Bài 21. Nam châm vĩnh cửu

Chia sẻ bởi Trần Cao Cường | Ngày 27/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Nam châm vĩnh cửu thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng

các thầy giáo, cô giáo
tham dự thao giảng
năm học : 2006 - 2007
Giáo viên: Vũ Thu Trang
Chương II: Điện tử học
Nam châm điện có đặc điểm gì giống và khác nam châm vĩnh cửu?
Từ trường tồn tại ở đâu? Làm thế nào nhận biết được từ trường? Biểu diễn từ trường bằng hình vẽ như thế nào?
Lực điện từ do từ trường tác dụng lên dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có đặc điểm gì?
Trong điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng?
Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như thế nào?
Vì sao ở hai đầu đường dây tải điện phải đặt máy biến thế?
Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
I- Từ tính:
1. Thí nghiệm:
2. Kết luận:
Bình thuờng, kim (hoặc thanh) nam châm tự do, khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam - Bắc. Một cực của nam châm (còn gọi là từ cực) luôn chỉ hướng Bắc (được gọi là cực Bắc), còn cực kia luôn chỉ hướng Nam (được gọi là cực Nam).
C1: Đưa thanh kim loại lại gần vụn sắt trộn lẫn vụn nhôm, đồng. Nếu thanh kim loại hút vụn sắt thì nó là nam châm.
C2: + Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam - Bắc.
+ Khi đã đứng cân bằng trở lại, nam châm vẫn chỉ hướng Nam - Bắc như cũ.
? Quy ước ký hiệu:
N (viết Tiếng Anh North): Cực Bắc.
S (viết Tiếng Anh South): Cực Nam.
Nam châm có thể hút được các vật liệu từ. Ví dụ: sắt, niken, côban, gađôlini.
Nam châm hầu như không hút đồng nhôm và các vật liệu từ.
II- Tương tác giữa hai nam châm:
Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
2. Kết luận:
Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.

C3: Đưa cực Nam của thanh nam châm lại gần kim nam châm ? cực Bắc của kim nam châm bị hút bề phía cực Nam của thanh nam châm.
C4: Đổi đầu của 1 trong hai nam châm rồi đưa lại gần ? các cực cùng tên của hai nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.
1. Thí nghiệm:
III- Vận dụng:
Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
C6: Bộ phận chỉ hướng của la bàn là kim nam châm bởi vì tại mọi vị trí trên Trái Đất (trừ ở hai địa cực) kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc địa lí.
? La bàn dùng để xác định phương hướng dùng cho người đi biển, đi rừng, xác định hướng nhà.
Bài tập 1: Tính chất cơ bản của nam châm là gì?
A. Hút các vật bằng sắt, thép (hay bị các vật bằng sắt, thép hút).
B. Nam châm luôn có hai cực: một cực Bắc (N) và một cực Nam (S).
C. Các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trò chơi ô chữ
C7: Đầu nào của nam châm có ghi chữ N là cực Bắc. Đầu có ghi chữ S là cực Nam. Đối với các nam châm không ghi chữ ta phải dựa vào màu sắc hoặc kiểm tra:
+ Dùng nam châm khác đã biết cực từ đưa lại gần, dựa vào tương tác giữa 2 nam châm để xác định tên cực.
+ Đặt kim nam châm tự do, dựa vào định hướng của kim nam châm để biết được tên cực từ của kim nam châm.
C8: Sát với cực có ghi chữ N (cực Bắc) của thanh nam châm treo trên dây là cực Nam của thanh nam châm.
Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
Bài tập 2: Nhìn hình bên (dựa vào màu sơn) hãy giải thích xem tại sao thanh nam châm (2) lại lơ lửng ở trên thanh nam châm (1)? Nếu đổi đầu một trong hai thanh nam châm này thì còn hiện tượng đố nữa không? Tại sao?
Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
Ghi nhớ

Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩu nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
Hướng dẫn về nhà:

Đọc phần "có thể em chưa biết".
Học kĩ bài và làm bài tập 21 (SBT).
Đọc trước bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường.
Chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Cao Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)