Bài 21. Nhiệt năng

Chia sẻ bởi Đặng Thị Hồng Hạnh | Ngày 29/04/2019 | 156

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Nhiệt năng thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Giáo viên: Nguyễn Nhạc - Trường Phổ Thông cấp 2-3 Tân Lập
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ YÊN
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN SÔNG HINH
TRƯỜNG PT CẤP 2-3 TÂN LẬP
? ? ?
GIÁO ÁN
VẬT LÍ 8
GV: Nguy?n Nh?c
Năm học: 2007 - 2008
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào? Mối quan hệ giữa nhiệt độ của vật và vận tốc chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật.
Trả lời:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Câu 2:
Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

a. Khối lượng của vật. b. Trọng lượng của vật.
c. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. d. Nhiệt độ của vật.


d.
Tiết:24 – Bài 21: NHIỆT NĂNG
NHỮNG NỘI DUNG CỦA BÀI HỌC

Tìm hiểu khái niệm nhiệt năng
Các cách làm thay đổi nhiệt năng
Tìm hiểu khái niệm nhiệt lượng
Vận dụng
Tiết:24 – Bài 21: NHIỆT NĂNG
I. Nhiệt năng.
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt nhiệt năng của vật càng lớn.


Tìm hiểu khái niệm nhiệt năng:
Câu hỏi 1:Các chất được cấu tạo như thế nào?
Trả lời: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Câu hỏi 2:Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Trả lời:Nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng.
Câu hỏi 3: Động năng của vật là gì? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc.
Câu hỏi 4: Phân tử có động năng hay không? Vì sao?
Trả lời: Phân tử luôn có động năng vì phân tử luôn chuyển động không ngừng.
Câu hỏi 5: Nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng của vật thay đổi như thế nào?
Trả lời: Nhiệt độ của vật tăng thì phân tử chuyển động nhanh, động năng tăng nhiệt năng của vật tăng.

Tiết:24 – Bài 21: NHIỆT NĂNG
I. Nhiệt năng :
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt nhiệt năng của vật càng lớn.
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng:
Khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng nóng lên, nhiệt năng của nó tăng.

Câu hỏi: Làm thế nào để tăng nhiệt năng của một miếng đồng đồng?
Trả lời:
Cọ xát miếng đồng lên lên miếng gỗ.
Thả miếng đồng vào nước nóng.
Phơi miếng đồng ngoài trời nắng…
C1:Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên.
1. Thực hiện công:
Tiết:24 – Bài 21: NHIỆT NĂNG
I. Nhiệt năng :
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt nhiệt năng của vật càng lớn.
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng:
Thực hiện công: Khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng nóng lên, nhiệt năng của nó tăng.
Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
C2:Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt.

2.Truyền nhiệt:
Tiết:24 – Bài 21: NHIỆT NĂNG
I. Nhiệt năng:
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt nhiệt năng của vật càng lớn.
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng:
Thực hiện công: Khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng nóng lên, nhiệt năng của nó tăng.
2. Truyền nhiệt: Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
III. Nhiệt lượng:
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Nhiệt luợng được kí hiệu bằng chữ: Q.
Đơn vị của nhiệt lượng là jun, kí hiệu: J.

Câu hỏi: Nhiệt lượng là gì?
Trả lời: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Tiết:24 – Bài 21: NHIỆT NĂNG
I. Nhiệt năng:
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt nhiệt năng của vật càng lớn.
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng:
Thực hiện công: Khi thục hiện công lên miếng đồng, miếng đồng nóng lên, nhiệt năng của nó tăng.
2. Truyền nhiệt: Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
III. Nhiệt lượng:
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Nhiệt luợng được kí hiệu bằng chữ: Q.
Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J).
IV. Vận dụng:


C3: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Trả lời: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.
C4:Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Trả lời: Chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
C5:Hãy dùng những kiến thức đã học trong bài để giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài.
Trả lời: Cơ năng của quả bóng chuyển thành nhiệt năng quả bóng, nhiệt năng mặt sàn chỗ va chạm và nhiệt năng của không khí xung quanh quả bóng.



Câu hỏi:Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây không tăng?
a.Nhiệt độ b.Nhiệt năng
c. Khối lượng d. Thể tích

Câu hỏi:Khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau thì nhiệt năng của hai vật có bằng nhau hay không? Giải thích.
Trả lời: Không. Vì nhiệt năng không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ mà còn tỉ lệ với số phân tử tạo thành vật (vì nhiệt năng bằng tổng động năng của các phân tử cấu tạo thành vật).
C.
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công và truyền nhiệt.
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là jun (J).
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Bài vừa học:
Làm bài tập 21.1 đến 21.5 SBT trang 28.
Học thuộc ghi nhớ và vỡ ghi
Đọc “ Có thể em chưa biết”
Bài sắp học: Bài 22: DẪN NHIỆT
Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng những cách nào?
Xin chân thành cám ơn quý
thầy cô và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Hồng Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)