Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương Liên | Ngày 02/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

I/ Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
1.Tác giả:
- Lí Công Uẩn là một người thông minh, nhân ái, có chí lớn, có công sáng lập ra vương triều nhà Lí.
2.Tác phẩm:
-Viết năm 1010
3.Đọc- chú thích
Văn bản: Chiếu dời đô
(Lí Công Uẩn)
? Đọc thuộc lòng bài thơ "Ngắm trăng", nêu cảm nhận của em về câu 3,4.
Văn bản: Chiếu dời đô
II/ Tìm hiểu văn bản:
1.Thể loại: Chiếu
-Là thể văn do vua ban bố mệnh lệnh.
2.Phân tích:
a)Những căn cứ để dời đô:
*Viện dẫn sử sách Trung Quốc về việc dời đô:
-Mục đích: Mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho các thế hệ sau.
-Kết quả của việc dời đô: đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.
->Việc dời đô vừa phù hợp với qui luật khách quan, vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
-> Dẫn số liệu cụ thể làm tiền đề, làm chỗ dựa cho phần sau.


*Nhà Thương đến vua Bàn Canh: 5 lần dời đô
*Nhà Chu đến Thành Vương: 3 lần dời đô
Văn bản: Chiếu dời đô
*Soi sử sách vào tình hình thực tế:
-Đóng đô ở Hoa Lư không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước.
-> Việc Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với qui luật.
->Lí do xác đáng, có cơ sở thực tiễn; lập luận chặt chẽ, hợp lí bằng phương pháp so sánh, đối chiếu.

-Trẫm rất đau xót: Bộc lộ tình cảm chân thành, sâu sắc-> Có lí có tình, tăng sức thuyết phục.

*Hai nhà Đinh-Lê:
-Theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không theo dấu cũ của Thương, Chu
-Đóng yên đô ở Hoa Lư

->Kết quả: triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi
2. Những ưu thế, thuận lợi của thành Đại La.
Văn bản: Chiếu dời đô
2. Những ưu thế, thuận lợi của thành Đại La:
*Về vị trí địa lí:
-ở nơi trung tâm trời đất
-Mở ra 4 hướng: Nam, Bắc, Tây, Đông
-Có núi lại có sông
-Đất rộng, bằng phẳng, cao, thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội
*Vị trí địa lí:
-ở vào nơi trung tâm trời đất
-thế rồng cuộn, hổ ngồi
-đúng ngôi nam bắc tây đông
-tiện hướng nhìn sông dựa núi
-địa thế rộng mà bằng
-đất đai cao mà thoáng
Văn bản: Chiếu dời đô
*Về vị thế chính trị, văn hóa:
-Là đầu mối giao lưu
-Là mảnh đất hưng thịnh
-> Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ điều kiện tốt nhất để trở thành kinh đô của đất nước.
-> Câu văn viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau, cân xứng, nhịp nhàng.
*Tiên đoán:
-Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt
-Muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi
-Nơi này là thắng địa
-Chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nứơc
-Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Văn bản: Chiếu dời đô

c)Kết luận:
-Kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi
->Tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân.

- Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Văn bản: Chiếu dời đô
III/ Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
-Kết cấu 3 đoạn, tiêu biểu cho kết cấu của văn nghị luận
-Chuyển ý, chuyển đoạn tự nhiên
2.Nội dung:
-Phản ánh khát vọng của nhân dân: đất nước độc lập, thống nhất
-Phản ánh ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Đại Việt
3.Ghi nhớ: SGK- T51
Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học nội dung bài học.
- Làm bài tập 1 (SGK)
Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Soạn bài: Câu phủ định
- Đọc kĩ các ví dụ, phân biệt câu phủ địnhvà câu khẳng định
- Sưu tầm các câu phủ định trong các văn bản đã học.
Chúc các em học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)