Bài 21. Câu trần thuật
Chia sẻ bởi LÊ TRUNG HIẾU |
Ngày 02/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Câu trần thuật thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Nhiệt liệt chào mừng
quý thầy cô và các em học sinh
đã đến tham dự tiết học!
Môn: Ngữ văn 8
Em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán là gì?
*Trả lời:
- Đặc điểm hình thức:
+ Có từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...
+ Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
- Chức năng: dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói (người viết).
KIỂM TRA BÀI CŨ
Tiết 89: Tiếng Việt:
CÂU TRẦN THUẬT
*Thảo luận nhóm, xét VD (SGK – 45, 46) và trả lời câu hỏi sau:
Những câu nào trong VD không có đặc điểm hình thức như các kiểu câu cầu khiến, nghi vấn hay cảm thán? Chúng là câu gì và chức năng chính của chúng?
*Trả lời:`
a, Có 3 câu, tất cả đều không có đặc điểm hình như các kiểu câu khác (nghi vấn, cảm thán, cầu khiến) => Đây đều là câu trần thuật để nêu nhận định và kể.
b, Có 2 câu, câu 1:”Thốt nhiên một người nhà quê...ra lời” không có đặc điểm hình thức như các kiểu câu khác => Đây là câu trần thuật dùng để thông báo.
c, Có 2 câu, tất cả đều không có đặc điểm hình thức như các kiểu câu khác => Đây là câu trần thuật dùng để miêu tả.
d, Có 3 câu, câu 3:”Nhưng dòng nước Tào Khê...của ta!” mặc dù có dấu chấm than cuối câu nhưng vẫn là câu cảm thán dùng để kể.
I – ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG
Vậy theo em, trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật thì kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
- Trong các kiểu câu trên thì câu trần thuật được dùng nhiều nhất vì nó cần cho nhiều sự giao tiếp khác nhau của con người.
* Ghi nhớ (SGK – 46).
Bài 1: (SGK – 46, 47) Xác định kiểu câu và chức năng.
a, - Có 3 câu và đều là câu trần thuật.
- Chức năng: kể và bộc lộ cảm xúc.
b, - Có 3 câu
+ Câu 1: “Mã Lương...reo lên” là câu trần thuật dùng để kể.
+ Câu 2: “Cây bút đẹp quá!” là câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc.
+ Câu 3 + 4: “Cháu cảm ơn ông ! Cảm ơn ông !” là câu trần thuật dùng để bộc lộ cảm xúc.
II – LUYỆN TẬP
Bài 2: (SGK – 47) Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” và “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh).
- Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” là câu nghi vấn nhưng không dùng để hỏi mà để khẳng định về vẻ đẹp của đêm trăng cũng như bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp đó.
- Câu “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” là một câu trần thuật dùng để bộc lộ cảm xúc trước đêm trăng đẹp.
Bài 3: (SGK – 47) Xác định kiểu câu, chức năng và nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa.
a, “Anh tắt thuốc lá đi !” là câu cầu khiến dùng để yêu cầu.
b, “Anh có thể tắt thuốc lá được không ?” là câu nghi vấn dùng để hỏi.
c, “Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá” là câu trần thuật dùng để thông báo.
*Nhận xét ý nghĩa: cả 3 câu đều có hàm ý cần chấm dứt việc hút thuốc lá, nhưng:
- Câu a yêu cầu, đề nghị một cách thẳng thắn, dứt khoát.
- Câu b dùng lối nghi vấn để yêu cầu và mang tính nhẹ nhàng hơn.
- Câu c dùng lối trần thuật để yêu cầu, thông báo về quy định là không được hút thuốc và mang tính nhẹ nhàng, lịch sự, tế nhị hơn.
Học kĩ phần nội dung bài học: đặc điểm hình thức; chức năng chính, phụ.
Tiếp tục hoàn thiện các bài tập 4, 5, 6 (SGK – 47).
Xem trước bài tiếp theo: Câu phủ định.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài học đến đây là kết thúc!
