Bài 21.Hoạt động hô hấp
Chia sẻ bởi Hồ Thị Xuân |
Ngày 01/05/2019 |
248
Chia sẻ tài liệu: Bài 21.Hoạt động hô hấp thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
hướng dẫn
trình bày và
báo cáo luận văn thạc sĩ
12/2005, Lê Hữu ảnh
Nội dung
1. Các quy định chung về luận văn thạc sĩ
2. Nội dung chính và hình thức trình bày của luận văn thạc sĩ
3. Báo cáo luận văn
Mục đích
Giúp học viên thực hiện tốt đề tài và trình bày luận văn đáp ứng yêu cầu của Bộ GD và ĐT và của trường ĐHNNI
Đạt được sự nhất trí trong luận văn
Tạo thuận lợi cho việc đánh giá các luận văn
Tăng cường tính sáng tạo trong các trường hợp đặc biệt
1. Các quy định về LV thạc sĩ
Luật giáo dục (1998)
Điều 35: Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lí thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.
Điều 36: Đào tạo thạc sĩ phải bảo đảm cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình.
Quy chế đào tạo SĐH
Điều 2: Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Điều 5: Luận văn thạc sĩ: đề tài luận văn thạc sĩ là một vấn đề về khoa học, kĩ thuật hoặc quản lí cụ thể do cơ sở đào tạo giao hoặc do học viên đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và được Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa và của cơ sở đào tạo chấp thuận.
Điều 6: Cấu trúc chương trình:
Luận văn thạc sĩ chiếm từ 10 - 30% chương trình đào tạo
10-15% cho cấu trúc loại 1
25-30% cho cấu trúc loại 2
Điều 10
Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lí thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, về phương pháp giải quyết vấn đề đã được đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và xử lí đề tài.
Đối với luận văn theo cấu trúc chương trình loại 2 cần có những đề xuất mới hoặc kết quả mới
Cơ sở đào tạo xây dựng quy định về cách cho điểm đánh giá luận văn. Việc đánh giá luận văn phải bảo đảm đánh giá đúng trình độ kiến thức của học viên.
Điểm chấm luận văn của từng thành viên theo thang điểm từ 0 đến 10, nếu cho điểm lẻ thì chỉ 0,5 điểm.
Tiêu chí đánh giá luận văn
Tính thời sự
Giá trị khoa học
ý nghĩa thực tiễn
Tính xác thực của đối tượng nghiên cứu
Sự chính xác, hợp lí của phương pháp nghiên cứu
Mức độ tin cậy của số liệu và kết quả thu được
Trình độ khai thác thông tin, phân tích số liệu, tổng hợp vấn đề
Phương pháp và trình độ thể hiện kiến thức
Bảo đảm quy định về khối lượng, cấu trúc và hình thức
2. các phần chính và hình thức chung của luận văn
Mở đầu
Tổng quan
Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận
các phần chính của một luận văn cơ bản gồm các mục như dưới đây. Tuy nhiên, tuỳ từng ngành và từng đề tài cụ thể, luận văn có thể có những cấu trúc khác nhau. Nhà trường khuyến khích tính sáng tạo trong nghiên cứu.
Chọn và đặt tên đề tài
Yêu cầu đối với đề tài
- Phải bảo đảm tính khoa học và giá trị thực tiễn
- Thực hiện trọn vẹn trong thời gian và điều kiện vật chất cho phép
Tên đề tài
- Phản ánh nội dung đề tài
- Ngắn gọn
Bắt đầu công việc nghiên cứu
Cần xác định được:
- Đề tài liên quan đến lĩnh vực nào, các vấn đề cần nghiên cứu nào?
Sự cần thiết của ĐT: ít thông tin, chưa có mô hình, giải pháp thích đáng, giải quyết các vấn đề lí thuyết, kĩ nghệ,...
