Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Chia sẻ bởi nguyễn thị trang | Ngày 02/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp
Tiết 97:
Văn bản : Chiếu dời đô
Lý Công Uẩn
A- Giới thiệu chung
1- Tác giả
- Lý Công Uẩn ( 974-1028)
- Thông minh, nhân ái, có chí lớn, là người sáng lập vương triều Lý
2- Tác phẩm
- Sáng tác 1010- nhà Lý có ý định rời đô từ Hoa Lư về Đại La

B- Đọc – hiểu văn bản
1- Đọc - chú thích
2- Thể loại – Bố cục
- Thể loại: Chiếu ( sgk)
* So sánh Hịch và Chiếu:
- Giống: Đều là văn nghị luận, dược viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu
- Khác:
+ Chiếu: Dùng để ban bố mệnh lệnh
+ Hịch: Cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi
- PTBĐ: Nghị luận
- Vấn đề nghị luận: Sự cần thiết của việc rời đô từ Hoa Lư về Đại La
- Luận điểm:
+ Lí do rời đô
+ Khẳng định Đại La là kinh đô tốt nhất
3- Phân tích

a- Lí do rời đô
* Tác giả viện sử sách nói về việc dời đô của các đời vua Trung Quốc
- Từ nhà Thương -> Bàn Canh: 5 lần, nhà Chu -> Thành Vương: 3 lần
- Lí do:
+ Nơi trung tâm để mưu toan nghiệp lớn
+ Vâng mệnh trời, thuận lòng dân
-> Con số cụ thể
-> Lí lẽ: đề cao cái lợi của dân tộc, của nhân dân
- Kết quả: đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng
-> Mục đích: việc dời đô của Lí Công Uẩn là bình thường, hợp lí, hợp với quy luật
* Tác giả phê phán hai nhà Đinh, Lê đóng đô ở Hoa Lư
- Triều đại không được lâu bền, vận ngắn ngủi, hao tốn, muôn vật không thích nghi
-> Bất lợi về địa thế ( trũng, hẹp, ngập,…)
- Tình cảm của tác giả:
+ Đau xót
+ Không thể không rời đô
=> Lập luận lí lẽ + tình cảm chân thành => sức thuyết phục
=> Tác giả đã cho thấy sự cần thiết phải dời đô để xây dựng đất nước hùng cường, vững mạnh



b- Đại La là kinh đô muôn đời của các bậc đế vương
* Đại La là 1 nơi thuận lợi
- Trung tâm, rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi, tiện, cao thoáng -> địa thế, vị trí : thuận lợi, hợp lí
- Dân không chịu cảnh ngập lụt, vật phong phú, tốt tươi -> điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
- Hội tụ 4 phương, kinh đô bậc nhất -> giao lưu phát triển thông thương, lịch sử làm trung tâm
* Câu kết thúc
- Thay vì ra lệnh thì nhà vua đặt câu hỏi
-> Tác dụng: tạo sự gần gũi giữa vua và nhân dân, tạo sự đồng thuận
=> Khát vọng về đất nước độc lập, thống nhất và ý chí tự cường của dân tộc
4- Tổng kết
4.1- Nội dung
4.2- Nghệ thuật
4.3- Ghi nhớ
Về nhà
Đọc lại bài
Xem trước bài Nước Đại Việt ta
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)