Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Chia sẻ bởi Ngô Thị Chuyên | Ngày 09/05/2019 | 121

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Tru?ng :THCS H?p Linh
GV:Ngô Thi Chuyên

Mụn :L?ch S?
L?p :9A
Chào mừng các thầy cô giáo
tới dự tiết học
Tiết 27- Bài 22
CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 (Tiếp theo)
Đà Lạt
-Đêm 9.3.1945 Nhật nổ súng tấn công Pháp.
- Quân Pháp chống cự yêu ớt, đã đầu hàng
Quân Pháp bị bắt và đầu hàng quân Nhật

Thủ đoạn của Nhật sau đảo chính Pháp

- Về chính trị: Nhật tuyên bố cho Việt Nam “độc lập”. Nhưng chúng giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp, chỉ thay người Pháp làm toàn quyền và nắm toàn bộ quyền lực. Chúng lập chính phủ Trần Trọng Kim làm bù nhìn và lập ra hàng loạt tổ chức đảng phái chính trị phản động…
- Về kinh tế: Chúng cướp đoạt trắng trợn tài sản của nhân dân ta, bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu vơ vét nguyên liệu, hàng hóa, lương thực, tăng thuế…Chúng chiếm các cơ sở kinh tế của Pháp.
- Tiến hành hàng loạt các hoạt động đàn áp lực lượng cách mạng và nhân dân.

( Đại cương lịch sử Việt Nam tập II )
Đói quá phải ăn cả thịt chuột…
Xác người chết đầy đường lượm đem đi chôn
Nghĩa trang cải táng người chết đói ở Giáp Bát (Hà Nội)
*Chủ trương của Đảng:
-Kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân ĐD là phát xít Nhật
-Ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
-Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa
Hịch kháng chiến

Mọi người đứng lên hành động
Hỡi quân dân đồng bào, vận mệnh dân tộc ta đang treo trên sợi tóc, nhưng cơ hội ngàn năm có một đang lại. Giờ kháng Nhật cứu nước đă đánh, kíp nhằm theo lá cờ 5 cánh của Việt Minh.
Tiến lên, xông tới, cứu nước cứu nhà!
- Phong trào đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần nổ ra ở nhiều địa phương.
*Cao trào kháng Nhật cứu nước.
SÀI GÒN
 Đội du kích Ba Tơ, ra đời sau cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (ngày 11 tháng 3 năm 1945) do Tỉnh uỷ lâm thời Quảng Ngãi, lãnh đạo.
Đội du kích Ba Tơ là lực lượng vũ trang đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Trung Bộ. Ngày đầu thành lập, quân số chính thức của du kích Ba Tơ chỉ 17 người. Ngay ngày đầu ra quân, đội du kích đã thực hiện được chiến công chiếm Nha kiểm lý, triệt hạ đồn Ba Tơ, đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, thành lập chính quyền cách mạng ở châu Ba Tơ. Đội du kích Ba Tơ đã phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào kháng Nhật cứu nước tại tỉnh Quảng Ngãi trong Cách mạng tháng Tám và sau này trở thành tiền thân của lựu lượng vũ trang Liên khu 5 
- Phong trào đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần nổ ra ở nhiều địa phương.
- Ở các thành phố, thị xã diễn ra các cuộc mít tinh, biểu tình, trừ khử những tên tay sai của địch.
- Phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói diễn ra mạnh mẽ.
*Cao trào kháng Nhật cứu nước.
SÀI GÒN
Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói năm 1945
Phong trào phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói diễn ra khắp các tỉnh, thành Miền Bắc. Tiêu biểu là các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Đông, Sơn Tây, Thanh Hoá... Hàng nghìn kho thóc của Nhật bị phá, có kho chứa tới 5.000 tấn. Hàng triệu người đói được chia thóc. Nạn đói được giải quyết…
Hội nghị quân sự Bắc Kỳ
Sau khi phân tích tình hình thế giới và cao trào kháng Nhật của nhân dân ta, Nghị quyết của Hội nghị vạch rõ: “Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ”. Hội nghị quyết định phát triển lực lượng vũ trang, thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, thành Việt Nam giải phóng quân. Để xây dựng bàn đạp cho cuộc tổng khởi nghĩa, Hội nghị đã quyết định xây dựng trong nước 7 chiến khu là: Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Trần hưng Đạo ở Bắc Kỳ; Phan Đình Phùng, Trưng Trắc ở Trung Kỳ; Nguyễn Tri Phương ở Nam Kỳ và có nhiệm vụ “phải đánh thông liên lạc giữa các chiến khu của ba kỳ”. Hội nghị cũng cử ra một Ủy ban Quân sự gồm Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh… để chỉ huy các chiến khu ở miền Bắc Đông Dương và giúp đỡ cho toàn quốc về mặt quân sự
Hình 38:Khu giải phóng Việt Bắc
Cây Đa Tân Trào- Sơn Dương - Tuyên Quang
Tiết học kết thúc!
Chúc quý thầy cô sức khỏe!
các em vui và học giỏi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Chuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)