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Giới hạn đề tài: lí thuyết, thực tiễn, không gian, thời gian
Mở đầu
Giới thiệu ngắn gọn về lí do nghiên cứu đề tài, cơ sở luận chứng, mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nên nêu được câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu
tổng quan
Tại sao?
Làm cơ sở cho nghiên cứu
Rút ngắn được bước đường nghiên cứu
Tiết kiệm thời gian
Bảo đảm tính toàn diện
Tổng quan
Phần này trình bày khái quát tình hình của vấn đề nghiên cứu thông qua các tài liệu, tư liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nội dung tổng quan thường đề cập tới:
Các hướng nghiên cứu xung quanh vấn đề được quan tâm. Nêu rõ kết quả của từng hướng nghiên cứu và đánh giá ưu, khuyết điểm của các hướng đó.
Các quan điểm về vấn đề nghiên cứu.
Mức độ giải quyết đối với vấn đề đang quan tâm. Những thuận lợi, khó khăn, triển vọng và phương hướng giải quyết.
Quan điểm của tác giả đối với vấn đề xem xét.
Gợi ý
Cần có đề cương chặt chẽ.
Nên đi từ vấn đề chung đến các chi tiết, đặc thù.
Chỉ quan tâm đến các nội dung liên quan chặt chẽ đến đề tài.
Tổ chức thông tin thu thập được (theo thời gian hoặc theo vấn đề)
Nguồn trích dẫn phải rất rõ ràng, chi tiết (để có thể tìm được đến văn bản gốc).
Gợi ý
Lập thư mục riêng cho các tài liệu, đọc và nhận xét: vận dụng được gì, ưu điểm và nhược điểm, các nội dung đọc đề cập đến vấn đề gì, nhằm mục đích gì, có đặt ra giả thuyết gì, các phương pháp và cơ sở lí thuyết đã dùng...
Viết tổng quan: không liệt kê, không sao chép y nguyên. Nên viết theo đề cương, lôgic, chuyển thành văn của mình...
Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Việc chọn đối tượng và phương pháp nghiên cứu phải thể hiện được tư duy khoa học và phương pháp giải quyết vấn đề của tác giả luận văn.
- Các phương pháp kinh điển, quen thuộc thì chỉ cần nêu rõ tên mà không cần mô tả chi tiết. Các phương pháp mới, phương pháp có cải biên, phương pháp tự đề xuất cần được mô tả chi tiết.
phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu nào?
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu?
Lí do chọn điểm NC (TN, XH, ST, tính đại diện, có đúng mục tiêu đề tài không?)
Thu thập số liệu: thứ cấp, sơ cấp
Phương pháp phân tích: mô tả, thống kê, hàm ứng dụng, chương trình, chỉ tiêu...
Phương pháp xử lí số liệu: software, thuật toán...
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày các kết quả nghiên cứu của các tác giả theo trình tự nhất định
Cần có các nhận xét khoa học khi trình bày kết quả. Từ các nhận xét để trở thành các kết luận của luận văn.
Thảo luận kết quả: so sánh kết quả với các nghiên cứu khác.
Cần khẳng định độ tin cậy của các số liệu thu thập phân tích qua các đánh giá kiểm định.
Gợi ý
Chú ý các nhận xét, bình luận có tính khoa học từ các kết quả nghiên cứu.
Tránh dẫn dắt dài dòng, suy diễn thiếu căn cứ.
Tránh liệt kê đơn thuần, tránh trùng lặp khi trình bày.
Đa dạng hoá cách thể hiện: bảng biểu, sơ đồ, hình, đồ thị, ảnh,...
Nhấn mạnh các nhận xét khoa học, kết gắn các phần kết quả, phần kết quả này là gợi ý cho kết quả sau.
Kết luận và đề nghị
Ngắn gọn, khẳng định, trả lời đúng mục đích đặt ra.
Chỉ kết luận những nội dung được nghiên cứu
Không bàn luận, phân tích dài dòng trong kết luận.
