Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
Chia sẻ bởi Trần Ngân |
Ngày 02/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
8
KIỂM TRA BÀI CŨ
1) Tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Lí Công Uẩn (974 - 1028) tức Lí Thái Tổ quê ở Bắc Giang (nay là Bắc Ninh, Hà Nội)
Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
3) Phân tích:
a) Mục đích của việc dời đô
3) Phân tích:
a) Mục đích của việc dời đô
Mở đầu bài chiếu, tác giả viện dẫn sử sách Trung Quốc cũng có nhiều lần dời đô nhằm mục đích gì?
Mở đầu bài chiếu, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc cũng có nhiều lần dời đô nhằm mục đích mưu toan việc lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho đời sau. Việc dời đô là thuận lòng trời, hợp ý dân. Kết quả làm cho đất nước vững bền, thịnh vượng.
3) Phân tích:
a) Mục đích của việc dời đô
Theo tác giả, vì sao kinh đô cũ (Hoa Lư) không còn phù hợp?
Theo tác giả, kinh đô cũ Hoa Lư của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp vì lúc này đất nước phát triển mạnh, cần chọn nơi tốt hơn để đóng đô.
Nhìn vào lịch sử nước nhà, việc không dời đô của hai triều Đinh, Lê dẫn đến những sai lầm gì?
Hai nhà Đinh – Lê không dời đô nên triều đại không bền, nhân dân khổ sở.
Nhà vua bộc lộ tình cảm của mình thế nào khi hai nhà Đinh – Lê khăng khăng không dời đô?
Đau xót.
Từ những phân tích trên, em có nhận xét gì về mục đích của việc dời đô? Để thấy rõ mục đích của việc dời đô, tác giả lập luận thế nào?
3) Phân tích:
a) Mục đích của việc dời đô
- Lập luận chặt chẽ bằng lý lẽ thuyết phục và dẫn chứng cụ thể để làm tiền đề, lời lẽ thấu tình đạt lý.
- Nhà vua khẳng định việc dời đô là cần thiết cho sự nghiệp phát triển đất nước, thuận mệnh trời, hợp lòng dân.
Dời đô là việc làm chính nghĩa: vì nước, vì dân.
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
3) Phân tích:
b) Ca ngợi địa thế thành Đại La
- Vốn là kinh đô cũ của Cao Vương
Theo tác giả, thành Đại La có những thuận lợi gì để chọn làm nơi đóng đô?
- Có những thuận lợi:
+ Về địa lí: Là nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng, có núi, có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh lũ lụt, muôn vật tốt tươi.
+ Về chính trị, văn hoá, đời sống: Là đầu mối giao lưu của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh.
Một số năm trị vì
của các triều đại so với triều Lí
Nhà Ngô: 938 - 968 (30 năm)
Nhà Đinh: 968 - 979 (11 năm)
Nhà Tiền Lê: 979 - 1009 (30 năm)
Nhà Lí: 1009 - 1226 (217 năm)
Nhà Trần: 1226 - 1400 (174 năm)
Nhà Hồ: 1400 – 1407 (7 năm)
Nhà Hậu Lê: 1428 - 1527 (99 năm)
3) Phân tích:
a) Mục đích của việc dời đô
b) Ca ngợi địa thế thành Đại La
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
- Dẫn chứng xác thực, có cơ sở; lý lẽ thuyết phục; lập luận sắc bén.
Qua cách lập luận, em có nhận xét gì về vị thế của Đại La?
- Đại La xứng đáng được chọn làm kinh đô của đất nước.
Tại sao kết thúc bài chiếu không là mệnh lệnh mà lại là một câu hỏi?
Nếu kết thúc phần a) là sự trăn trở, đau xót của Lý Công Uẩn thì kết thúc phần b) là sự đồng cảm giữa vua và thần dân. Qua đó, ta thấy rõ vua Lý trị vì đất nước vừa thấu tình vừa đạt lý, quả là anh minh.
3) Tổng kết:
- Nguyện vọng dời đô phù hợp với nguyện vọng của dân tộc, bài chiếu đã cho thấy ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt.
- Văn bản này có sức thuyết phục lớn kết hợp giữa lí và tình, giữa lý lẽ và dẫn chứng.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
- Đọc lại các chú thích.
- Học thuộc văn bản "Chiếu dời đô"
- Sưu tầm tài liệu về Lí Thái Tổ và lịch sử Hà Nội.
- Soạn bài: Câu phủ định
+ Xem, trả lời các câu hỏi.
