Bài 21. Đi đường (Tẩu lộ)

Chia sẻ bởi Nguyễn Nhi | Ngày 03/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Đi đường (Tẩu lộ) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐI ĐƯỜNG
(Tẩu lộ)
Hồ Chí Minh
I/ TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả: Hồ Chí Minh

2) Tác phẩm:
a) Một trong những bài trong tập "Nhật kí trong tù".
b) Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
Trùng san chi ngoại hựu trùng san;
Trùng san đăng đáo cao phong hậu,
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
PHIÊN ÂM
DỊCH NGHĨA
Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1) Câu khai:
TẨU LỘ TÀI TRI TẨU LỘ NAN,
Điệp từ “tẩu lộ” dùng để nhấn mạnh nỗi khó khăn, cực khổ của người đi đường, đồng thời cũng thể hiện khát khao đi hết con đường thật nhanh để tới nơi.
Hai chữ “tẩu lộ” (đi đường) như những nốt nhấn đúng nhịp (nhịp 4/3) vừa như một nhận xét vừa như một sự nghiền ngẫm nghĩ suy chiêm nghiệm bằng chính máu thịt của mình
(Có đi đường mới biết đường đi khó)
Một phán đoán luận lý có nội dung và hình thức rất gần với phán đoán hiện thực , một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: “Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn”.
Chữ “tri”: rút ra bài học cho chính mình: có đi đường mới biết việc đi đường là khó.
2) Câu thừa:
TRÙNG SAN CHI NGOẠI HỰU TRÙNG SAN
(Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác)
_Điệp từ “trùng san” cũng dùng để nhấn mạnh nỗi khó khăn , cực khổ của người đi đường, đồng thời cũng thể hiện khát khao đi hết con đường thật nhanh để tới nơi.
_Chữ “hựu”
 Tạo cho người ta cảm giác chơi vơi như vừa leo hết dãy núi này lại phải leo dãy núi khác.
 Con đường ấy là con đường chuyển lao nhưng cũng là con đường cách mạng, con đường sự nghiệp, con đường đời.
3) Câu chuyển
TRÙNG SAN ĐĂNG ĐÁO CAO PHONG HẬU
(Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót)
_ Đây là câu chuyển từ tả cảnh sang tả tình
Đỉnh cao của đường đi cũng là đỉnh cao của gian lao chuyển hóa thành đỉnh cao của cảm xúc và nhận thức, là đỉnh cao của sự khó khăn gian nguy.
_ Điệp từ “trùng san” làm tiết tấu của bài thơ trở nên nhanh hơn.
=> Kết thúc sự đi đường khó khăn, đã tới đích
Nêu lên niềm vui sướng của người tù cách mạng khi đã vượt qua hết khó khăn, đứng trên đỉnh núi cao ngắm nhìn thắng lợi của mình, niềm vui chiến thắng được bản thân.
Đích đến của Bác là: Gian lao càng nhiều, thử thách càng cao thì tâm hồn, trí tuệ càng được nâng cao, mở rộng. Đỉnh cao của gian khó chuyển thành đỉnh cao của tâm hồn, trí tuệ, cũng là đỉnh cả của hạnh phục. Gian khó được coi là cái giá của tầm cao tư tưởng và tâm hồn
Cụm từ “cố miện gian” đã từ lâu được dùng trong văn học cổ chỉ mối tình cố quốc, tha hương

Ý thơ diễn tả mối tình của Bác với quê hương đất nước vừa lưu luyến vừa nhớ thương
- Đây là một hình ảnh thực, kết quả thực của tri giác, chuyển hóa thành một thu hoạch của tâm hồn, trí tuệ.
- Câu thơ còn như một lời thở phào nhẹ nhõm sau khi đi đường, niềm vui sướng của người chiến sĩ cách mạng khi chiến thắng được chính mình


4) Câu hợp
Vạn lí dư đồ cố miện gian
(Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt)



III/ TỔNG KẾT
Nội dung
_Cho ta thấu hiểu thêm về cuộc sống gian khổ, rút ra một bài học: phải cảm nhận, phải biết thì mới thông cảm được hoàn cảnh của kẻ khổ.
_ Bằng nghệ thuật ẩn dụ, từ việc đi đường, bài thơ đã gợi nên một chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất thì sẽ chiến thắng vẻ vang.
Nghệ thuật
_Dùng những điệp từ “tẩu lộ”, “trùng san” để nhấn mạnh sự khó khăn gian nguy của việc đi đường.

 Nhấn mạnh sức mạnh của con người Bác trước thiên nhiên, gian khổ.
_Hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tình nhưng thực ra trong cảnh có tình mà trong tình cũng có cảnh.

 Sự kết hợp hài hòa, luân chuyển,một nhịp điệu liên tục.
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)