Bài 21. Hoạt động hô hấp

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Hương | Ngày 01/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Hoạt động hô hấp thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

GV: Chu Thị Vân Anh
Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô về dự giờ học hôm nay
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Kiểm tra bài cũ :
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể và loại khí cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
1. Hô hấp là gì? Ý nghĩa của hô hấp?
2. Chứng minh các cơ quan trong hệ hô hấp có cấu tạo phù hợp với chức năng?
- Nhờ hô hấp mà Oxy được lấy vào để oxy hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Đường dẫn khí có chức năng: Dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không khí. Mao mạch làm ấm kk; chất nhầy làm ẩm kk; lông mũi ngăn bụi.
- Phổi thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. Phổi gồm nhiều phế nang rất nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí.
Tiết 22 Bài 21
I. THÔNG KHÍ Ở PHỔI.
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
- Thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra). Giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Sự thở gồm các cử động nào? Ý nghĩa?
Thực chất của thông khí ở phổi là gì?
- Sự thở gồm cử động hít vào và thở ra.
- Ý nghĩa: Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới.
Tiết 22 Bài 21
I. THÔNG KHÍ Ở PHỔI.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
- Thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra). Giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Thông khí ở phổi được thực hiện nhờ những cơ quan nào?
Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
- Những cơ quan tham gia: Cơ hoành, cơ liên sườn, cơ bụng đã phối hợp với xương sườn, xương ức trong cử động hô hấp.
- Khi hít vào: cơ liên sườn ngoài co nâng xương sườn lên, kéo lồng ngực mở rộng sang hai bên và về phía trước; cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng – tăng thể tích lồng ngực.
- Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành giãn hạ xương sườn và thu lồng ngực về vị trí cũ.
Tiết 22 Bài 21
I. THÔNG KHÍ Ở PHỔI.
Quan sát và trả lời câu hỏi:
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
- Thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra). Giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Những cơ quan tham gia: Cơ hoành, cơ liên sườn, cơ bụng đã phối hợp với xương sườn, xương ức trong cử động hô hấp.
Dung tích sống là gì?
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.
Dung tích sống phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Ý nghĩa của thở sâu?
- Dung tích sống phụ thuộc vào: tầm vóc, lứa tuổi, sức khỏe, giới tính, luyện tập…
Tiết 22 Bài 21
I. THÔNG KHÍ Ở PHỔI.
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
- Trao đổi khí ở phổi và tế bào theo cơ chế khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
Trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế nào?
Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra ?
II. TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI VÀ TẾ BÀO
+ Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong mao mạch máu nên O2 khuyếch tán từ phế nang vào máu.
+ Nồng độ CO2 trong mao mạch máu cao hơn trong không khí phế nang nên CO2 khuyếch tán từ máu vào phế nang.
+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuyếch tán từ máu vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuyếch tán từ tế bào vào máu.
Mô tả sự khuyếch tán của O2 và CO2 trong trao đổi khí ở phổi?
Mô tả sự khuyếch tán của O2 và CO2 trong trao đổi khí ở tế bào?
Trao đổi khí ở phổi và tế bào có mối quan hệ gì?
- Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào; trao đổi khí ở tế bào thúc đẩy sự trao đổi khí ở phổi.
1. Cơ chế trao đổi khí:
2. Sự trao đổi khí.
CO2
O2
CO2
O2
CO2
O2
CO2
O2
- Trao đổi khí ở phổi:
- Trao đổi khí ở tế bào:
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng :
1. Sự thông khí ở phổi là :
a) Lồng ngực nâng lên hạ xuống .
b ) Cử động hô hấp hít vào và thở ra .
c) Thay đổi thể tích lồng ngực .
d) Cả a, b, c đúng.
2. Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là :
a) Sự tiêu dùng khí oxy ở tế bào cơ thể .
b ) Sự thay đổi nồng độ các chất khí .
c) Chênh lệch nồng độ các chất khí dẫn đến khuếch tán .
d) Cả a , b , c đúng .
3. Trường hợp nào sau đây xảy ra sự trao đổi khí ở tế bào :
a) Nồng độ khí oxy trong máu cao hơn tế bào .
b) Nồng độ khí cacbonic trong tế bào cao hơn máu .
c) khuếch tán khí oxy từ máu vào tế bào , khí cacbonic từ tế bào vào máu.
d) Cả a, b đúng
Tiết 22 Bài 21
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
Tiết 22 Bài 21
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
Môi trường
Điền vào chỗ trống để hoàn thành sơ đồ sau:
Phổi
Tế bào
……
O2
……
CO2
CO2
O2
C©u 2: H« hÊp ë c¬ thÓ ng­êi vµ thá cã sù gièng vµ kh¸c nhau nh­ thÕ nµo?
*Giống nhau :
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào .
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp .
*Khác nhau :
- Ở thỏ sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành , và lồng ngực , do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên.
- Ở người , sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên .
Tiết 22 Bài 21
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
DẶN DÒ
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
Đọc “Em có biết?”
Chuẩn bị bài mới:Vệ sinh hệ hô hấp.
bài học kết thúc
xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
cùng toàn thể các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)