Bài 22. Câu phủ định

Chia sẻ bởi Lê Thị Hằng | Ngày 02/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Câu phủ định thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ HỌC TỐT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8A1
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HẰNG
Bài cũ:
Câu trần thuật là gì? Lấy ví dụ về câu trần thuật?
Trả lời:
Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả.
Ngoài ra câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp
Vd: Nam đang học bài.
CÂU PHỦ ĐỊNH
CÂU PHỦ ĐỊNH
I.TÌM HI?U CHUNG.
1. Đặc điểm hình thức và chức năng
Ví dụ 1 :
a. Nam đi Huế.
b. Nam không đi Huế.
c. Nam chưa đi Huế.
d. Nam chẳng đi Huế.

CÂU PHỦ ĐỊNH
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
Ví dụ 2 :
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
- Đâu có !

CÂU PHỦ ĐỊNH
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
Ví dụ :
Nam không đi Huế.
Không phải, nó . . .
Đâu có !

Phủ định miêu tả.
Phủ định bác bỏ.
Những đặc điểm hình thức và chức năng câu phủ định ?
? Câu phủ định là câu :
Có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng,
chả, chưa, không phải (là), đâu có phải (là), đâu
(có), . . .
Dùng để thông báo, xác nhận không có sự việc
sự vật, tính chất, quan hệ nào đó ( phủ định miêu
tả ).
- Phản bác một ý kiến, nhận định ( phủ định bác
bỏ).
BÀI TẬP NHANH
Em hãy tìm từ ngữ phủ định trong đoạn trích sau
Chúng ta có nhiều nhà
cao tầng, nhưng lại ít nhiệt tình;
mua nhiều thứ, nhưng
chẳng dùng đến chúng.
Chúng ta có thể bay lên mặt
trăng, nhưng lại lười
không rẽ sang thăm
nhà hàng xóm.
Nghịch lý cuộc đời
Em hãy đặt câu phủ định:
-Câu phủ định dùng đẻ bác bỏ
CÂU PHỦ ĐỊNH
I. Tìm hi?u chung
II. Luyện tập
1/53
b. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu !
? Phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc.
c. Không, chúng con không đói nữa đâu.
? Phản bác lại điều chị Dậu đang nghĩ, lo lắng.
Những câu phủ định bác bỏ là:
Bài tập 2:
a.Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa?
b.Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng dạ.
c.Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chúm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
→Tất cả ba câu trên đều là câu phủ định
→Câu a và b từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác; Câu c từ phủ định kết hợp với một từ nghi vấn.
→Ý nghĩa cả câu là khẳng định chứ không phải là phủ định nữa
Bài tập 2:
Những câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên:
a.Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đương, song có ý nghĩa.
b.Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn Tết trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
c.Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
Nếu xét tình huống câu chuyện thì câu văn
của Tô Hoài rất phù hợp,vì vậy không nên viết lại.
Bài tập 3
Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.
? chưa dậy được có nghĩa là sau đó có thể
dậy được ( phủ định tương đối ).
? không dậy được nữa có nghĩa là vĩnh viễn
không dậy được ( phủ định tuyệt đối ).
Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp( bỏ từ nữa).
Bài tập 4:
Các câu sau có phải là câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương?
a.Đẹp gì mà đẹp!
b.Làm gì có chuyện đó!
c.Bài thơ này mà hay à?
d.Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
Bài tập 4: Trả lời
Các câu đã cho trong bài tập 4 không phải là câu phủ định, vì không có từ ngữ phủ định, nhưng cũng được dùng để biểu thị ý phủ định. Phủ định bác bỏ lại ý kiến đó.
-Đẹp gì mà đẹp!  dùng để phản bác ý kiến khẳng định.
-Làm gì có chuyện đó!  Dùng để phản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định, đáng giá
-Bài thơ này mà hay à!  Là một câu nghi vấn dùng để phản bác lại một ý kiến khẳng định một bài thơ nào đó hay.
-Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?  Là một câu nghi vấn mà ông giáo dùng để phản bác điều mà ông giáo cho là lão Hạc đang nghĩ: ông giáo sung sướng hơn Lão Hạc
Lưu ý:
Bài tập 2 và bài tập 4 giúp ta hiểu: có những câu phủ định không biểu thị ý phủ định (Bài tập 2) và có những câu không phải là câu phủ định, nhưng có ý nghĩa phủ định (Bài tập 4)
6/54
Viết đoạn đối thoại
ngắn, có dùng câu phủ
định miêu tả và câu phủ
định bác bỏ.
6/54
Đào tình cờ gặp Lan, vôi kêu :
Lâu quá, tớ không thấy cậu !
Lan cười :
Làm gì có chuyện đó !
Thật mà !
Lan vẫn cười :
Ngày nào tớ chẳng gặp cậu ở
căntin. Cậu có thèm để ý đến
ai đâu.
Đào tình cờ gặp Lan, vội kêu :
Lâu quá, tớ không thấy cậu !
Lan cười :
Làm gì có chuyện đó !
Thật mà !
Lan vẫn cười :
Ngày nào tớ chẳng gặp cậu ở
căntin. Cậu có thèm để ý đến
ai đâu.
CÂU PHỦ ĐỊNH
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
II. Luyện tập
bài tập 5 HS hoàn tất ở nhà.
Học bài.
Soạn bài.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)