Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồi | Ngày 29/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

HÓA HỌC
BÀI GIẢNG

9
NGUYỄN THỊ Hồi
Chào các em học sinh
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Thế nào là hợp kim? Thế nào là gang, thép ? Nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của gang và thép?
Đáp án.
- Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim.
- Gang là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác như Si, Mn, S…trong đó C chiếm từ 2- 5 %
+ Gang cứng, giòn có nhiều ứng dụng như dùng để luyện thép, đúc bệ máy, ống dẫn nước.
- Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác trong đó C chiếm dưới 2 %
+ Thép cứng có tính đàn hồi, ít bị ăn mòn
+ Dùng để chế tạo nhiều chi tiết máy, vật dụng, dụng cụ… làm vật liệu xây dụng, phương tiện giao thông.
Tiết 27:
Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn
Tiết 27. Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ
BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I.THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI?
1.Các vật thể này có hiện tượng gì ?
1. Bị gỉ
2.Chất tạo thành có màu gì và tính chất như thế nào?

2.Gỉ sắt có màu nâu, giòn, xốp, dễ bị bẻ gãy, không còn tính chất của kim loại.

3.Các hiện tượng này thường diễn ra ở đâu?
3.Trong môi trường tự nhiên
4.Hiện tượng gỉ đó có ảnh hưởng gì đến các kim loại hay hợp kim không?


4.Phá huỷ làm hỏng đồ vật
- Hãy giải thích nguyên nhân của sự gỉ?
- Nguyên nhân: Do kim loại tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường
Ví dụ: + trong không khí có khí oxi
+ Trong nước mưa có axit yếu
+ Trong nước biển có hoà tan một số muối NaCL, MgCL2, CaSO4.. .
Hiện tượng kim loại bị gỉ được gọi là sự ăn mòn kim loại. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại?




- Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại
Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I.THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI?
II.NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ?

+ Hãy giải thích hiện tượng ở lần lượt từng thí nghiệm trên?
NHẬN XÉT
Đinh sắt không bị ăn mòn
Đinh sắt không bị ăn mòn
Đinh sắt bị ăn mòn chậm
Đinh sắt bị ăn mòn nhanh
+ Nguyên nhân nào mà TN 2 -3 đinh sắt bị ăn mòn?
+ Nguyên nhân nào mà TN 1- 4 đinh sắt không bị ăn mòn?
+ Qua 4 thí nghiệm trên điều kiện nào làm kim loại bị ăn mòn?
II.NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ?
Vậy theo em yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường


Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI V À BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
- Ảnh hưởng của các chất có trong môi trường: Sự ăn mòn kim lọai không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các chất có trong môi trường mà nó tiếp xúc.
I.THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI?
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim lọai xảy ra nhanh hơn.
Vậy sự ăn mòn kim lọai còn phụ thuộc vào yếu tố nào nữa?
? Từ nội dung I, II và trong thực tế đời sống, hãy thử nêu biện pháp bảo vệ kim lọai khỏi bị ăn mòn mà em biết.Giải thích?
Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường :
Sơn, mạ tráng men, bôi dầu mỡ…
Để đồ vật ở nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ.
Rửa sạch dụng cụ lao động, tra dầu mỡ
2. Chế tạo các hợp kim ít bị ăn mòn:
Ví dụ: Chế tạo thép không gỉ ( inox ): Cho thêm Cr, Mn vào
III.LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÁC ĐỒ VẬT BẰNG KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN ?
Mạ
Rửa sạch, lau khô
Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I.THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI?
Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại
- Ảnh hưởng của các chất có trong môi trường :Sự ăn mòn kim lọai không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các chất có trong môi trường mà nó tiếp xúc.
II.NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI ?
- Ảnh hưởng của nhiệt độ:Ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim lọai xảy ra nhanh hơn.
III.LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÁC ĐỒ VẬT BẰNG KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN?
1.Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường
2.Chế tạo các hợp kim ít bị ăn mòn.
2. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất
Con dao bằng thép không bị gỉ nếu:
Sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.
B. Cắt chanh rồi không rửa
C. Ngâm trong nước tự nhiên lâu ngày
D. Ngâm trong nước muối một thời gian
3. Có người cho rằng “ Kim loại bị ăn mòn thì khối lượng của nó giảm dần”. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Cho ví dụ minh hoạ.
Sai: Vì khối lượng kim loại tăng thêm do tác dụng với các chất trong môi trường.
Ví dụ: Nhúng thanh kim loại Fe vào dd CuCL2 sau một thời gian phản ứng lấy thanh kim loại Fe ra sấy khô, đem cân thấy khối lượng tăng so với ban đầu
A.
1.Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn KL ? Các biện pháp bảo vệ sự ăn mòn mà em biết trong cuộc sống ?

- Yếu tố:
+ Các chất trong môi trường, nhiệt độ
- Biện pháp:
+ Ngăn không cho kim loại tiếp súc với môi trường.
+ Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
DẶN DÒ:
- Về nhà làm các bài tập trong SGK
- Đọc phần “em có biết”
- Ôn lại các kiến thức trong chương để tiết sau luyện tập.
- Hướng dẫn bài tập về nhà:
+ 1,2,3 trả lời như nội dung SGK. Các ví dụ cần lấy phải chỉ rõ được hiện tượng về sự ăn mòn kim loại, hai yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
+ 4.Căn cứ vào định nghĩa hiện tượng vật lí, hóa học để trả lời.
KIM BÀI, NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2014
NGUYỄN THỊ Hồi
Chúc các em chăm ngoan học giỏi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)