Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Sang | Ngày 03/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Chào Mừng Các
Thầy Cô giáo
về dự giờ thăm lớp
Thực hiện : TRẦN THỊ LIÊN - GV Trường THCS Hòa Phú - Tp.Buôn Ma Thuột
CHIẾU DỜI ĐÔ ( Thiên đô chiếu )
Lí Công Uẩn
Tiết 90
Bài 22
A. Mục đích yêu cầu
Giúp HS :
- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập , thống nhất , hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ảnh qua Chiếu dời đô .
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu . Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm . Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận .
KIỂM TRA BÀI CŨ
Đọc thuộc bài dịch thơ " Ngắm trăng " và " Đi đường " của Hồ Chí Minh đồng thời nêu hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ này ?
I. Đọc và hiểu chú thích
1. Giới thiệu về tác giả .
-Lí Công Uẩn ( Lí Thái Tổ ) 974 - 1028 Quê ở Từ Sơn - Bắc Ninh
Là người thông minh nhân ái , có chí lớn , sáng lập vương triều nhà Lí


2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh ra đời :
- Viết năm 1010.
- Khi có ý định dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
b) Thể loại :
Chiếu (còn gọi là chiếu thư, chiếu chỉ): Lời ban bố mệnh lệnh của vua cho thần dân.
"Chiếu dời đô": Viết bằng văn xuôi chữ Hán có xen câu văn biền ngẫu.
Thể hiện tư tưởng lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh của triều đại , của đất nước .
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài Chiếu ?
Dựa vào chú thích sách giáo khoa em hãy cho biết những đặc điểm của thể loại chiếu ?
Chi?u
Tiết 90 Bài 22. CHIẾU DỜI ĐÔ - THIÊN ĐÔ CHIẾU .
Lí Công Uẩn
3. Từ khó .( SGK)
II. Đọc , tìm bố cục
Đọc .
Bố cục :
Phương thức biểu đạt :
III. Phân tích .

Bài văn được chia ra làm mấy phần ? Nêu nội dung của từng phần ?
b) Huống gì ..muôn đời : chọn Đại La làm nơi định đô .
c) Phần còn lại : khẳng định quyết tâm dời đô
Ba phần
a) Từ đầu .. không thể không dời đổi : lý do dời đô .
Theo tác giả thì vì sao lại phải dời đô ? Dời đô nhằm mục đích gì và kết quả ra sao ?
Bài văn được biểu đạt theo phương thức nào ?
Nghị luận
?? 1. Lý do dời đô :
-Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô .
- Các cuộc dời đô đều mang lại kết quả tốt đẹp , vận nước lâu dài , phong tục phô�n thịnh .

