Bài 21. Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh (làm tại lớp)
Chia sẻ bởi Đào Khánh Linh |
Ngày 09/05/2019 |
85
Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Welcome to group 1-2
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Trường trung học cơ sở vĩnh khúc
Nhóm 1-2
Ngọc anh ,khánh linh, xuân, hải ,doanh,thưởng bắc
Người thực hiện ngọc anh, khánh linh
I. Vị trí địa lí của Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Nằm ở phố Nguyễn Thái Học, thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội. Xung quanh có tường xây bằng gạch vồ Bát Tràng bao bọc, bên trong có tường xây thấp chia ra làm 5 khu.
- Văn Miếu là tên viết tắt của Văn Tuyên Vương Miếu tức là Miếu thờ Văn Tuyên Vương tước hiệu của đức Khổng Tử.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Văn Miếu được xây dựng vào tháng 8 năm Canh Tuất (tức tháng 10 năm 1070) tức năm Thần Vũ thứ 2 đời Vua Lê Thánh Tông. Ông cho lập Văn Miếu làm nơi thờ các ông tổ Nho giáo và Nho học như Chu Công Khổng Tử.
III.KIẾN TRÚC
Văn Miếu là khu đất hình chữ nhật khá rộng với diện tích khoảng 54000m2được bao quanh bởi một khu tường có chiều dài hơn 300m và rộng 700m
Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ, loại gạch đặc trưng từ thời Lê có tuổi thọ trên 300 năm tuổi.
Bên ngoài có tường bao quanh bên trong được chia làm 5 khu.
IV. CẢNH QUAN
1.Hồ Văn :
Xưa kia gọi là Thái Hồ, có diện tích là 12297m2, giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thuỷ đường là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa.
2. VĂN MIẾU MÔN
- Văn Miếu Môn ở phía nam chính . Văn Miếu Môn tức là cổng quan ngoài cùng cổng Tam Quan lớn xây 2 tầng 3 cửa.
-Nhìn bề ngoài, Tam Quan là một kiểu kiến trúc riêng biệt cửa chính giữa xây hai tầng. Mặt bằng hình vuông, tầng dười to, tầng trên nhỏ chồng lên tầng dưới, xung quanh thừa ra một hang hiên nhỏ bốn mặt có lan can. Phía bên trong tầng dưới chỉ mở một của cuốn.Hai cánh của bằng gỗ lim mở vào trong, cửa hình bán nguyệt và chạm nổi hình đôi rồng chầu mạn nguyệt. Hai cửa nhỏ hai bên là bậc lên tầng hai quan trọng
Tầng 2 chính là tam quan mở 3 cửa cuốn không có cánh cửa. Tầng trên là tám mái, bốn mái hiên và bốn mái nóc cong lên ở bốn góc.
3.Đại Trung Môn
Từ Văn Miếu Môn theo đường lát gạch thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung Môn, bên trái có Thành Đức Môn, bên phải có Đạt Tài Môn. Quanh khu vực này trồng nhiều cây xanh tỏa bóng mát, có 2 hồ nhỏ nước trong, cảnh trí thanh nhã. Kiến trúc Đại Trung Môn theo kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, 2 hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ “Đại Trung Môn”.
4. Khuê Văn Các
Khuê Văn Các tuy nhỏ so với các công trình ở Văn Miếu Quốc Tử Giám ,Gác “vẻ đẹp sao Khuê” là một lầu vuông 2 tầng, chồng diêm 8 mái, bao gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, cao gần 9m. Kiểu dáng khá độc đáo gồm 4 trụ gạch vuông bên dưới đỡ tầng gác gỗ phía trên. Bao quanh 4 mặt tầng gác gỗ là hàng lan can con tiện, mỗi mặt có một cửa tròn gắn trong khung vuông có những đường nối đặc trưng cho ánh sao Khuê đang tỏa sáng. Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một câu đối chữ Hán thếp vàng. Nơi đây dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử.