Nên viết:
1.
2.
.
Các kiến nghị cần nêu trên cơ sở nội dung và kết quả nghiên cứu. Nên cân nhắc kĩ các đề nghị.
tài liệu tham khảo
Tại sao cần?
Khoa học mang tính kế thừa
Trung thực
Làm tăng giá trị công trình
Trích dẫn nhiều cấp
Nguồn số liệu, tài liệu
Trích cấp 1, cấp 2
Dẫn cứ
Hình thức và các quy định in ấn
Bìa luận văn
Bìa gồm bìa chính và phụ bìa.
Bìa chính đóng giấy cứng.
Mẫu bìa chính
(bìa cứng)
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học Nông nghiệp I
--------------------------------------------------
họ tên tác gi?
tên đề tài luận vAn
luận vAn thạc sĩ...
(theo ngành được cấp bằng)
Hà nội - 200..
Mẫu bìa phụ
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học Nông nghiệp I
--------------------------------------------------
họ tên tác gi?
tên đề tài luận vAn
luận vAn thạc sĩ...
(theo ngành được cấp bằng)
Chuyờn ngnh
Mó s?
Ngu?i hu?ng d?n khoa h?c
(ch?c danh KH, h?c v?, h? tờn)
Hà nội - 200..
Bìa luận văn
Cần trình bày cân đối, đẹp, khiêm tốn
Ngành được cấp bằng ở trường ĐH NNI
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: các ngành KTTT, CGCT, BVTV, CN, TY, KH đất, QLĐĐ, NTTS
Luận văn thạc sĩ kinh tế: ngành KTNN
Luận văn thạc sĩ kĩ thuật: các ngành CKNN, ĐIện NN
Lời cam đoan
Lời cam đoan danh dự thể hiện luận văn là công trình khoa học của riêng tác giả và chưa được sử dụng trong các công bố.
Thể hiện sự thực hiện các trích dẫn đúng và đầy đủ.
Lời cam đoan có thể viết (gợi ý)
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn kí tên
Lời cám ơn
Tác giả bày tỏ tình cảm của mình đối với các cá nhân, tập thể đã hướng dẫn, giúp đỡ, cộng tác và tài trợ trong quá trình hoàn thành luận văn.
Lời cám ơn
Lời cám ơn nên tránh khuôn sáo và thiếu nghiêm túc, đồng thời tránh gượng ép, thiếu tình cảm.
Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu (nếu cần)
Trong danh mục xếp theo thứ tự bảng chữ cái các từ tắt.
Không nên lạm dụng các từ tắt.
Danh mục các bảng (nếu cần)
Số bảng Tên bảng Trang
Ví dụ
3.1 Các yếu tố cấu thành năng suất... 35
... ... ...
Danh mục các hình (nếu cần)
Số hình Tên hình Trang
Ví dụ
3.1 Phân bố lượng mưa... 35
... ... ...
Khổ giấy, chữ, kích cỡ chữ và cách trình bày
Giấy trắng khổ A4. Văn bản đánh máy trên một mặt giấy
Font chữ tương đương VN Time 13 - 14 của Win Word.
Chế độ dãn dòng 1.5 line spacing (mỗi trang khoảng 26-28 hàng)
Lề trái 3,5 cm
Lề phải 2,0 cm
Nếu để Lề trên 3,0 cm; Lề dưới 3,5 cm thì đánh số trang chính giữa lề dưới và thống nhất trong toàn luận văn
Nếu để Lề dưới 3,0 cm; Lề trên 3,5 cm thì đánh số trang chính giữa lề trên và thống nhất trong toàn luận văn
Các chương mục và tiểu mục
Đầu đề các chương, mục, tiểu mục cần thống nhất quy cách về kiểu chữ, font chữ trong suốt luận văn.
