Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)

Chia sẻ bởi Minh Huyền | Ngày 02/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Chiếu dời đô
(Thiên đô chiếu)
Tiết 90:
- Lí Công Uẩn -
I. Đọc – Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Lí Công Uẩn (974-1028).
Lí Công Uẩn tức Lí Thái Tổ , người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh)
Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công.
- Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ.
- Sau khi Lê Ngoạ Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
Hãy nêu những nét hiểu biết chính của bạn về vua Lí Công Uẩn?
2. Tác phẩm:
a, Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời năm 1010, Lý Công Uẩn viết nhằm mục đích dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
Hãy cho biết:
- Hoàn cảnh sáng tác
Phương thức biểu đạt
Thể loại ( giới thiệu)
Bố cục
của văn bản?
b, Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
c, Thể loại: Chiếu.
d, Bố cục: 3 phần
P1: Từ đầu đến “ không thể không dời đổi” : Lý do dời đô.
-P2: Tiếp theo đến “ đế vương muôn đời’’: Lý do chọn thành Đại La.
-P3: Còn lại: Khẳng định quyết tâm dời đô.
Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
- Có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi được công bố và đón nhận một cách trang trọng.
- Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước.
II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết.
2. Lý do chọn thành Đại La.
Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô?
- Về mặt lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương .
- Về mặt vị trí địa lí:
+ Ở nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.
+ Mở ra bốn phương nam bắc đông tây.
+ Có núi lại có sông.
+ Đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng; tránh được nạn ngập lụt.
- Về vị thế chính trị, văn hóa:
+ Là đầu mối giao lưu, “chốn hội tụ của bốn phương”
+ Là mảnh đất hưng thịnh, “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.
Câu văn được viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau, cân xứng lí lẽ dẫn chứng thuyết phục người nghe.
- Sự đúng đắn khi dời đô về Đại La của Lý Công Uẩn.
- Đại La là trung tâm của đất nước, xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Câu 1: Câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn?
III. Luyện tập.
A. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?
B. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
C. Thật là chốn tụ hội trọng yếu bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
D. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
A. Đưa ra những mệnh lệnh dứt khoát.
B. Dùng lời văn rõ ràng, ngắn gọn.
C. Dẫn ra các tấm gương tiêu biểu để mọi người noi theo .
D. Không viết theo kiểu ban bố mệnh lệnh mà dùng lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục.
Câu 2: Để thuyết phục nhân dân đồng tình với ý định của mình, Lí Công Uẩn đã lựa chọn cách viết như thế nào?
Câu 3: Hãy sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự lí lẽ mà Lí Công Uẩn đưa ra để khẳng định việc dời đô là cần thiết.
a. Thuyết phục người nghe bằng cách chỉ rõ những điều kiện thuận lợi của thành Đại La.
c. Kết luận: Xem ra đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
b. Tác giả đưa ra những dẫn chứng lịch sử chứng tỏ việc dời đô xưa nay khống phải là tùy tiện.
d. Kinh đô Hoa Lư không thích hợp nữa bởi nó không đáp ứng được những yêu cầu trên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Minh Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)