5.Giếng Thiên Quang
- Giếng Thiên Quang hay còn gọi là Văn Trì tức Ao Vua
- Giếng có hình dáng rất đặc biệt:hình vuông, quanh bờ có hành lang bao quanh. Kiến trúc này được xây dựng theo quan niệm của người xưa: giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác văn khuê tượng trưng cho trời.
6. Bia Tiến Sĩ
Khu nhà bia gồm 82 tấm bia tiến sĩ được chia đều sang 2 bên giếng Thiên Quang. Trên bia có khắc rõ tên và quê quán của 1307 vị tiến sĩ.
7.Đại Thành Môn - Khu điện thờ
Đại Thành Môn có kiến trúc 3 gian lợp ngói, với 2 cột hiên trước sau, và 1 hàng cột giữa đỡ sà nóc và lắp cửa 2 cánh. Qua Đại Thành Môn là một sân rộng, lát gạch vuông Bát Tràng đỏ nâu. Hai bên là dãy nhà Tả - Hữu vu, mỗi dãy 9 gian. Cuối sân là nhà Đại Bái (khu điện thờ) trải dài suốt chiều ngang sân, phía sau là hậu cung. Trong nhà Đại Bái có các bức hoành quý, một chuông lớn đúc năm Cảnh Hưng (1768), cùng cỗ hương án thờ và đôi hạc lớn đều có từ lâu đời. Trong hậu cung có tượng Khổng Tử ngồi trên bệ đá, tượng tứ phối và cha mẹ của Khổng Tử, các tượng đều bằng gỗ sơn son thếp vàng, ban thờ có cầu đèn Long trúc.
8.Cổng Tam quan
Bắt đầu bằng Tứ Trụ và hai bia Hạ Mã ở hai bên. Trước kia Tứ Trụ soi bóng xuống mặt Hồ Văn nhưng nay đã bị ngăn cách bởi phố Quốc Tử Giám.
Tứ Trụ được xây bằng gạch hai trụ giữa xây cao hơn có hình hai con nghê chầu vào. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh, đuôi chắp vào nhau. Phượng là con vật linh biểu hiện cho tầng trên với ý nghĩa: đầu đội chân lí, mắt là mặt trời, lưng cõng bầu trời, long là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất
9. Nhà Thái học
- Nơi đào tạo nhân tài cho các triều đại
- Nhà Thái học có kết cấu liên hoàn, mái lợp ngói mũi hài, các bộ vì đỡ mái kiểu “chồng rường, cốn chồng kẻ, bẩy hiên”, nền lát gạch Bát Tràng. Cung thờ phía sau xây kiểu mái chồng diêm, lợp ngói mũi hài, kết cấu bộ vì kiểu “chồng rường giá chiêng”.
V. Giá trị
-Văn Miếu – Quốc Tử Giám, biểu tượng trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục Việt Nam
-Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
-Ngày 25-2 -2013 , 82 tấm bia Tiến sỹ được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới
Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn là điểm đến tham quan, tìm hiểu, học tập của nhân dân trong nước, du khách quốc tế và nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Lượng khách đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tăng từ mức 300.000 lượt người/năm lên trên 1,5 triệu lượt người/năm.
VI . Văn Hóa
Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu đậm của dân tộc Việt Nam, tôn vinh nền văn hóa, giáo dục, tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt.
TP Hà Nội quan tâm bảo tồn, xây dựng và phát huy văn hóa truyền thóng lâu đời đã có những đóng góp đáng kể vào việc bảo tồn và phát huy
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng trường tồn, vĩnh cửu của tinh hoa văn hóa, giáo dục Việt Nam.
Bia Tiến sỹ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám có nhiều giá trị độc đáo và hiếm có về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật chế tác… không chỉ với Việt Nam mà với cả thế giới.
VII. Lưu ý khi ghé thăm Văn Miếu
- Khi ghé thăm khu trưng bày nhất là khu vực bia Tiến sĩ bạn không nên xoa đầu bia đá.
- Bạn nên đi lại nhẹ nhàng và không gây mất trật tự trong quá trình tham quan di tích.
- Không nên vứt rác bừa bãi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Khánh Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)