Bài 21. Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Chia sẻ bởi | Ngày 02/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Ngắm trăng (Vọng nguyệt) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

I, Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
Em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh?
Hoàn cảnh ra đời của tập "Nhật kí trong tù"
II, Đọc hiểu văn bản
Em có thể đọc thuộc lòng phần phiên âm của bài thơ?
"Ngắm trăng" là bài thơ tiêu
biểu thể hiện tình yêu thiên
nhiên của Hồ Chí Minh. Bài
thơ viết về một cuộc ngắm
trăng thật đặc biệt: ngắm
trăng trong nhà tù. Chính
trong hoàn cảnh đặc biệt,
lòng yêu thiên nhiên nói
riêng, vẻ đẹp tâm hồn của
Bác nói chung càng bộc
lộ rõ.

Vọng nguyệt, đối nguyệt, khán minh nguyệt
là một thi đề khá phổ biến trong thơ xưa.
Thi nhân xưa gặp đêm trăng đẹp thường
đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng.
Có rượu, có hoa thì sự thưởng trăng mới
thật mĩ mãn, mười phần thú vị. Người ta
thường chỉ ngắm trăng khi tâm hồn
thảnh thơi, thư thái.
Nay, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn
cảnh đặc biệt: trong tù/ không rượu/ không hoa.
Cuộc sống tàn bạo, dã man chốn ngục tù làm gì có
rượu, có hoa để Bác thưởng trăng. Tâm hồn yêu
thiên nhiên bỗng chốc gặp trở ngại.
Đối chiếu phần phiên âm, dịch nghĩa với phần dịch thơ em thấy có gì đáng chú ý?
Trong phiên âm, câu thơ thứ hai là một câu hỏi thể
hiện sự xốn xang, bối rối rất nghệ sỹ của Hồ Chí
Minh trước cảnh đêm trăng đẹp không có rượu, có
hoa, trong chốn ngục tù hôi hám này. Trong tù thì
biết làm thế nào để có cuộc ngắm trăng thực sự, do
đó Người càng bứt rứt, bối rối. Người chiến sỹ cách
mạng vĩ đại, lão luyện ấy vẫn là một con người yêu
thiên nhiêu một cách say mê và hồn nhiên đã rung
động mãnh liệt trước cảnh đêm trăng đẹp, dù đang
"thân thể ở trong lao".
Câu thơ là minh chứng rõ nét cho câu
"thân thể ở trong lao/ tinh thần ở ngoài
lao". "Nhân" ở trong lao, "nguyệt" ở
ngoài trời, song sắt nhà tù chính là rào
cản về vật chất nhưng không che cản
được tâm hồn yêu trăng của người tù.
Đây không phải là cuộc vượt ngục tinh thần duy
nhất của người tù cách mạng Hồ Chí Minh để tìm
đến vầng trăng tri kỉ. Bác cũng đã từng "Lòng theo
vời vợi mảnh trăng thu" (Trung thu)
Mặc cho không rượu cũng không hoa,
Bác vẫn có trọn vẹn một đêm thưởng
trăng theo ý muốn. Cả người và trăng
đều tìm đến giao hòa cùng nhau, ngắm
nhau say đắm.
Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm
nổi bật "tình cảm song phương" mãnh liệt của
cả người và trăng. Biện phấp nghệ thuật nhân
hóa đã khiến vầng trăng như có hồn, từ ngoài
khe cửa nhìn ngắm nhà thơ. Trăng đã "khán
thi gia" chứ không phải chỉ là "ngắm" một
người tù bình thường, đó sự giao hòa giữa
những tâm hồn tri kỉ. Người và trăng đã thực
sự là tri kỉ của nhau.

Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên
đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ vừa cho thấy sức
mạnh tinh thần to lớn của người chiến sỹ vĩ
đại Hồ Chí Minh. Đằng sau những câu thơ ấy
lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây
là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt
hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo
của ngục tù.
Bài thơ cũng cho thấy những nét đặc sắc trong phong
cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh: vừa có màu sắc cổ
điển vừa mang tinh thần hiện đại; vừa giản dị hồn
nhiên vừa hàm súc dư ba.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ:
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)