+ Giải các BT SGK/52, 53,54
KIỂM TRA BÀI CŨ
1) Tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: Lí Công Uẩn (974 - 1028) tức Lí Thái Tổ quê ở Bắc Giang (nay là Bắc Ninh, Hà Nội)
Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
3) Phân tích:
a) Mục đích của việc dời đô
3) Phân tích:
a) Mục đích của việc dời đô
Mở đầu bài chiếu, tác giả viện dẫn sử sách Trung Quốc cũng có nhiều lần dời đô nhằm mục đích gì?
Mở đầu bài chiếu, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc cũng có nhiều lần dời đô nhằm mục đích mưu toan việc lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho đời sau. Việc dời đô là thuận lòng trời, hợp ý dân. Kết quả làm cho đất nước vững bền, thịnh vượng.
3) Phân tích:
a) Mục đích của việc dời đô
Theo tác giả, vì sao kinh đô cũ (Hoa Lư) không còn phù hợp?
Theo tác giả, kinh đô cũ Hoa Lư của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp vì lúc này đất nước phát triển mạnh, cần chọn nơi tốt hơn để đóng đô.
Nhìn vào lịch sử nước nhà, việc không dời đô của hai triều Đinh, Lê dẫn đến những sai lầm gì?
Hai nhà Đinh – Lê không dời đô nên triều đại không bền, nhân dân khổ sở.
Nhà vua bộc lộ tình cảm của mình thế nào khi hai nhà Đinh – Lê khăng khăng không dời đô?
Đau xót.
Từ những phân tích trên, em có nhận xét gì về mục đích của việc dời đô? Để thấy rõ mục đích của việc dời đô, tác giả lập luận thế nào?
3) Phân tích:
a) Mục đích của việc dời đô
- Lập luận chặt chẽ bằng lý lẽ thuyết phục và dẫn chứng cụ thể để làm tiền đề, lời lẽ thấu tình đạt lý.
- Nhà vua khẳng định việc dời đô là cần thiết cho sự nghiệp phát triển đất nước, thuận mệnh trời, hợp lòng dân.
Dời đô là việc làm chính nghĩa: vì nước, vì dân.
Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bối chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà?
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?
3) Phân tích:
b) Ca ngợi địa thế thành Đại La
- Vốn là kinh đô cũ của Cao Vương
Theo tác giả, thành Đại La có những thuận lợi gì để chọn làm nơi đóng đô?
- Có những thuận lợi:
+ Về địa lí: Là nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng, có núi, có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh lũ lụt, muôn vật tốt tươi.
+ Về chính trị, văn hoá, đời sống: Là đầu mối giao lưu của bốn phương, là mảnh đất hưng thịnh.
Một số năm trị vì
của các triều đại so với triều Lí
Nhà Ngô: 938 - 968 (30 năm)
Nhà Đinh: 968 - 979 (11 năm)
Nhà Tiền Lê: 979 - 1009 (30 năm)
Nhà Lí: 1009 - 1226 (217 năm)
Nhà Trần: 1226 - 1400 (174 năm)
Nhà Hồ: 1400 – 1407 (7 năm)
Nhà Hậu Lê: 1428 - 1527 (99 năm)
3) Phân tích:
a) Mục đích của việc dời đô
b) Ca ngợi địa thế thành Đại La
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
- Dẫn chứng xác thực, có cơ sở; lý lẽ thuyết phục; lập luận sắc bén.
Qua cách lập luận, em có nhận xét gì về vị thế của Đại La?
- Đại La xứng đáng được chọn làm kinh đô của đất nước.
Tại sao kết thúc bài chiếu không là mệnh lệnh mà lại là một câu hỏi?
Nếu kết thúc phần a) là sự trăn trở, đau xót của Lý Công Uẩn thì kết thúc phần b) là sự đồng cảm giữa vua và thần dân. Qua đó, ta thấy rõ vua Lý trị vì đất nước vừa thấu tình vừa đạt lý, quả là anh minh.
3) Tổng kết:
- Nguyện vọng dời đô phù hợp với nguyện vọng của dân tộc, bài chiếu đã cho thấy ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt.
- Văn bản này có sức thuyết phục lớn kết hợp giữa lí và tình, giữa lý lẽ và dẫn chứng.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
- Đọc lại các chú thích.
- Học thuộc văn bản "Chiếu dời đô"
- Sưu tầm tài liệu về Lí Thái Tổ và lịch sử Hà Nội.
- Soạn bài: Câu phủ định
+ Xem, trả lời các câu hỏi.
+ Giải các BT SGK/52, 53,54
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ngân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)