bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077).
Sơ đồ Đền Bà Chúa Kho

Cổng Tam Quan

Tiền tế
Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các "lẫm thóc, lẫm tiền" của Nhà nước. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là "Chủ khố linh từ" (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cô Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cô Mễ có từ lâu đời. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu.
Đình Cô Mễ kiểu chữ nhất với năm gian, hai vì. Các mảng chạm khắc gỗ thể hiện theo các đề tài long vân khánh hội, ngũ hổ tranh châu với nghệ thuật điêu luyện. Đình thờ Trương Hống, Trương Hát là những anh hùng có công giúp Triệu Quang Phục (549-570) chống giặc Lương.
Đền Cô Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

Tượng Trương Hống, Trương Hát, Triệu Quang Phục
Ngôi đền và cách bài trí cùng hệ thống tượng cũng không còn, trong đó có sự hội nhập tín ngưỡng thờ Mẫu một cách sâu sắc, đến mức lấn lướt cả nội dung của ngôi đền thờ nữ thần là Bà Chúa Kho. Ban thờ được bố trí theo tín ngưỡng Tứ phủ. Ba vị Tam toà thánh Mẫu ngự ở vị trí chính, chung quanh là các ban Chầu Bà, ban Đức ông. Tầng dưới, phía ngoài dành cho ban Công đồng Tứ phủ, có hai vị ông hoàng: hoàng Bơ, hoàng Bảy cũng được đặt ở vị trí thờ riêng. Dưới cùng là Bát bộ sơn trang.
 
Tuy vậy, ở tầng cao trong cùng, ngay sau ban thờ Tam toà Thánh Mẫu vẫn là pho tượng Bà Chúa Kho đúc bằng đồng với tôn hiệu Linh Từ Quốc Mẫu. Ngoài lòng sùng bái, khách hành hương về lễ đền còn có mục đích được cầu tài, phát lộc bằng cách vay tiền, xin lộc Bà. Chính tập tục này là điểm độc đáo cuốn hút khách thập phương về với bản đền. Tiền vay của Bà thường là tiền thực, độ vài đồng tiền Việt, nhưng cũng có khi là tiền thánh (tiền âm phủ). Nếu khách xin vay vàng (tượng trưng).
 

Tượng Bà Chúa Kho

Phong tục vay vốn trả lãi
Bắt đầu từ năm 1989, đền Bà Chúa Kho được Nhà nước xếp hạng và được nhân dân địa phương trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô rất lớn. Hiện đền Bà Chúa Kho gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc như: Cổng Tam môn, Tiền tế, cung Đệ tam, cung Đệ nhị, cung Thượng (cung Bà Chúa), tòa Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu, ban thờ “Cửu trùng thiên” và một số công trình phụ trợ khác. Phần lớn các hạng mục công trình được khôi phục, tôn tạo mang dáng vẻ truyền thống và làm tôn vinh giá trị của di
Đền Bà Chúa Kho là một trong những di tích cổ kính thâm nghiêm gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử và văn hiến của quê hương Kinh Bắc- Bắc Ninh. Theo bề dày lịch sử, tín ngưỡng đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ đã có nhiều lớp văn hóa tín ngưỡng của nhiều thời đại. Song điều quan trọng hơn cả là từ lâu đời ngôi đền cổ này đã đi vào tâm linh tín ngưỡng dân gian vô cùng linh thiêng “sở cầu đắc cầu, sở nguyện đắc nguyện” và những năm gần đây là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của nhân dân cả nước. Hàng năm, có tới hàng ngàn lượt khách của khắp các tỉnh thành trong nước hành hương tìm về đền Bà Chúa Kho để cầu phúc, cầu tài, cầu lộc, cầu con, cầu của, cầu bình an và sống hướng thiện.tích.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã nghe bài thuyết minh của chúng tôi

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyên Thị Việt Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)