Các mục cấp 1 cần đề đầu trang
Không nên để các mục ở cuối trang (trừ các mục cấp nhỏ)
Thứ tự các mục được đánh bằng chữ ả rập. VD:
3
3.1
3.1.1
Không nên chia quá nhiều cấp mục (VD tới mục cấp 5)
Viết tắt và thuật ngữ có gốc nước ngoàI
Thuật ngữ cần viết tắt được viết đầy đủ khi xuất hiện lần đầu tiên và ngay sau đó đặt kí hiệu tắt trong ngoặc đơn.
Các thuật ngữ viết tắt là những từ hay cụm từ được lặp lại nhiều lần, tuy nhiên không nên lạm dụng viết tắt.
Không được viết tắt ở các đầu mục.
Đối với thuật ngữ hay cụm từ có nguồn gốc nước ngoài thì phiên âm theo quy định. Trong những trường hợp còn tranh luận về phiên âm thì có thể để nguyên văn đối với các ngôn ngữ có nguồn gốc latinh. Các ngôn ngữ khác (chữ tượng hình) cần phiên âm.
Luận văn khoa học cần tính thống nhất cao trong trình bày các thuật ngữ khoa học
Làm mục lục
Mục lục thể hiện kết cấu chung của luận văn, giúp người đọc thuận tiện trong tìm kiếm thông tin. Các tiêu đề trong mục lục phải được để nguyên văn.
Không cần làm mục lục quá chi tiết. Chỉ nên tối đa trong phạm vi 2 trang trình bày.
Số trang các phần đầu của luận văn được đánh theo thứ tự chữ Lamã thường (i, ii, iii, iv,...).
Trang của luận văn bắt đầu từ "Mở đầu" kết thúc ở cuối "Kết luận".
Mục lục
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục .
Danh mục các chữ tắt và kí hiệu
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
1. Mở đầu 1
1.1 .... 1
1.2 .. .
2. Tổng quan tài liệu
2.1 ....
2.2 ....
3. Đối tượng, địa điểm...
4. Kết quả và thảo luận
5. Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
(Chú ý: đánh số trang tiếp tục cho đến hết luận văn, kể cả phần TLTK và phụ lục)
Cách trình bày tàI liệu tham khảo
Chia các khối tiếng :
Tiếng Việt
1.
...
97.
Tiếng Anh
98.
...
105
Tiếng Nga
106
tài liệu tham khảo
Các thông tin kèm theo phần trích dẫn phải bảo đảm các yếu tố để người đọc có thể tìm được tài liệu gốc khi cần.
Chỉ được phép đưa vào danh mục TLTK khi luận văn có sử dụng tham khảo.
Các phương pháp trích dẫn :
Phương pháp tác giả, năm
VD: Nguyễn Văn A (1999) cho rằng...; hoặc "... nội dung trích..." (Nguyễn Văn B, 2003).
Đây là phương pháp các văn bản tiếng Anh. Không phải là quy định của Việt Nam.
tài liệu tham khảo
2. Phương pháp số
Trích dẫn kèm theo dấu [ ]
VD Nguyễn Văn A [15] cho rằng... hoặc ... "nội dung trích..." [24].
Số 15 hay 24 ở VD trên là thứ tự tài liệu trong Danh mục TLTK có sử dụng
Trường hợp cả số tài liệu và số trang của tài liệu thì ghi kết hợp như sau:
[85, tr. 34-36] nghĩa là trang tham khảo là 34-36 ở tài liệu 85.
Khi dùng nhiều tài liệu cho một nội dung trích dẫn thì ghi các TL cách nhau một dấu phẩy VD: "...nội dung trích..."[14], [5], [86]
tài liệu tham khảo
Các yếu tố cơ bản của một tài liệu tham khảo
Tên tác giả: người, cơ quan,...
Năm công bố tài liệu
Tên tài liệu
Cơ quan công bố: NXB, Tạp chí...
