Bài 21. Nhiệt năng

Chia sẻ bởi Ngô Hường | Ngày 29/04/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Nhiệt năng thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

1/ Các chất được cấu tạo như thế nào? Ví dụ chứng minh.
2/ Mô tả thí nghiệm Brao. Kết quả thí nghiệm chứng tỏ điều gì?
3/ Tạo sao một quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
Cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi nguyên tử, phân tử. Ví dụ: muối hòa tan được trong nước chứng tỏ nước cấu tạo từ những hạt nhỏ riêng biệt
Cho các phân tử phấn hoa vào trong nước và quan sát chúng qua kính hiển vi thì thấy các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía. Kết quả chứng tỏ phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
Giữa các phân tử của các chất làm quả bóng có khoảng cách và các phân tử không khí trong quả bóng chuyển động không ngừng nên một số phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm cho quả bóng xẹp dần
ĐÁP ÁN
Trong thí nghiệm về thả quả bóng rơi, mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần. Cuối cùng không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng là cơ năng đã giảm dần. Vậy cơ năng đã biến mất hay chuyển thành một dạng năng lượng khác?
I. NHIỆT NĂNG
NỘI DUNG
Cơ năng là gì?
Vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có ……………...
động năng.
I. NHIỆT NĂNG
NỘI DUNG
II. CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG
Như vậy, để biết nhiệt năng của một vật có thay đổi hay không ta căn cứ vào nhiệt độ của vật có thay đổi hay không  Có cách nào để làm thay đổi nhiệt năng của vật?
Cụ thể, có một đồng tiền bằng đồng, làm thế nào để nó nóng lên?
Chà vào lòng bàn tay, chà vào quần áo, cọ xát vào mặt bàn,
Truyền nhiệt
hơ trên ngọn đèn, nhúng vào nước nóng, bỏ ngoài trời nắng, …
Thực hiện công.
1.Thực hiện công.
C1
I. NHIỆT NĂNG
NỘI DUNG
II. CÁCH CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG
1.Thực hiện công.
C1
Ma sát miếng đồng với mặt bàn.
Ai thực hiện công?
2. Truyền nhiệt:
Có cách nào khác làm miếng đồng nóng lên?
hơ trên ngọn đèn, nhúng vào nước nóng, bỏ ngoài trời nắng, …
Lưu ý: Khi miếng đồng nóng nóng lên, nhiệt năng của nó tăng, còn vật có nhiệt độ cao hơn thì lạnh đi, nhiệt năng của nó giảm. Vật có nhiệt độ cao đã truyền cho miếng đồng một phần nhiệt năng
I. NHIỆT NĂNG
NỘI DUNG
II. CÁCH CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG
1.Thực hiện công.
C2
2. Truyền nhiệt:
Thí nghiệm: Thả chiếc thìa nhôm vào chậu nước nóng
Cho hai chiếc thìa nhôm A , B như nhau
Nhiệt độ của hai chiếc thìa A va B này, khi đã được để lâu ở trong phòng?
Bây giờ thả chiếc thìa B vào cốc nước nóng trên, còn chiếc thìa A để lại làm đối chứng.
I. NHIỆT NĂNG
NỘI DUNG
II. CÁCH CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG
1.Thực hiện công.
C2
2. Truyền nhiệt:
* Nhận xét:
Chiếc thìa sẽ nóng lên  nhiệt năng của chiếc thìa tăng lên.
Vậy do đâu mà nhiệt năng chiếc thìa tăng?
Do nhiệt năng của nước đã truyền cho chiếc thìa.
III. NHIỆT LƯỢNG:
Khi cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau:
+ Nhiệt năng truyền từ vật nào sang vật nào?
 Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
Phần nhiệt năng mà vật nhận được thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt đươc gọi là nhiệt lượng.
Nhiệt lượng được ký hiệu: Q
Đơn vị đo nhiệt lượng: Jun (J)
I. NHIỆT NĂNG
NỘI DUNG
II. CÁCH CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG
1.Thực hiện công.
C3
2. Truyền nhiệt:
III. NHIỆT LƯỢNG:
IV. VẬN DỤNG:
C4
Chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
C5
Cơ năng của quả bóng đã chuyển hóa thành nhiệt năng là nóng qủa bóng và mặt đất tại chỗ tiếp xúc với quả bóng.
Nhiệt năng của miếng đồng giảm xuống, nhiệt năng của nước tăng lên
BÀI TẬP:
Gạo đang được nấu thành cơm. Gạo vừa lấy ở trong máy xay xát ra đều nóng. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng có gì giống nhau, có gì khác nhau trong 2 hiện tượng trên?
Giống nhau: cả hai trường hợp nhiệt năng đều tăng.
Khác nhau:
TH1:
nhiệt năng tăng do truyền nhiệt
TH2:
nhiệt năng tăng do thực hiện công
Phải mất nhiều thế kỷ, con người mới trả lời được câu hỏi về bản chất của nhiệt là gì ? Vào đầu thế kỷ XVIII, người ta cho rằng nhiệt là một chất đặc biệt gọi là “chất nhiệt”. Đó là một chất lỏng vô hình, không có trọng lượng, thấm sâu vào mọi vật và có thể truyền dễ dàng từ vật này sang vật khác. Thuyết chất nhiệt có thể giải thích được một số hiện tượng nhiệt trong đó có sự truyền nhiệt nhưng không giải thích được nhiều hiện tượng nhiệt khác trong đó có hiện tượng thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công.
Lô-mô- nô-xop (1711 - 1765)
Đồng thời với thuyết chất nhiệt còn có thuyết cho rằng bản chất của nhiệt là do chuyển động của các hạt vật chất. Trong số những người ủng hộ thuyết này có các nhà Vật Lý nổi tiếng như Niu-tơn (ngươi Anh), Ma-ri-ot (người Phap), Lô-mô-nô-xốp (người Nga), Jun (người Anh). Tuy nhiên cũng phải chờ đến đầu thế kỷ XIX, khi thuyết về vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử ra đời người ta mới công nhận bản chất của nhiệt là do chuyển động của các hạt vật chất cấu tạo nên vật.
+ Thực hiện lại các lệnh SGK
+ Làm bài tập sách bài tập.
+ Đọc lại phần có thể em chưa biết.
+ Xem trước bài: DẪN NHIỆT.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Hường
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)