Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dự | Ngày 03/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930)
Tiết học thao giảng môn Ngữ văn
Chào mừng các thầy cô
về dự giờ thăm lớp
KIỂM TRA BÀI CŨ
1.Đọc thuộc lòng bài thơ: “Ngắm trăng” và nêu cảm nhận của em về bài thơ này?
2. Đọc thuộc lòng bài thơ: “Đi đường” và nêu nhận xét của em về hai lớp nghĩa của bài thơ?

Huỳnh Thị Ngọc – THCS Trần Quý Cáp
Lí Công Uẩn
Chùa Một Cột
Công trình nổi tiếng được xây dựng từ thời Lí
Tiết 90: Văn bản: CHIẾU DỜI ĐÔ
(THIÊN ĐÔ CHIẾU - Lí Công Uẩn)
Huỳnh Thị Ngọc – THCS Trần Quý Cáp
I.Tìm hiểu chung:
Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài chiếu?
Tiết 90: CHIẾU DỜI ĐÔ
Tìm hiểu chú thích và cho biết thể chiếu là gì?
2.Chiếu:
1. Tác giả, tác phẩm
- Là thể văn do Vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
-Lí Công Uẩn (974-1028) là người thông minh, nhân ái, có chí lớn sáng lập vương triều Nhà Lí
-Chiếu dời đô: sáng tác năm 1010 năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất.
(Xem chú thích * SGK/50)
Bài chiếu viết theo kiểu văn bản nào mà em đã học?
? Vấn đề đó được lập luận
bằng mấy luận điểm?
? Hãy nêu vấn đề được nghị
luận trong bài chiếu?
Sự cần thiết phải dời đô từ
Hoa Lư ra Đại La.
Ba phần: 3 luận điểm.
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
Tiết 90: CHIẾU DỜI ĐÔ
2. Chiếu:

- Là thể văn do Vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
3. Đọc và tìm hiểu chú thích:
Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của nhà Thương, nhà Chu dẫn ra thế nào? Mục đích gì? Kết quả việc dời đô ra sao?
-Nhà Thương: 5 lần dời đô
-Nhà Chu: 3 lần dời đô
-Mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu
=>Vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Sử sách Trung Quốc
làm tiền đề
Lí Thái Tổ dẫn số liệu cụ thể
Các lần dời đô của hai triều
đại và kết quả đó nói lên điều
gì?

- Các lần dời đô của các triều
đại TQ đều phù hợp với qui
luật khách quan, phù hợp với
nguyện vọng nhân dân
=> Đất nước được phồn thịnh,
lâu dài.
Tiết 90: CHIẾU DỜI ĐÔ
Các triều đại TQ nhiều lần dời đô mà vẫn xây dựng đất nước lâu dài, phồn thịnh.Chứng tỏ trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đem lại kết quả tốt. Vì thế việc dời đô của Lí Công Uẩn không khác thường và không trái với qui luật.
Huỳnh Thị Ngọc – THCS Trần Quý Cáp
2. Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh- Lê.
Tác giả đưa ra lí lẽ nào để chứng minh thực tế hai triều đại Đinh- Lê?
Theo ý riêng, khinh mệnh trời, không theo nguyện vọng nhân dân.
Vậy em có nhận xét gì về hai triều đại
Đinh, Lê? Điều đó dẫn đến hậu quả gì?
Không dời đổi, không phù hợp với quy luật khách quan, không theo nguyện vọng nhân dân.
chứng tỏ thế và lực của hai triều đại không đủ mạnh để ra đồng bằng mà dựa vào rừng núi hiểm trở =>triều đại không bền, trăm họ hao tốn.
Trước tình hình thực tế hai triều đại đó tâm trạng của tác giả bộc lộ qua câu nào? Thể hiện khát vọng gì?
“Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”
Khát vọng xây dựng đất nước phát triển phồn thịnh, lâu dài bằng sự quyết tâm dời đô.
- Không dời đô ->triều đại không bền, trăm họ hao tốn.
Tiết 90: CHIẾU DỜI ĐÔ
1. Sử sách Trung Quốc
làm tiền đề.
II.Tìm hiểu văn bản:
Huỳnh Thị Ngọc – THCS Trần Quý Cáp
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của Lí Công Uẩn trong phần này?
=>Lập luận có lí, có tình thuyết phục mọi người nhìn nhận đúng đắn và cần thiết của việc dời đô.
3. Thành Đại La.
? Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô?
*Địa lí:
-Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.
-Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.
-Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
-Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.
*Chính trị, văn hoá:
-Chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương.
=> Thành Đại La có đủ điều kiện để trở thành kinh đô bậc nhất của đất nước.