Địa danh NXB
danh mục tài liệu tham khảo
Quy định làm danh mục
Các TL được xếp theo khối tiếng
Lập ABC theo từng khối tiếng
Không phiên âm TL nước ngoài, kể cả TL có gốc từ Latinh
Chữ cái dùng để xếp thứ tự căn cứ vào tên nếu là người Việt Nam, căn cứ vào họ nếu là người nước ngoài.
TàI liệu thông thường
Họ và tên (năm), Tên tài liệu, NXB, địa danh NXB
1. Mai Ngọc Hai, Bùi Xuân Bính (1997), Thuỷ lợi và quan hệ làng xã, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Bùi Hiếu (1985), Công tác thuỷ lợi vùng rau, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Văn bản của tổ chức, cơ quan
Tên tổ chức/ CQ (năm), tên TL, (tên tập nếu có) NXB, địa danh NXB
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1992), Số liệu thống kê 5 năm, xây dựng và phát triển thuỷ lợi (1986 - 1990), NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Viện Kinh tế thủy lợi - Bộ Thủy lợi (1991), Báo cáo nghiên cứu biện pháp phát huy hiệu quả kinh tế trên hệ thống thuỷ nông đã có, Hà Nội.
3. WB, ADB, FAO, UNDP (1998), Đánh giá tổng quát ngành thuỷ lợi Việt Nam, Hà Nội.
tàI liệu là báo cáo trong hội nghị, hội thảo
Họ và tên (năm), "tên TL", Tên Hội thảo/ Tuyển tập Hội nghị, thời gian hội thảo, hội nghị, địa điểm hội thảo, hội nghị.
1. Bryan Bruns (1997), "Tham gia quản lý thuỷ nông phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam: Những cơ hội và thách thức", Hội thảo quốc tế Người dân trong quản lý thuỷ nông ngày 7 - 11/4/1997, Nghệ An.
2. Trần An Phong (2000), "Mối quan hệ giữa sử dụng đất hợp lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở Tây Nguyên", Hội thảo Bảo tồn và đa dạng sinh học, Bộ KH, CN và MT, 9-10/10/2000, Đắc Lắc.
TàI liệu là luận văn, luận án, báo cáo TT tốt nghiệp
Họ và tên (năm), tên luận văn, lụân án, báo cáo TTTN, Luận văn thạc sĩ.../ Luận án tiến sĩ.../Báo cáo TN..., cơ sở đào tạo, địa danh CSĐT
1. Phạm Ngọc Đào (1999), Phân tích đánh giá đề xuất một số mô hình tổ chức quản lý kinh doanh điện nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Bách khoa, Hà Nội.
2. Trần Kim Loang (2002), Nghiên cứu một số nguyên nhân gây hiên tượng vàng lá, thối rễ trên cà phê vối tại Đắc Lắc, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
3. Lê Bá Xuyên (1995), Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở xí nghiệp thuỷ nông Gia Lâm, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
tàI liệu không có tên tác giả
Tên tài liệu (năm), NXB, Địa danh NXB
1. Hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi (1998) NXB Tài chính, Hà Nội,
tàI liệu từ các báo
Họ và tên (năm), Tên tài liệu, Tên báo, số báo, ngày tháng năm
1. Trần Quốc Anh (2003), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Báo Nhân dân số 17570 ngày 4/9/2003.
2. Trần Hưng (2001), Khi bàn giao cho xã quản lý công trình thuỷ lợi, Báo Nhân dân số 16.888 ngày 12/10/2001.
Tác giả là người nước ngoàI, văn bản tiếng việt
Họ và tên (năm), tên TL, (người dịch), NXB, Địa danh NXB
1.Bagrốp M.N., I.P. Krugilin (2000), Quản lý và khai thác các hệ thống thuỷ nông (Đặng Đình Du dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
tàI liệu nước ngoài
Tác giả 1 : họ_tên viết tắt (dấu phẩy) tác giả 2: tên viết tắt_họ (...) (năm), tên tài liệu, Tên CQ XB, Địa danh
Gregersen H.M., K.N. Brooks, J.A. Dixon, L.S. Hamilton (1987), Guidelines for economic appraisal of watershed management projects, FAO, Rome.
