Bài 21. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
Chia sẻ bởi Lưu Thị Phấn |
Ngày 08/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ
ngữ văn
Lớp 9B
Giáo viên: Lưu Thị Phấn
Trường THCS Hàn Thuyên - Lương Tài -BN
Kiểm tra bài cũ
Thông qua văn bản:
"Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới",
tác giả nhắn gửi điều gì tới mỗi người, đặc biệt là
thế hệ trẻ Việt Nam khi bước vào thế kỉ 21 ?
?
Tiết 106 - Văn bản
Chó sói và cừu
trong thơ ngụ ngôn của La Phông- Ten
(trích)
H.Ten
A- Tìm hiểu chung
1- Tác giả:
Hi-pô-lit Ten (1828-1893), là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, tác giả công trình nghiên cứu " La Phông- ten và thơ ngụ ngôn của ông".
2- Tác phẩm
Văn bản " Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten" được trích từ chươngII, phần 2 của công trình nghiên cứu " La Phông ten và thơ ngụ ngôn của ông"( xuất bản 1853).
B- Tìm hiểu chi tiết
1- Đọc
2- Đại ý:
Đoạn trích nêu lên cách nhìn, đánh giá của nhà khoa học và nhà thơ về hai con vật Cừu và Sói.
3- Bố cục:
a- Từ đầu -> . " tốt bụng như thế": Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn cuả La Phông ten.
b- Còn lại : Hình tượng con Sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten.
4- Phân tích
a. Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông ten
Buy Phông.
-" Chúng hay tụ tập thành bầy".
- "Một tiếng động nhỏ.nháo nhào
co cụm"
- "không biết trốn tránh nguy hiểm".
- "cứ đứng lì ra.phảicó con đầu đàn đi trước.tất cả bắt chước làm theo."
->Đó là những nhận xét đánh giá chính xác, khách quan qua quan sát trực tiếp.
->Mục đích: Giúp chúng ta thấy được đặc tính sinh học của loài cừu nói chung.
->Cừu là con vật nhút nhát, sợ sệt, đần độn.
La Phông Ten
- Một con cừu cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể- đối mặt với con sói độc ác.
* Lời nói, thái độ:
- Gọi sói là "Bệ hạ" xưng là "kẻ hèn",
- Sợ sệt, thanh minh: " không khuấy đục dòng suối", " không nói xấu",.
Chúng còn " thân thương và tốt bụng nữa"...
=> Nhà thơ đã nhân hoá, liên tưởng bằng trí tưởng tượng phong phú cùng tâm hồn đầy xúc cảm,yêu thương.
=> Mục đích: Xây dựng hình tượng nhân vật mang dụng ý sáng tác của tác giả, để gửi gắm ý nghĩa ngụ ngôn.
=> Cừu là nhân vật nhút nhát, hiền lành, thân thương, có tình mẫu tử .
Giống nhau
Cùng phản ánh đặc tính chung của loài cừu:
nhút nhát, sợ sệt, hiền lành
Khác nhau
La Phông ten cảm nhận con cừu bằng cái nhìn mang tính chủ quan,giàu cảm xúc. Trong thơ ông,
Cừu được nhân hoá thành hình tượng nhân vật mang ý nghĩa ngụ ngôn, gửi gắm tư tưởng của nhà thơ về cuộc sống, con người.
Tóm lại:
H. Ten đã lập luận bằng phương pháp so sánh, phân tích, chứng minh, dùng lí lẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
Qua đó làm nổi bật sự khác nhau giữa cách nhìn của nhà khoa học và nhà thơ về con cừu. Con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten là một hình tượng văn học có ý nghĩa ngụ ngôn mang tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ.
Năm học 2008 - 2009
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
và các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lưu Thị Phấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)