Bài 21. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xuyến | Ngày 08/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Liên kết câu và liên kết đoạn văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:
















Kiểm tra bài cũ
1/ Thế nào là thành phần gọi đáp?
-Thành phần gọi đáp là thành phần biệt lập
Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp















2/ Thế nào là thành phần phụ chú?
Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập
Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Kiểm tra bài cũ






























Ngữ văn - Tiết 109:
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
I. Khái niệm liên kết:
1.Ví dụ: Đoạn văn (sgk-42,43)
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
2.Nhận xét:
-Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại (thông qua suy nghĩ tình cảm của người nghệ sĩ).















Ngữ văn - Tiết 109:
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
I.Khái niệm liên kết:
1.Ví dụ: Đoạn văn (tr.42,43)
2. Nhận xét:
-Đoạn văn bàn về cách người
nghệ sĩ phản ánh thực tại
(thông qua suy nghĩ tình
cảm của người nghệ sĩ).


-Chủ đề đoạn văn liên kết
với chủ đề chung văn bản.
? liên kết chủ đề.
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).
(Nguyễn Đình Thi, tiếng nói của văn nghệ)
=> Chủ đề của đoạn văn ( chỉ bộ phận)- quan hệ với chủ đề chung của văn bản: Tiếng nói của văn nghệ ? liên kết chủ đề.















Ngữ văn - Tiết 109:
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
I.Khái niệm liên kết
1.Ví dụ:
2. Nhận xét:
-Đoạn văn bàn về cách
người nghệ sĩ phản ánh
thực tại.
-Liên kết chủ đề đoạn
văn với chủ đề chung văn
bản. ?Liên kết chủ đề
-Nội dung các câu phục
vụ chủ đề của đoạn văn.
Các câu được sắp xếp
trình tự, lô- gic.
?Liên kết nội dung.
=>Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại (1). Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói một điều mới mẻ(2). Cái mới mẻ ấy là lời gửi của một nghệ sĩ (3).
?Nội dung chính các câu đều hướng vào chủ đề đoạn văn, các câu được sắp xếp trình tự, lô- gic.
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).















Ngữ văn - Tiết 109:
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
I. Khái niệm liên kết
1.Ví dụ:
2. Nhận xét:
-Về hình thức: Các câu và các đoạn văn liên kết với nhau bằng các phép liên kết giữa các từ ngữ ở câu sau với từ ngữ ở câu trước:
+Phép lặp từ ngữ.
+Phép dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
+Cùng trường từ liên tưởng.
+Phép thế.
+Phép nối.
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3)
-Lặp từ ngữ: tác phẩm (3)-Tác phẩm (1).
-Trường từ liên tưởng: Tác phẩm (1,3)-nghệ sĩ (2)
-Từ thay thế: Anh (3)-nghệ sĩ (2).
-Quan hệ từ nối: Nhưng (2-1).
-Cụm từ đồng nghĩa: Cái đã có rồi (2)-những vật liệu mượn ở thực tại (1).















Ngữ văn - Tiết 109:
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
I. Khái niệm liên kết

1.Ví dụ:
2. Nhận xét:
Liên kết:
-Là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu trong một đoạn văn, giữa đoạn văn với đoạn văn trong một văn bản bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết.
-Các đoạn văn trong văn bản, cũng như các câu trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung và hình thức.
3.Ghi nhớ: ( sgk-tr.43)















Chỉ ra phép liên kết câu trong các đoạn văn sau:
1/ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!
( Thép Mới- Cây tre Việt Nam)
2/ Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào "Học tập Phạm Văn Nghĩa". Phong trào ấy được các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng.
Thảo luận nhóm:















Đáp án:
1/ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!
?Liên kết câu bằng phép lặp từ : Tre
2/ Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào "Học tập Phạm Văn Nghĩa". Phong trào ấy được các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng.
Liên kết câu bằng phép lặp từ: Phong trào (2)-(1)
Liên kết câu bằng phép thế: ấy (2) - "Học tập Phạm Văn Nghĩa"(1)















I.Khái niệm liên kết
1.Ví dụ:
2.Nhận xét:
3.Ghi nhớ: (sgk.tr.43)
II.Luyện tập:
Bài tập: (sgk, tr.43)
Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu
trong đoạn văn ( sgk tr.44).
Ngữ văn - Tiết 109:
Liên kết câu và liên kết đoạn văn















Đáp án:
1/
Chủ đề của đoạn văn:
Khẳng định năng lực, trí tuệ của con người Việt Nam và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
Nội dung các câu văn:
Đều tập trung vào chủ đề đó.
- Trình tự sắp xếp hợp lí của các ý trong các câu:
+ Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam (câu1,2)
+ Những điểm hạn chế (câu 3,4)
+ Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới (câu 5).















2/ Liên kết câu bằng các phép liên kết:
-Phép đồng nghĩa: Bản chất trời phú (câu 2-1).
-Phép nối: Nhưng (câu3-2).
-Phép nối: ấy là (câu4-3).
-Phép lặp từ ngữ: lỗ hổng (câu 5-4).
-Phép lặp từ ngữ: thông minh (câu 5-1).















Bài tập vận dụng:
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 3-4 câu), chủ đề học tập, có sử dụng phép liên kết câu.















§o¹n v¨n mÉu:
§Êt n­íc ®ang trªn ®µ ph¸t triÓn vµ héi nhËp quèc tÕ rÊt cÇn nh÷ng con ng­êi cã tri thøc. Muèn cã tri thøc, chóng ta ph¶i ra søc tÝch cùc häc tËp. Häc trªn líp, häc ë nhµ, häc ë mäi n¬i, mäi lóc víi nhiÒu h×nh thøc. KÕt qu¶ häc tËp sÏ lµ hµnh trang gióp ta gãp phÇn vµo c«ng cuéc x©y dùng quª h­¬ng vµ ph¸t triÓn ®Êt n­íc.















Hướng dẫn về nhà
-Học nắm chắc phần ghi nhớ sgk-43.
-Tập nhận diện các phép liên kết câu trong các đoạn văn bản đã học.
-Chuẩn bị bài tiết học sau: Liên kết câu và liên kết đoạn văn ( luyện tập- sgk.tr.49).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xuyến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)