Vawdray L.L., G.S. Stirling (1997), "Control of root-knot...", Australian Plant Pathology, (26), pp. 179-187.
tàI liệu là bàI viết trong tạp chí
Họ và tên (năm), "tên tài liệu", tên tạp chí, số tập, tháng, trang.
1. Quách Ân (1992), "Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai" Di truyền học, 98(1), tr. 10-16.
2. Lokendra Prasad Poudyal, Karl E. Weber (1993), "People`s Participation: Some Methods for Measuring Intensities Across the Development Sectors", Asia-Pacific Journal of Rural Development, Vol. III, December, No. 2, pp. 178-195
tàI liệu từ internet
Họ và tên (năm), tên tài liệu, các thông tin khác (nếu có), địa chỉ website
1. Robert Chambers (1996), Relaxed and Participatory Appraisal: Notes on practical approaches and methods. Institute of Development Studies.
http://www.ids.susx.ac.uk/ids/particip/intro/introind.html.
2. UN (2000), United Nations Millennium Declaration,
http://www.un.org/millennium/declaratin/ares552e.htm
3. Yunus M. (2002), Grameen Bank II : Designed to open new possibilities. Grameen Foundation, USA,
http://www.glusa.org/monthly/june/news.shtml
các trường hợp cần chú ý trong xếp vần ABC
Chỉ khác dấu : theo trật tự dấu : không dấu, huyền, hỏi, sắc, ngã, nặng
Nguyễn Ba (2002)
Nguyễn Bà (2002)
Nguyễn Bả (2002)
Nguyễn Bá (2002)
Nguyễn Bã (2002)
Nguyễn Bạ (2002)
các trường hợp cần chú ý trong xếp vần ABC
Trường hợp thời gian : công bố trước đưa lên trước
Nguyễn Ban (2002)
Nguyễn Ban (2003)
các trường hợp cần chú ý trong xếp vần ABC
Trường hợp tên dài ngắn : tên ngắn được ưu tiên hơn
Lê Huyền
Nguyễn Huyền
Hoàng Thu Huyền
Trần Thị Thu Huyền
Nguyễn Thị Thanh Huyền
các trường hợp cần chú ý trong xếp vần ABC
Các trường hợp nguyên âm :
Ưu tiên theo trật tự: a, ă, â
Nguyễn Văn Bàng
Nguyễn Văn Bằng
Nguyễn Văn Bân
Ưu tiên theo trật tự: e, ê
Lê Thị Then
Vũ Thế
các trường hợp cần chú ý trong xếp vần ABC
Ưu tiên theo trật tự: o, ô, ơ
Lê Văn Ngọc
Hà Học Ngô
Trần Ngợi
Ưu tiên theo trật tự: u, ư
Nguyễn Văn Ngũ
Nguyễn Ngữ
Minh hoạ
Các bảng, hình, ảnh, đồ thị,... cần được lựa chọn tên gọi và thứ tự cho chính xác và ngắn gọn. Đánh thứ tự bảng, hình theo thứ tự của mục cấp (VD: Hình 1.3 có nghĩa là hình thứ 3 trong mục 1).
Tên của bảng để trên đầu bảng; Tên của hình, ảnh, đồ thị,... để ở dưới hình, ảnh, đồ thị...
Việc trình bày tên bảng, hình,... cần phải thống nhất về quy cách font, cỡ chữ trong suốt luận văn.
ảnh 3.2 Chợ mua bán hoa quả nông thôn
Trình bày đúng: tên ảnh để dưới
ảnh 3.2 Chợ mua bán hoa quả nông thôn
Trình bày sai: tên ảnh để trên ảnh
Trình bày đúng: tên bảng để trên đầu bảng
Trình bày sai: tên bảng để dưới bảng
Bảng 3.7. kết quả chi thuỷ lợi phí của hải phòng (2000-2002)
Chú ý: thể hiện bảng, hình...
