Bài 22. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Chia sẻ bởi Lê Thị Thanh Thảo | Ngày 07/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 22. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhóm 4
Dàn Bài Chung:
MB:- Giới thiệu về tư tưởng đạo lí “tranh giành và nhường nhịn”
TB:- Giải thích (Tranh giành và nhường nhịn là gì?)
- Biểu hiện
- Mặt phải
- Mặt trái
- Bài học
KB:- Khẳng định tư tưởng đạo lí tranh giành và nhường nhịn
- Liên hệ bản thân
MỞ BÀI:
Giới thiệu về tư tưởng đạo lí “Tranh giành và nhường nhịn”
Mở bài:
Từ xa xưa ta đã có câu: “Một điều nhịn, chín điều lành”. Nhưng trong xã hội phát triển như tên lửa hiện nay, không chỉ có vấn đề nhường nhịn mà tồn tại song song với nó còn là vấn đề tranh giành. Vậy chúng ta suy nghĩ gì về hai vấn đề này?
1. Thế nào là tranh giành và nhường nhịn
 "Tranh giành" là giành giật, vơ vét lấy công sức, thành quả của người khác về phần mình. 
- "Nhường nhịn" là chấp nhận để người khác hơn mình, là thái độ hoà nhã không có ý định tranh giành hơn thua. Nhường nhịn là sự thông cảm, tha thứ cho nhau trong giao tiếp ứng xử để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Biểu hiện:
 - “Tranh giành” và “nhường nhịn” là khái niệm luôn đối lập với nhau. Nhưng chúng có cùng điểm chung là cùng thể hiện qua hành động, lời nói, giao tiếp từ trong gia đình, đến ngoài xã hội. 
- Ngay từ nhỏ, khi còn sống với gia đình, ta giành nhau từ cái kẹo hay đơn giản chỉ có chỗ ngồi.
Rồi từ cái nhỏ đó cứ lớn dần lên. Khi ra ngoài xã hội, những cái nhỏ đó trở thành một tính xấu là ích kỉ, giành giật những thứ không phải của mình.

Nhưng từ khi xã hội có giai cấp, có sự phân biệt giàu nghèo thì sự tranh giành, nhường nhịn bắt đầu xuất hiện. Khi những địa chủ, lãnh chúa tìm mọi cách lấy đi ruộng đất của nông dân thì nhiều người nông dân đã biết yêu thương, đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau. Sự tranh giành, nhường nhịn ra đời từ đó.
Biểu hiện:
Mặt phải
Ngược lại, nhường nhịn là sự chia sẻ cảm thông với người khác.
Người biết nhường nhịn không màng tới vật, họ không vì quyền lợi cá nhân mà là vì mọi người xung quanh.
Bởi họ biết nhường nhịn nhau, biết chia sẻ cho người khác. Vậy nếu ta biết nhường nhịn hơn là cứ tranh giành nhau thì chắc chắn xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.
Từ lâu, ông cha ta đã dạy rằng: “Lá lành đùm lá rách – lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Sống ở trên đời không thể lúc nào cũng sung túc, ai cũng phải có lúc gặp khó khăn. Vậy nên trong một cộng đồng phải biết đùm bọc nhau, yêu thương, chia sẻ với nhau.
“Một điều nhịn, chín điều lành”, điều đó đã khuyên chúng ta nên nhường nhịn nhau sẽ tránh gặp những điều bất hòa.
Mặt phải

Chỉ vì quyền lợi cá nhân mà vơ vét sức lao động của người khác, thể hiện rõ sự ích kỉ, tư lợi bản thân.
Chỉ vì quyền lợi cá nhân về vật chất, họ tranh giành nhau bằng cách này, cách nọ để đạt được.
Sự tranh giành làm con người trở nên ích kỉ, làm xấu đi nhiều mối quan hệ. Vậy liệu sự tranh giành có tốt hay không? Không, sự tranh giành không hề tốt mà nó là mặt xấu của xã hội bởi nó mang đến những điều không có lợi cho bất kì ai.
Mặt trái


Bài học
Chúng ta nên hướng bản thân mình vào lối sống đẹp, cách sống đẹp ấy là không vì bản thân, mà vì mọi người.
Ta cần biết nhường cơm sẻ áo cho người khác. Hơn nữa, ta cần phải học nhường nhịn, học cách chia sẻ và học cả cách yêu thương con người.
Bên cạnh đó, ta cần giáo dục cho trẻ em – tương lai của đất nước, để trẻ em thấy rằng các em cần phải biết nhường nhịn, chia sẻ với mọi người xunh quanh và không nên sống vì riêng mình – đó chính là hạnh phúc.
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề đó
Liên hệ bản thân
Liên hệ bản thân
Cần đề cao đức tính tốt: nhường nhịn.
Tránh xa đức tính chưa tốt: tranh giành.
Chúng ta là những học sinh nên hướng về lối sống đẹp này.
Sống nhường nhịn, không tranh giành là lẽ sống cao đẹp cần vươn tới của mỗi người




Bài thuyết trình của nhóm 4 đến đây là hết xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thanh Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)