Tiết 90 Bài 22. CHIẾU DỜI ĐÔ - THIÊN ĐÔ CHIẾU .
Lí Công Uẩn
Soi sử sách vào thực tế của hai nhà Đinh , Lê thì việc không dời đô của hai triều đại đó sẽ phạm những sai lầm gì ? Hậu quả ra sao ?
- Không theo mệnh trời .
- Không biết học theo cái đúng của người xưa .
- Hậu quả: Triều đại ngắn ngủi , nhân dân đói khổ .
Câu văn " Trẫm rất đau xót về việc đó , không thể không dời đổi " thể hiện điều gì của nhà Vua ?
Như vậy việc đóng đô ở Hoa Lư có thích hợp nữa không ?
?? - Việc đóng đô ở Hoa Lư là không thích hợp nữa , nhất thiết phải dời đô .
2. Chọn Đại La làm nơi định đô .
THẢO LUẬN NHÓM
Câu hỏi : Nhóm 1 và 2
Tìm hiểu những thuận lợi về lịch sử và vị trí địa lý của thành Đại La ?
Câu hỏi : Nhóm 3
Tìm hiểu những thuận lợi về chính trị văn hóa của thành Đại La ?
Câu hỏi : Nhóm 4
Tìm trong đoạn văn những câu được viết theo lối văn biền ngẫu ? nêu tác dụng ?
Đại La có những lợi thế :
-Về lịch sử : kinh đô cũ .
-Vị trí địa lý :
+ Nơi trung tâm trời đất ; có thế rồng cuộn , hổ ngồi .
+ Đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây ; tiện hướng nhìn sông dựa núi .
+ Địa thế rộng mà bằng ; đất đai cao mà thoáng .
Về chính trị văn hóa : là đầu mối giao lưu , là mảnh đất hưng thịnh .
Tiết 90 Bài 22. CHIẾU DỜI ĐÔ - THIÊN ĐÔ CHIẾU .
Lí Công Uẩn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
10
?? Đại La có thuận lợi về nhiều mặt : vị trí địa lí , chính trị , văn hóa . là nơi tốt nhất để định đô
3. Khẳng định quyết tâm dời dô .
Tại sao kết thúc bài chiếu , nhà Vua không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi : " Các khanh nghĩ thế nào ? "
Mong được sự đồng thuận của mọi người
4. Tìm hiểu kết cấu và lập luận của bài văn .
Lý do dời đô
Dời đô là điều đã từng xảy ra trong lịch sử . Các cuộc dời đô đều mang lại kết quả tốt đẹp
Việc đóng đô ở Hoa Lư là không thích hợp nữa .
Chọn Đại La làm nơi định đô
Khẳng định quyết tâm dời đô
Đại La từng là nơi kinh đô .
Đại La có nhiều lợi thế ( vị trí , địa lí , chính trị , văn hóa ) .
Mong được sự đồng thuận của mọi người .
Nhất thiết phải dời đô
Đại La là nơi tốt nhất để định đô
Tiết 90 Bài 22. CHIẾU DỜI ĐÔ - THIÊN ĐÔ CHIẾU .
Lí Công Uẩn
4. Tìm hiểu kết cấu và lập luận của bài văn .
Kết cấu chặt chẽ .
Cách lập luận giàu sức thuyết phục .
IV. Tổng kết - Luyện tập
1. Tổng kết .
Bài chiếu dời đô phản ảnh điều gì của nhân dân Đại Việt ?
a) Nội dung :
- Phản ảnh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập thống nhất .
- Phản ảnh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh .
b) Nghệ thuật :
Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh bởi kết hợp lý và tình , kết cấu chặt chẽ .
Bài chiếu có những nghệ thuật gì đặc sắc ?
Tiết 90 Bài 22. CHIẾU DỜI ĐÔ - THIÊN ĐÔ CHIẾU .
Lí Công Uẩn
2. Luyện tập và Củng cố
Câu 1 : Chiếu dời đô được sáng tác năm nào ?
Năm 958 B. Năm 1010
C. Năm 1789 D. Năm 1858
Câu 2 : Tên nước ta vào thời nhà Lý là gì ?
Đại Cồ Việt B. Vạn Xuân
Đại Việt D. Văn Lang
Câu 3 : Câu văn nào dưới đây phản ảnh rõ nhất khát vọng xây dựng một đất nước bền vững , giàu mạnh của Lí Công Uẩn ?
Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm , mưu toan nghiệp lớn , tính kế muôn đời cho con cháu
Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt.
Cho nên vận nước lâu dài phong tục phồn thịnh,
Cả ba câu trên đều sai .
Câu 4 : Từ nào có thể thay thế từ " mưu toan " trong cụm từ " mưu toan nghiệp lớn " ?
Mưu sinh B. Âm mưu
Mưu hại D. Mưu tính
Em hãy cho biết sắp tới đây vào năm nào và tại đâu ở nước ta sẽ diễn ra những hoạt động mang tính chất Lễ Hội lịch sử lớn nhất từ trước đến nay ?
Năm 2010 , tại Thủ đô Hà Nội
tổ chức Lễ Hội
kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long-Hà Nội
Tiết 90 Bài 22. CHIẾU DỜI ĐÔ - THIÊN ĐÔ CHIẾU .
Lí Công Uẩn
Dặn dò - Hướng dẫn về nhà
1. Đọc lại bài Chiếu dời đô .
2. Tìm hiểu kết cấu và cách lập luận của bài văn nghị luận Chiếu dời đô .
3. Chuẩn bị bài " Hịch Tướng sĩ "
Tiết 90 Bài 22. CHIẾU DỜI ĐÔ - THIÊN ĐÔ CHIẾU .
Lí Công Uẩn
Chào Tạm biệt
Kết thúc tiết học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)