Việc thể hiện bằng bảng, đồ thị, bản đồ,... cần theo đúng quy định (đơn vị, tên trục đồ thị, kí hiệu quốc tế...).
Các bảng cần trình bày ngắn gọn, đẹp. Cần ghi rõ nguồn gốc tư liệu, các chú giải.
Trong các bảng và hình có thể sử dụng font chữ cỡ nhỏ hơn phần diễn giải (VD font size của bảng có thể 12).
Chú ý: thể hiện bảng, hình...
Hạn chế các bảng trình bày ngang. Nếu tư liệu nhiều thì nên đưa ra phần phụ lục, trong báo cáo chính chỉ nên lấy số liệu cuối cùng, giảm bớt các số liệu trung gian.
Nhất thiết phải dẫn bảng, hình, khi phân tích và trình bày báo cáo.
VD: Bảng 3.5 biểu thị...
Các kết quả được thể hiện trên hình 4.2;...
Hoặc cuối câu, cuối đoạn ghi rõ hình, bảng nào bằng cách (...); chẳng hạn (xem bảng 3.7).
Chú ý: thể hiện bảng, hình...
Khi đã dùng bảng, hình trong báo cáo thì không cần nhắc lại các số liệu đã có mà chỉ nên rút ra các nhận xét hoặc bình luận.
Để tăng giá trị tổng quát và tăng năng lực viết văn bản khoa học, yêu cầu người viết giảm bớt cách trình bày đơn điệu hoặc kém hấp dẫn (chẳng hạn, cứ có bảng là viết: Qua bảng 3... ta thấy... Hình 3... ta thấy...)
Chú ý: thể hiện nguồn tư liệu trong danh mục TLTK
Khi đã dùng đến các tư liệu kế thừa, dẫn trích từ người khác, nhất thiết tác giả luận văn phải dẫn trích nguồn gốc.
Việc dẫn trích cần chính xác, theo đúng danh mục của TLTK và nên để ngay sát nơi sử dụng tư liệu.
VD: Lênin cho rằng "tiết kiệm thời gian là..."[56].
(Số 56 là thứ tự tư liệu trong danh mục TLTK).
Khi trình bày số trang của tài liệu thì nên làm kết hợp trong nguồn [56, tr.12-13].
Chú ý: thể hiện nguồn tư liệu trong danh mục TLTK
Khi dẫn thứ cấp (qua người khác) thì nên ghi rõ và chính xác, tránh tranh cãi trong luận văn.
VD: "....đoạn văn hay tư liệu trích dẫn thứ cấp..."(dẫn theo [18]).
Dẫn nhiều nguồn cần viết các ngoặc vuông khác nhau và cách nhau bằng dấu phẩy.
VD: "...tư liệu trích..." [14], [17], [57].
Một số sai sót thường gặp
Sai chính tả VD: bổ xung (bổ sung), năng xuất (năng suất), lãi xuất (lãi suất), sử lí (xử lí), khuyếch tán (khuếch tán), nghành (ngành).
Sai viết hoa VD: Việt nam (Việt Nam), Hà nội (Hà Nội),
Dùng dấu chấm câu ở cuối các đề mục
VD : 2.4 Phương pháp nghiên cứu.
Dùng thừa dấu VD: Các dân tộc như: Tày, Nùng, H`Mông,... (thừa dấu :)
Câu sai VD: Theo Lê Văn A cho rằng.
Một số sai sót thường gặp
Đánh dấu sai
VD: 4.15 triệu đồng (đúng là 4,15 triệu đồng)
Sai đơn vị quốc tê
VD: oc (oC), Ha (ha), KG (kg).
