Bài 22. Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Hùng | Ngày 02/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN
I.DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Quần đảo và vườn quốc gia Cát Bà
Quần đảo và vườn quốc gia Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Nơi đây đã chính thức được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới  năm 2004.
Từ đất liền hay Đồ Sơn, bạn có thể đi bằng tàu hay bằng đường cao tốc đến thăm đảo và vườn quốc gia Cát bà, Quần đảo Cát Bà, nằm kề bên Vịnh Hạ Long với hàng trăm núi đảo lớn nhỏ nổi nên giữa biển cả mênh mông.
ĐẢO CÁT BÀ
Đảo lớn Cát Bà có vườn quốc gia với những vạt rừng nguyên sinh nhiệt đới tồn trữ nhiều loại cây rừng và thú hiếm; những núi đá vôi ẩn chứa nhiều hang động kỳ thú; những bãi tắm thiên tạo, nước biển trong xanh bên những vụng nước biển tĩnh lặng nằm trong các đảo đá; những con suối tuôn chảy trên các triền núi, Cát Bà là nơi hội tụ giữa rừng với biển. Biển và rừng hoà quyện vào nhau tạo nên phong cảnh có một không hai.
Trên đảo chính có thảm rừng nhiệt đới xanh tươi quanh năm. Đây là một khu rừng nguyên sinh và là một trong những khu vườn quốc gia lớn nhất đất nước. Diện tích quy hoạch bảo vệ là 15.200 ha, gồm 9.800 ha và 4.200 ha biển. Rừng Cát Bà được công nhận là vườn quốc gia từ ngày 23.05.1983.
Hệ động vật có tới 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư. Những loài thú hiếm là voọc đầu trắng sống ở vách núi đá cheo leo; khỉ lông vàng, sơn dương và nhiều loài chim đẹp như cao cát, bói cá, hút mật, đầu rìu.

Ở Cát Bà cũng có chim yến và rùa biển được chăm sóc bảo tồn. Hệ thực vật trong bảng tạm kê có 495 chi, 149 họ, trong đó có 250 loài cây thuốc. Nhiều cây cần bảo tồn như chò chỉ, trai lý, lát hoa, kim giao và cọ Bắc Sơn.
ĐẢO KHỈ
CÁT BÀ
VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ
Cơ sở hạ tầng cũng khá phát triển với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, chùa chiền và đặc biệt là toàn bộ khu vực đảo đã được thành phố Hải Phòng triển khai các trạm thu phát wifi.
Cát Bà không chỉ sở hữu một vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà nơi đây còn sở hữu Vịnh Lan Hạ tuyệt đẹp cùng một số điểm đến hẻo lánh khác của Vịnh Hạ Long. Có rất nhiều điều thú vị để bạn có thể làm ở đây, nhưng thú vị nhất là thưởng thức các món ăn thơm ngon và chèo thuyền kayak và khám phá các hang động.

I.DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2)Bãi biển Đồ Sơn
Đồ Sơn được ví như một con rồng trườn mình ra biển Đông với núi, đồi và biển đan xen. Khúc thân rồng uốn lượn tạo nên sự quanh co khi vào rừng, lúc nhô ra biển càng tăng thêm sự hấp dẫn. Ở mỗi khúc quanh, một bãi biển được hình thành.
Bãi biển đồ Sơn chia làm 3 khu mỗi khu đều có bãi tắm và đồi núi, rừng cây yên tĩnh. Khu 1 chạy dài với bãi tắm và dịch vụ ven biển. Khu 2 có toà biệt thự từng là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn.
BIỆT THỰ BẢO ĐẠI Ở ĐỒ SƠN
Khu 3 có công trình kiến trúc nhỏ dáng dấp như ngôi chùa nên từ lâu có tên gọi là Pagodon. Một con đường trải nhựa phẳng lỳ chạy men theo bờ biển nối liền các khu một, hai và ba. Đặc biệt cuối bán đảo là đồi đất cao trên đó có Toà nhà Vạn Hoa đuợc xây dựng theo kiến trúc gô tích rất đẹp.
TÒA NHÀ VẠN HOA
I.DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3. Đảo Bạch Long Vỹ
Bạch Long Vĩ là một đảo đồng thời là một huyện thuộc thành phố Hải Phòng. Đây là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, cách hòn Dấu 110 km.
Đảo nằm trên một trong tám ngư­ trường lớn của vịnh, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng biển của Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ cũng như trong phân định vịnh Bắc Bộ.
Khi đến đây việc ngắm bình minh từ trên ngọn hải đăng là một trải nghiệm tuyệt vời. Du khách sẽ cảm nhận được sự giao hòa của biển trời, biển như ôm ấp cả một bầu trời bao la còn trời thì như muốn được nhẹ nhàng sa vào long biển. Đứng trên ngọn hải đăng du khách có thể nhìn bao quát toàn bộ đảo Bạch Long Vĩ.
I.DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
4) Vịnh Hạ Lan
Vịnh ở phía Đông đảo Cát Bà, trông ra cửa Vạn, liền kề vịnh Hạ Long. Vịnh rộng trên 7000ha, trong đó có 5400ha là khu vực quản lý của Vườn Quốc gia Cát Bà.
Cảnh trí ở đây đẹp không kém gì vịnh Hạ Long, không những thế còn có những nét riêng độc đáo. Vịnh Lan Hạ có mật độ núi đá vôi khá dầy và còn rất hoang sơ, chia cắt mặt biển thành những áng, vịnh nhỏ.
Đặc sản ở đây là vẹm xanh, tu hài, cá giò, cua, ghẹ… Nhiều nhà bè nuôi cá trên vịnh vừa là nơi thăm quan vừa là nơi cung cấp cá, tôm tươi sống.

