Bài 21. Nhiệt năng
Chia sẻ bởi Phan Công Thái |
Ngày 29/04/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Nhiệt năng thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
1.Các chất được cấu tạo như thế nào?
2.Trong các hiện tượng sau đây,hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
Sự khuếch tán của đồng sunfát vào nước
Quả bóng bay dù buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian
Sự tạo thành gió D.Đường tan vào nước
Đáp án : C. Sự tạo thành gió
3. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
Khối lượng của vật
Trọng lượng của vật
Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật
Nhiệt độ của vật
Đáp án: D. Nhiệt độ của vật
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Hãy nhắc lại khái niệm động năng của một vật?
- Động năng là cơ năng của một vật do chuyển động mà có
Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có động năng.Và tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Nêu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích?
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
Nếu ta có một đồng xu bằng đồng, muốn cho nhiệt năng của nó thay đổi ( tăng) ta có thể làm thế nào?
1. Thực hiện công:
Hãy đề ra phương án thực hiện công?
+ Cọ xát đồng xu vào lòng bàn tay
+ Cọ xát đồng xu vào mặt bàn
+ Cọ xát vào quần áo, .
Tại sao em biết nhiệt năng của đồng xu thay đổi( tăng)?
Nguyên nhân làm tăng nhiệt năng?
Khi thực hiện công lên miếng đồng thì nhiệt độ của miếng đồng tăng nên nhiệt năng của miếng đồng tăng( thay đổi)
2. Truyền nhiệt :
Nêu phương án làm tăng nhiệt năng của một chiếc thìa nhôm không bằng cách thực hiện công?
+ Hơ trên ngọn lửa
+ Nhúng vào nước nóng
Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
1. Thực hiện công:
2. Truyền nhiệt : Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
Hãy so sánh nhiệt độ của hai chiếc thìa khi đã để lâu trong phòng?
Một thìa nhôm giữ lại để đối chứng, dự đoán kết quả
Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước nóng tăng?
Nhiệt năng của nước nóng giảm. Nước nóng đã truyền nhiệt cho chiếc thìa nên chiếc thìa nóng lên
Nêu phương án làm giảm nhiệt năng của đồng xu? Nêu rõ đó là cách thực hiện công hay truyền nhiệt?
Cách làm giảm nhiệt năng của đồng xu: Truyền nhiệt cho vật khác có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ của đồng xu. Chẳng hạn thả vào cốc nước đá
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
1. Thực hiện công:
2. Truyền nhiệt : Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
III. Nhiệt lượng:
- Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng ký hiệu bằng chữ Q Đơn vị nhiệt lượng là Jun (J)
Qua các thí nghiệm , khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc :
+ Nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào?
+ Nhiệt độ của các vật thay đổi thế nào?
IV. Vận dụng
C3: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào ? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước
C4: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công
C5: Hãy dùng kiến thức đã học trong bài để giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài?
Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng và mặt sàn
Muốn cho 1g nước nóng thêm 1 độ C thì cần nhiệt lượng khoảng 4J
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
1. Thực hiện công:
2. Truyền nhiệt : Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
III. Nhiệt lượng:
- Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng ký hiệu bằng chữ Q Đơn vị nhiệt lượng là Jun (J)
IV. Vận dụng
Bài tập 21.1 đến 21.6 ( SBT)
Bài học đến đây kết thúc. Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh đã tham dự buổi học này.
2.Trong các hiện tượng sau đây,hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
Sự khuếch tán của đồng sunfát vào nước
Quả bóng bay dù buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian
Sự tạo thành gió D.Đường tan vào nước
Đáp án : C. Sự tạo thành gió
3. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
Khối lượng của vật
Trọng lượng của vật
Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật
Nhiệt độ của vật
Đáp án: D. Nhiệt độ của vật
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Hãy nhắc lại khái niệm động năng của một vật?
- Động năng là cơ năng của một vật do chuyển động mà có
Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có động năng.Và tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Nêu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? Giải thích?
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
Nếu ta có một đồng xu bằng đồng, muốn cho nhiệt năng của nó thay đổi ( tăng) ta có thể làm thế nào?
1. Thực hiện công:
Hãy đề ra phương án thực hiện công?
+ Cọ xát đồng xu vào lòng bàn tay
+ Cọ xát đồng xu vào mặt bàn
+ Cọ xát vào quần áo, .
Tại sao em biết nhiệt năng của đồng xu thay đổi( tăng)?
Nguyên nhân làm tăng nhiệt năng?
Khi thực hiện công lên miếng đồng thì nhiệt độ của miếng đồng tăng nên nhiệt năng của miếng đồng tăng( thay đổi)
2. Truyền nhiệt :
Nêu phương án làm tăng nhiệt năng của một chiếc thìa nhôm không bằng cách thực hiện công?
+ Hơ trên ngọn lửa
+ Nhúng vào nước nóng
Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
1. Thực hiện công:
2. Truyền nhiệt : Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
Hãy so sánh nhiệt độ của hai chiếc thìa khi đã để lâu trong phòng?
Một thìa nhôm giữ lại để đối chứng, dự đoán kết quả
Do đâu mà nhiệt năng của thìa nhúng trong nước nóng tăng?
Nhiệt năng của nước nóng giảm. Nước nóng đã truyền nhiệt cho chiếc thìa nên chiếc thìa nóng lên
Nêu phương án làm giảm nhiệt năng của đồng xu? Nêu rõ đó là cách thực hiện công hay truyền nhiệt?
Cách làm giảm nhiệt năng của đồng xu: Truyền nhiệt cho vật khác có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ của đồng xu. Chẳng hạn thả vào cốc nước đá
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
1. Thực hiện công:
2. Truyền nhiệt : Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
III. Nhiệt lượng:
- Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng ký hiệu bằng chữ Q Đơn vị nhiệt lượng là Jun (J)
Qua các thí nghiệm , khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc :
+ Nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào?
+ Nhiệt độ của các vật thay đổi thế nào?
IV. Vận dụng
C3: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào ? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước
C4: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công
C5: Hãy dùng kiến thức đã học trong bài để giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài?
Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng và mặt sàn
Muốn cho 1g nước nóng thêm 1 độ C thì cần nhiệt lượng khoảng 4J
I. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn
II. Các cách làm thay đổi nhiệt năng
1. Thực hiện công:
2. Truyền nhiệt : Cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
III. Nhiệt lượng:
- Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng ký hiệu bằng chữ Q Đơn vị nhiệt lượng là Jun (J)
IV. Vận dụng
Bài tập 21.1 đến 21.6 ( SBT)
Bài học đến đây kết thúc. Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh đã tham dự buổi học này.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Công Thái
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)