Tiết 90: CHIẾU DỜI ĐÔ
2. Soi sáng tiền đề vào
thực tế hai triều đại Đinh- Lê.
1. Sử sách Trung Quốc
làm tiền đề.
II.Tìm hiểu văn bản:
Huỳnh Thị Ngọc – THCS Trần Quý Cáp


=> Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của Vua với thần dân. Bài chiếu thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng tình cảm chân thành.
Khát vọng thống nhất đất nước.Ý thức độc lập, tự cường của dân tộc về việc xây dựng, phát triển bền vững và thịnh vượng.
Việc chọn thành Đại La làm kinh đô bậc nhất của đất nước, thể hiện ý nguyện gì của nhà Vua ?
Tại sao kết thúc bài chiếu, Lí Công Uẩn không ra lệnh mà lại đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào?” Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
Tiết 90: CHIẾU DỜI ĐÔ
Huỳnh Thị Ngọc – THCS Trần Quý Cáp
III. Tổng kết:
1. Em có nhận xét gì về nghệ

thuật lập luận của tác giả?
2 .Nêu ý nghĩa lịch sử- xã hội của Thiên đô chiếu?
Tiết 90: CHIẾU DỜI ĐÔ
(THIÊN ĐÔ CHIẾU - Lí Công Uẩn)

Thảo luận nhóm
3.Qua bài chiếu, em học tập được điều gì về cách viết văn nghị luận của tác giả?
*Ghi nhớ: (SGK/51)
1.Nghệ thuật lập luận của bài Chiếu:
-Lập luận theo trình tự chặt chẽ, vừa có lí, vừa có tình, kết hợp xưa nay, lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng.
-Phân tích, dùng số liệu cụ thể, làm rõ nguyên nhân, kết quả các triều đại Trung Quốc.
-Phân tích nguyên nhân, hậu quả của hai triều đại Đinh-Lê và bày tỏ cảm xúc của nhà Vua.
-Phân tích những ưu điểm, nhiều mặt thuận lợi của thành Đại La và khơi gợi sự đồng cảm của thần dân bằng lời đối thoại chân tình.
2. Ý nghĩa lịch sử-xã hội:
-Phản ảnh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của nước Đại Việt ở thế kỉ XI.
-Dời đô từ Hoa Lư ra Đại La chứng tỏ triều đại nhà Lí đủ sức chấm dứt chế độ phong kiến và đủ sức đương đầu chống lại các triều đại phương Bắc.
-Thể hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối để xây dựng đất nước độc lập, lâu dài.
Huỳnh Thị Ngọc – THCS Trần Quý Cáp
* Thời gian gần đây cả nước ta đang thi đua lập thành tích và chuẩn bị cho đại lễ nào của đất nước?
* Hãy kể tên các địa danh đã từng đóng vai trò thủ đô của nước ta trong lịch sử?
* Hà Nội đã trở thành thủ đô của nước ta từ bao giờ và gắn liền sự kiện lịch sử hoặc truyền thuyết nào?
Huỳnh Thị Ngọc – THCS Trần Quý Cáp
Một góc Hà Nội xưa
Một góc Hà Nội nay
Chợ Đồng Xuân
Hà Nội phố
Lăng Bác
Củng cố - Dặn dò:
Củng cố:
- Đọc ghi nhớ sgk/50
Trả lời câu hỏi 4,5 sgk/51

Dặn dò:
-Soạn bài: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
* Chú ý:
- Đọc văn bản,chú thích sgk/55-59 để tìm hiểu thể hịch, vài nét về tác giả, tác phẩm.
-Trả lời các câu hỏi đọc-hiểu văn bản sgk/61
Chào ta?m bií?t
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dự
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)