Bài 21. Hoạt động hô hấp

Chia sẻ bởi Trà Đình Luận | Ngày 01/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Hoạt động hô hấp thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô giáovề dự giờ môn sinh học 8
Gi¸o viªn d¹y: Trµ §×nh LuËn Tr­êng THCS Th¸i Thñy
Kiểm tra bài củ
Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
+ Sự thở (sự thông khí ở phổi)
+ Sự trao đổi khí ở phổi
+ Sự trao đổi khí ở tế bào

Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
Trả lời:
Nhờ hô hấp mà ôxi được lấy vào để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Kiểm tra bài củ
tiÕt 22

Vì sao ta phải thở? Thở bao gồm những cử động nào?
- Thở giúp cho không khí trong phổi thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 để cung cấp cho máu.
- Thở bao gồm những cử động hít vào và thở ra, nhờ đó không khí từ môi trường ngoài vào được trong phổi và không khí từ phổi ra được môi trường ngoài: đó là sự thông khí ở phổi.
- Mỗi lần hít vào và thở ra được gọi là một cử động hô hấp; số cử động hô hấp trong một phút gọi là nhịp hô hấp.


I. Sự thông khí ở phổi:
Thông khí ở phổi được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan nào?
Khi các cơ hoành, cơ nâng sườn, cơ liên sườn ngoài co thì gây ra tác dụng gì?
- Cơ hoành co làm lồng ngực rộng thêm về chiều trên dưới.
- Cơ nâng sườn, cơ liên sườn ngoài co làm lồng ngực rộng thêm về phía trước và hai bên.
- Phổi có tính chất đàn hồi: khi lồng ngực rộng ra, phổi rộng theo, nên áp suất không khí trong phổi giảm làm cho không khí từ ngoài ùa vào phổi gây ra cử động hít vào.
- Khi các cơ trên dãn ra, lồng ngực bé lại, phổi xẹp xuống, áp suất không khí trong phổi tăng lên làm cho không khí từ phổi bị tống ra ngoài: đó là sự thở ra.


I. Sự thông khí ở phổi:
- Thở giúp cho không khí trong phổi thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 để cung cấp cho máu.
- Thở bao gồm những cử động hít vào và thở ra, nhờ đó không khí từ môi trường ngoài vào được trong phổi và không khí từ phổi ra được môi trường ngoài: đó là sự thông khí ở phổi.
- Mỗi lần hít vào và thở ra được gọi là một cử động hô hấp; số cử động hô hấp trong một phút gọi là nhịp hô hấp.
I. Sự thông khí ở phổi:
? Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợphoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?


- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp với nhau làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Sau mỗi lần hít vào bình thường, chưa thở ra, mỗi người cũng có thể hít vào gắng sức thêm với thể tích khoảng 2100-3100ml: đó khí bổ sung.
- Sau mỗi lần thở ra bình thường, chưa hít vào, mỗi người cũng có thể thở ra gắng sức thêm với thể tích khoảng 800-1200ml.
- Thể tích khí còn tồn tại trong phổi sau khi thở ra gắng sức gọi là khí cặn.
I. Sự thông khí ở phổi:
- Sau mỗi lần hít vào bình thường, chưa thở ra, mỗi người cũng có thể hít vào gắng sức thêm với thể tích khoảng 2100-3100ml: đó khí bổ sung.
- Sau mỗi lần thở ra bình thường, chưa hít vào, mỗi người cũng có thể thở ra gắng sức thêm với thể tích khoảng 800-1200ml.
- Thể tích khí còn tồn tại trong phổi sau khi thở ra gắng sức gọi là khí cặn.
I. Sự thông khí ở phổi:
? Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
I. Sự thông khí ở phổi:
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào:
- Nhờ các thiết bị chuyên dụng,
ngày nay người ta đã có thể đo
được nhanh và chính xác tỉ lệ %
của các khí trong không khí hít
vào và thở ra.
I. Sự thông khí ở phổi:
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào:
20,96%
16,40%
0,02%
4,10%
79,02%
79,50%
ít
Bão hoà
Bảng 21: Kết quả đo một số thành phần không khí hít vào và thở ra:

H�y gi�i th�ch s� kh�c nhau � m�i th�nh ph�n cđa kh� h�t v�o v� th� ra?
I. Sự thông khí ở phổi:
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào:
- Tỉ lệ % O2 trong không khí thở ra thấp rõ rệt do O2 đã khuếch tán từ phế nang vào máu mao mạch.
- Tỉ lệ % CO2 trong không khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra khí phế nang.
- Hơi nước bão hòa trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhầy phủ toàn bộ đường dẫn khí.
- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa về mặt sinh học.
I. Sự thông khí ở phổi:
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào:
20,96%
16,40%
0,02%
4,10%
79,02%
79,50%
ít
Bão hoà
? Quan sát hình 21.4, mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 ?
I. Sự thông khí ở phổi:
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào:
16,40%
0,02%
4,10%
79,02%
79,50%
ít
Bão hoà
? Quan sát hình 21.4, mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 ?
* Trao đổi khí ở phổi:
- Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.
- Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.
* Trao đổi khí ở tế bào:
- Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
- Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Bài tập:
1. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào có liên quan với nhau như thế nào?
a. Thực chất của quá trình trao đổi khí là ở tế bào; quá trình trao đổi khí ở phổi chỉ là giai đoạn trung gian.
b. Tế bào mới là nơi lấy O2 và thải CO2; đó là nguyên nhân bên trong dẫn đến sự trao đổi khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào: không có trao đổi khí ở phổi thì không có trao đổi khí ở tế bào.
c. Sự trao đổi khí ở tế bào tất yếu dẫn đến sự trao đổi khí ở phổi.
d. Cả a, b, c đều đúng.




b
Bài tập:
2. Nguyên nhân nào khiến cho mỗi học sinh sau khi chạy vài vòng quanh sân trường phải thở gấp một lúc, sau đó nhịp thở mới trở lại bình thường?
a. Do cần cung cấp nhiều O2 và thải ra nhiều CO2.
b. Chạy nhiều, lượng CO2 trong máu tăng làm cho nhịp thở tăng.
c. Chạy nhiều, lượng CO2 trong máu tăng, tác động đến trung khu thần kinh điều hòa hô hấp làm nhịp hô hấp tăng; sau một thời gian, lượng CO2 trong máu giảm xuống, ta lại thở bình thường.
d. Đây là các phản xạ không điều kiện.
c
Bài tập:
Câu 2: Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau ?
*Giống nhau :
-Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào .
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp .
*Khác nhau :
- Ở thỏ sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành , và lồng ngực , do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên.
- Ở người , sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên .
Hướng dẫn về nhà:
- Học phần ghi nhớ Sgk.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 70 Sgk.
- Đọc mục "Em có biết".
- Nghiên cứu bài mới: vệ sinh hô hấp.
Yêu cầu: + Đọc bài mới.
+ Tìm hiểu những tác hại do hô hấp gây ra.
+ Tìm hiểu những tác nhân gây ô nhiễm
không khí.
+ Trả lời các câu hỏi mục lệnh ? Sgk.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trà Đình Luận
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)