Bài 21. Nam châm vĩnh cửu

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Sang | Ngày 27/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Nam châm vĩnh cửu thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Thi kĩ năng CNTT - Hoàng Văn Sang - Email: [email protected] - DĐ: 0987773525
Trang bìa
Trang bìa:
TIẾT 22: NAM CHÂM VĨNH CỬU Từ tính của nam châm
Đặt vấn đề:
Tổ Xung Chi là nhà phát minh Trung Quốc thế kỉ V. Ông đã chế tạo ra xe chỉ nam. Đặc điểm của xe này dù xe có chuyển động theo hướng nào thì hình nhân đặt trên xe cũng chỉ tay về hướng Nam. Bí quyết nào đã làm cho hình nhân trên xe của Tổ Xung Chi luôn luôn chỉ hướng Nam? Để trả lời chính xác câu hỏi trên các em nghiên cứu bài học hôm nay. Thí nghiệm:
I. TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM: 1. Thí nghệm. Nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm ở lớp 5, lớp 7. Theo em nam châm là vật có những đặc điểm gì? - Nam châm hút sắt hay bị sắt hút. - Nam châm có hai cực Bắc và cực Nam. Hãy đề xuất và thực hiện một thí nghiệm để phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không? Thí nghiệm:
Thanh kim loại Thanh nam châm C2:
I. TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM: 1. Thí nghệm. Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như mô tả trên hình 21.1 Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào? Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm còn chỉ hướng như lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm 2 lần và cho nhận xét. Hình 21.1 Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam - Bắc. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm vẫn chỉ hướng Nam - Bắc như cũ. Kết luận:
I. TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM: 2. Kết luận. Thông qua TN trên và việc trả lời câu hỏi C1, C2 ta rút ra được kết luận gì về từ tính của nam châm? - Bình thường, kim (hoặc thanh) nam châm tự do, khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam - Bắc. Một cực của nam châm (còn gọi là từ cực) luôn chỉ hướng Bắc (được gọi là cực Bắc), còn cực kia luôn chỉ hướng Nam (được gọi là cực Nam). Các cực của nam châm được kí hiệu hay quy ước như thế nào? * Chú ý: Trên nam châm có ghi: Chữ N (North) chỉ cực Bắc (thường được sơn màu đỏ). Chữ S (South) chỉ cực Nam (thường được sơn màu xanh hoặc màu trắng). Kết luận:
I. TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM: 2. Kết luận. Ngoài sắt, thép nam châm còn hút được những vật liệu nào? - Ngoài sắt, thép nam châm còn hút được niken, côban, gađôlini...các kim loại này là những vật liệu từ. Nam châm hầu như không hút đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ. Hãy nêu tên các loại nam châm trên hình a, b, c? Hình a Hình b Hình c - Một số dạng nam châm thường được dùng trong phòng thí nghiệm: - Có 3 loại nam châm thường gặp: Nam châm thẳng, kim nam châm và nam châm chữ U. Tương tác giữa hai nam châm
C3:
I. TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM II. TƯƠNG TÁC GIỮA HAI NAM CHÂM: 1. Thí nghệm. Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau (hình 21.3). Quan sát hiện tượng cho nhận xét. C4:
I. TỪ TÍNH CỦA NAM CHÂM II. TƯƠNG TÁC GIỮA HAI NAM CHÂM: 1. Thí nghệm. Đổi đầu của một trong hai nam châm rồi đưa lại gần nhau. Có hiện tượng gì xẩy ra với các nam châm? Kết luận:
II. TƯƠNG TÁC GIỮA HAI NAM CHÂM: 2. Kết luận. Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên. Chú ý:
II. TƯƠNG TÁC GIỮA HAI NAM CHÂM: * Trong quá trình bảo quản và sử dụng nam châm cần chú ý: - Không nung nóng nam châm, không để nam châm ở những nơi có nhiệt độ cao. - Không bẻ gãy, làm va đập mạnh nam châm. - Nên để một thanh sắt non nối hai cực từ của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau. - Không để nam châm, gần đồng hồ điện tử, máy tính cầm tay, USB, màn hình ti vi, màn hình vi tính...Vì dưới tác dụng từ của nam châm có thể làm ảnh hưởng thậm chí hư hỏng đến các thiết bị này. Vận dụng
C5, C6:
III. VẬN DỤNG: Có thể trên hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi có gắn thanh nam châm và cánh tay là cực nam của nam châm. Bộ phận chính chỉ hướng của la bàn là kim nam châm. Vì mọi nơi trên trái đất kim nam châm luôn chỉ hướng Nam – Bắc. C7, C8:
III. VẬN DỤNG: Ta căn cứ vào chữ ghi hoặc màu sơn để xác định từ cực của nam châm: - Ghi chữ N là cực Bắc. - Ghi chữ S là cực Nam. Củng cố và dặn dò
Bài tập:
Có một thanh nam thẳng bị gãy tại chính giữa của thanh. Hỏi lúc này một nửa thanh nam châm sẽ như thế nào?
A. Chỉ còn từ cực Bắc.
B. Chỉ còn từ cực Nam.
C. Còn một trong hai từ cực.
D. Vẫn còn hai từ cực, từ cực Bắc và từ cực Nam.
Ghi nhớ:
- Nam châm nào cũng có hai cực. Khi để tự do, cực luôn về hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam. - Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. GHI NHỚ Dặn dò:
Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc phần “Có thể em chưa biết”/ SGK- trang 60. Làm bài tập 21.1→ 21.6/ SBT. Xem trước bài 22. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Kết thúc:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Sang
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)