II.DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1. Bến nghiêng, bến tàu không số K15
Bến Nghiêng toạ lạc giữa phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, sau lưng là ngọn núi thuộc dải Cửu Long, phía trước là bãi tắm khu 2 trông ra cửa biển “Ba Lộ”, nơi thế kỷ 11 vua Lý Thánh Tông từng ngự du thị sát để bảo vệ bờ cõi, rồi cho xây dựng tháp Tường Long, thuộc địa bàn phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Hiện nay, Bến Nghiêng là bến tàu du lịch đưa du khách từ đất liền ra thăm Hòn Dấu, Cát Bà, Vịnh Hạ Long. Hằng ngày, nhất là vào dịp khai hội đảo Dấu và mùa du lịch, hàng nghìn lượt người đến thăm và xuống tàu ra đảo Dấu và đến các vùng lân cận. Đây là dịp để mỗi người dân thành phố, khách du lịch trong và ngoài nước hiểu hơn địa danh lịch sử này, góp phần tuyên truyền, gìn giữ di tích bến Nghiêng.
BẾN NGHIÊNG-ĐỒ SƠN
Nhưng những vật chứng sống còn lại của bến tầu không số chỉ là trên dưới 20 chiếc cọc bê tông cốt thép nằm dưới biển đang ngày ngày bị bung vỡ bê tông, cốt thép, bên trong thì gỉ hoen, gỉ quẹn. Chẳng những vậy, chỉ khi thủy triều rút người ta mới nhìn thấy những chiếc cọc này, còn khi thủy triều dâng thì những chiếc cọc bị chìm trong nước biển.
BẾN TÀU KHÔNG SỐ K15
II.DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.NÚI VOI
Núi Voi – Xuân Sơn là một quần thể núi đá, núi đất khá cao, xen kẽ lẫn nhau, nhấp nhô, uốn khúc qua địa phận của 3 xã Trường Thành, An Tiến và An Thắng của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Núi Voi có nhiều hang động đẹp: hang Họng Voi, hang Chiêng, hang Cá Chép, hang Bể… Phía nam núi Voi có động Nam Tào, phía bắc có động Bắc Đẩu. Trong hang động có nhiều nhũ đá, măng đá với muôn hình kỳ lạ như rồng chầu, hổ phục, đầu voi…


Trên đỉnh núi Voi có một khoảng đất tương đối bằng phẳng gọi là bàn cờ cõi tiên. Không chỉ thú vị với những nét đẹp kì thú của cảnh sắc thiên nhiên, Núi Voi còn khơi dậy trí tò mò những ai thích khám phá bởi nơi đây là cái nôi của những người tiền sử và sơ sử.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử  và các tài liệu khảo cổ thì Núi Voi là một trong những di chỉ khảo cổ học lớn thuộc nền văn hoá Đông Sơn thời các vua Hùng dựng nước, ẩn chứa nhiều dấu ấn lịch sử về thời kỳ đồ đá, đồ đồng…


II.DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.HẢI ĐĂNG HÒN DẤU
Hải đăng Hòn Dấu nằm trên một đảo nhỏ hình quả trứng, diện tích 1 km2, xanh biếc như viên ngọc, hoang sơ quyến rũ, chỉ cách Đồ Sơn khoảng 0,5 hải lý đó là đảo Dấu, nơi có ngọn hải đăng hơn trăm tuổi.
Với gần một trăm ngọn hải đăng khắp dọc dài bờ biển Việt Nam thì hải đăng Hòn Dấu - Đồ Sơn, Hải Phòng là con mắt biển hiếm có được bao bọc bởi cả một khu rừng nguyên sinh với bạt ngàn cây cổ thụ.
Ngay từ những bước chân đầu tiên trên đảo Hòn Dấu, du khách đã bắt gặp những gốc đa, gốc si như những thân hình lực lưỡng trổ ra cơ man nào những chiếc rễ khổng lồ như những con trăn đang trườn vào lòng đất.
II.DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
4.ĐỀN NGHÈ

Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng, là đền thờ Nữ tuớng Lê Chân, người lập ra làng An Biên thuở truớc và đặt nền móng cho việc tạo lập nên thành phố Hải Phòng sau này. Đền nằm trên phố Lê Chân, quận Lê Chân, cách Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng khoảng 600m.
 

Toà bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn An Biên cổ miếu. Hậu cung gồm 3 gian, xây cao hơn nhà bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng mái, làm tăng thêm sự bề thế, uy nghi của công trình.
Nét đặc sắc của kiến trúc đền Nghè là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá. Với các đề tài long ly quy phượng, tùng cúc trúc mai... thể hiện kỹ thuật chạm khắc bong hình, chạm nổi, chạm chìm đạt đến trình dộ tinh xảo. Hiện nay, đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, nghi tiểu sử của nữ tướng Lê Chân.
Hàng năm, đến ngày 8/2 âm lịch, đền kỷ niệm ngày sinh của Nữ tướng. Vào ngày giỗ Bà (25/12 âm lịch) bên cạnh các lễ nghi thường có, nhân dân, nhất là các bà, các chị rủ nhau thành một vài nhóm mua hoa kết thành những mâm hoa nhiều tầng, cao có ngọn, rất nghệ thuật, đẹp mắt để dâng lên bà Lê Chân. Đêm giao thừa mỗi năm, trẻ già, gái trai nô nức đến đền cầu tài cầu lộc và vui vẻ mua một gói muối bọc ngoài giấy đỏ, hồng, hình củ ấu với mong ước một năm mới đầy may mắn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)