Bài 21. Việt Nam trong những năm 1939 -1945

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoài Ngọc | Ngày 26/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Việt Nam trong những năm 1939 -1945 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN DỰ THI
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI
GV: NGUYỄN THỊ HOÀI NGỌC
MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: Nêu chuû tröông cuûa Ñaûng ta trong thôøi kì ñaáu tranh daân chuû coâng khai 1936 -1939.
Bọn phản động thuộc địa
“Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”
Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương (Mặt trận Dân chủ Đông Dương)
- Hợp pháp, nửa hợp pháp
- Công khai, nửa công khai
Chủ trương của Đảng ta trong thời kì đấu tranh dân chủ công khai 1936 -1939:
Tiết 25 - Bài 20:
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 – 1945
Chương III: CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ ĐÔNG DƯƠNG:
- 1/9/1939 : Thế chiến II bùng nổ, đến tháng 6/1940, Đức chiếm Pháp.
- Nhật tiến sát biên giới Việt – Trung.
- 22/9/1940: Nhật tấn công Lạng Sơn. Pháp thỏa hiệp với Nhật.
- Nhân dân ta một cổ hai tròng.

II. NHỮNG CUỘC NỔI DẬY ĐẦU TIÊN:
1. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27 - 9 - 1940)
2. Khởi nghĩa Nam Kì (23 - 1 - 1940)
3. Binh biến Đô Lương (13 - 1 - 1941)
Điền những thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Khởi nghĩa Bắc Sơn 
27/9/1940
Đảng bộ Bắc Sơn
– 27/9/1940 : nhân dân Bắc Sơn đã tước khí giới của quân Pháp, thành lập chính quyền cách mạng và đội du kích Bắc Sơn.
– Nhật – Pháp thỏa hiệp, Pháp tập trung lực lượng đàn áp nhân dân Bắc Sơn rất dã man.
Lực lượng ta rút vào rừng thành lập đội du kích Bắc Sơn
Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua chạy rút qua châu Bắc Sơn.
Đảng Bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa
Vũ khí của đội du kích Bắc Sơn dùng
Điền những thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Khởi nghĩa Nam Kì 
23/11/1940
Đảng bộ Nam Kì
– Nhiều nơi lập được chính quyền.
– Pháp đàn áp dã man
_ Lần đầu tiên xuất hiện lá cở đỏ sao vàng.
– 11/1940 : Pháp bắt lính người Việt đến biên giới Campuchia - Thái Lan nên binh lính và nhân dân Nam Kỳ rất bất bình.
- Tình thế rất cấp bách, Đảng bộ Nam Kỳ quyết định khởi nghĩa.
– Lệnh khởi nghĩa đã ban hành nhưng kế hoạch bị lộ: Xứ ủy bị bắt, Pháp chủ động đối phó.
– Đêm 22 rạng 23/11/1940, khởi nghĩa vẫn bùng nổ ở hầu khắp các tỉnh Nam Kỳ
Nguyễn Thị Minh Khai sinh năm 1911. Quê ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Sinh ở Vinh (Nghệ An). Năm 1927 gia nhập hội Hưng Nam (sau đổi thành Tân Việt). Năm 1935, học trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô. Đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương, tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Đầu năm 1937 về nước, được chỉ định làm Bí thư Thành ủy sài Gòn và Ủy viên xứ ủy Nam Kì. Năm 1940 bị địch bắt tại Sài Gòn, bị kết án tử hình, bị bắn ở Hóc Môn ngày 28/8/1941. Khi còn trong lao tù của giặc Pháp, bà đã làm mấy câu thơ nói lên ý chí cách mạng của người cộng sản:
“ Vững chí bền gan ai hỡi ai
Kiên tâm vững dạ mới anh tài
Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ
Con đường cách mạng vẫn chông gai”
Điền những thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Binh biến Đô Lương
13/1/1941
Đội Cung
Đội Cung và 10 người bị xử tử.
Binh lính người Việt ở Nghệ An bất bình về việc họ bị Pháp điều sang biên giới Lào – Thái Lan làm bia đỡ đạn.
13/1/1941: Đội Cung chỉ huy binh lính chiếm đồn Chợ Rạng, đến tối, chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về Vinh nhưng bị Pháp đánh bại.
* Nguyên nhân thất bại:
Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị kĩ lưỡng.
Nổ ra chưa đúng thời cơ và chưa chín muồi.
* Ý nghĩa lịch sử:
+ Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta.
+ “Đó là tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc”
* Bài học kinh nghiệm:
Bài học về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lựu lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp về chuẩn bị cho tổng khởi tháng Tám về sau.
CỦNG CỐ
* Nguyên nhân bùng nổ: Do chính sách áp bức bóc lột dã man của Nhật - Pháp
* Ý nghĩa lịch sử:
+ Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta.
+ “Đó là tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoài Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)