Sai kí hiệu
VD: H20 (H2O), PH (pH)
Sai spacing
VD: Các dân tộc như Tày , Nùng , H`Mông ,... Các khối tiếng ( Anh , Nga , Việt ,... ). (thừa một khoảng trống khi đánh dấu phẩy và dấu ngoặc đơn)
....
3. Quy định trình bày LV trước HĐ
Hình thức báo cáo
Dùng máy tính, máy chiếu, các phương tiện multimedia.
PhảI tự làm, tự trình bày
Không đọc nguyên văn những gì đã chiếu lên. Việc trình chiếu chỉ làm gợi ý, tóm tắt.
Thời gian quy định
20 phút
Tăng tính đối thoại
Kiểm tra trình độ trực tiếp trong quá trình bảo vệ
về công bố
công trình
khoa học
12/2005, Lê Hữu ảnh
Công bố công trình khoa học là công việc của người làm khoa học
Công trình khoa học là sản phẩm trí tuệ được bảo hộ theo quy định luật pháp
Công trình thể hiện kết quả nghiên cứu khoa học
Các loại công trình khoa học
Sách (sách chuyên môn, giáo trình, sách tham khảo, sách hướng dẫn,...) có liên quan đến nội dung khoa học
Bài báo khoa học
Báo cáo khoa học
Kết quả ứng dụng khoa học đăng kí cấp bằng phát minh sáng chế
...
Về bài báo khoa học
Bài báo khoa học là công trình khoa học chứa đựng kết quả nghiên cứu mới được công bố trên các tạp chí khoa học
Các nội dung cơ bản của một bài báo khoa học
Tóm tắt (ý tưởng và nội dung tóm tắt bài báo)
Mở đầu (tóm tắt tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, tính thời sự của vấn đề, đặt vấn đề...)
Giải quyết vấn đề (phương pháp nghiên cứu, phương tiện nghiên cứu, nội dung nghiên cứu đã thực hiện)
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tài liệu tham khảo
Về báo cáo khoa học tại các Hội nghị khoa học
Công trình công bố tại các diễn đàn khoa học chuyên ngành ở các cấp được coi là văn bản khoa học công bố. Tuỳ mức độ của Hội nghị mà giá trị công bố được thừa nhận ở các mức khác nhau.
Các văn bản thường được tập hợp thành các Kỉ yếu, Tuyển tập, Proceedings,...
Các nội dung cơ bản của một báo cáo khoa học gồm các phần như đối với một bài báo khoa học.
Khuyến khích công bố khoa học
Nhà trường khuyến khích các công trình khoa học công bố. Đây là sản phẩm khoa học thể hiện giá trị và tầm cỡ của các trường đại học
Nhà trường hỗ trợ phương tiện công bố: Tạp chí, Tuyển tập NCKH...
Nhà trường giúp đỡ điều kiện công bố trong và ngoài nước
Kết quả công bố là điều kiện để thi NCS
Kết quả công bố là điều kiện tính điểm công trình khoa học khi xét các chức danh khoa học
Kết quả công bố là điều kiện tính điểm luận văn???
Bài thực hành phần viết bài báo KH
Trình bày một bản đề cương của một bài báo khoa học mà anh (chị) dự định viết cho Tạp chí nào đó?
(không quá 1 trang)
Bài thực hành thể hiện hình thức luận văn
1/ Trình bày một đoạn luận văn của chính mình có những nội dung sau:
- Có một bảng thống kê và dẫn bảng đó trong luận văn (tối đa 1 trang).
- Trình bày 1 hình, ảnh,... và dẫn hình (ảnh) đó trong luận văn (tối đa 1 trang).
- Có dẫn trích nguồn tư liệu sử dụng trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn (khoảng 1/2 trang)
2/ Hãy sắp xếp Danh mục TLTK của luận văn của mình theo đúng quy định
(yêu cầu 10 TLTK tiếng Việt và 5 TLTK tiếng Anh)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thị Xuân
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)