Xin chân thành cảm ơn
sự góp mặt của quý thầy cô
và các em học sinh!
quý thầy cô và các em học sinh
đã đến tham dự tiết học!
Môn: Ngữ văn 8
Em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán là gì?
*Trả lời:
- Đặc điểm hình thức:
+ Có từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...
+ Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
- Chức năng: dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói (người viết).
KIỂM TRA BÀI CŨ
Tiết 89: Tiếng Việt:
CÂU TRẦN THUẬT
*Thảo luận nhóm, xét VD (SGK – 45, 46) và trả lời câu hỏi sau:
Những câu nào trong VD không có đặc điểm hình thức như các kiểu câu cầu khiến, nghi vấn hay cảm thán? Chúng là câu gì và chức năng chính của chúng?
*Trả lời:`
a, Có 3 câu, tất cả đều không có đặc điểm hình như các kiểu câu khác (nghi vấn, cảm thán, cầu khiến) => Đây đều là câu trần thuật để nêu nhận định và kể.
b, Có 2 câu, câu 1:”Thốt nhiên một người nhà quê...ra lời” không có đặc điểm hình thức như các kiểu câu khác => Đây là câu trần thuật dùng để thông báo.
c, Có 2 câu, tất cả đều không có đặc điểm hình thức như các kiểu câu khác => Đây là câu trần thuật dùng để miêu tả.
d, Có 3 câu, câu 3:”Nhưng dòng nước Tào Khê...của ta!” mặc dù có dấu chấm than cuối câu nhưng vẫn là câu cảm thán dùng để kể.
I – ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG
Vậy theo em, trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật thì kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?
- Trong các kiểu câu trên thì câu trần thuật được dùng nhiều nhất vì nó cần cho nhiều sự giao tiếp khác nhau của con người.
* Ghi nhớ (SGK – 46).
Bài 1: (SGK – 46, 47) Xác định kiểu câu và chức năng.
a, - Có 3 câu và đều là câu trần thuật.
- Chức năng: kể và bộc lộ cảm xúc.
b, - Có 3 câu
+ Câu 1: “Mã Lương...reo lên” là câu trần thuật dùng để kể.
+ Câu 2: “Cây bút đẹp quá!” là câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc.
+ Câu 3 + 4: “Cháu cảm ơn ông ! Cảm ơn ông !” là câu trần thuật dùng để bộc lộ cảm xúc.
II – LUYỆN TẬP
Bài 2: (SGK – 47) Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” và “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh).
- Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” là câu nghi vấn nhưng không dùng để hỏi mà để khẳng định về vẻ đẹp của đêm trăng cũng như bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp đó.
- Câu “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” là một câu trần thuật dùng để bộc lộ cảm xúc trước đêm trăng đẹp.
Bài 3: (SGK – 47) Xác định kiểu câu, chức năng và nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa.
a, “Anh tắt thuốc lá đi !” là câu cầu khiến dùng để yêu cầu.
b, “Anh có thể tắt thuốc lá được không ?” là câu nghi vấn dùng để hỏi.
c, “Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá” là câu trần thuật dùng để thông báo.
*Nhận xét ý nghĩa: cả 3 câu đều có hàm ý cần chấm dứt việc hút thuốc lá, nhưng:
- Câu a yêu cầu, đề nghị một cách thẳng thắn, dứt khoát.
- Câu b dùng lối nghi vấn để yêu cầu và mang tính nhẹ nhàng hơn.
- Câu c dùng lối trần thuật để yêu cầu, thông báo về quy định là không được hút thuốc và mang tính nhẹ nhàng, lịch sự, tế nhị hơn.
Học kĩ phần nội dung bài học: đặc điểm hình thức; chức năng chính, phụ.
Tiếp tục hoàn thiện các bài tập 4, 5, 6 (SGK – 47).
Xem trước bài tiếp theo: Câu phủ định.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài học đến đây là kết thúc!
Xin chân thành cảm ơn
sự góp mặt của quý thầy cô
và các em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: LÊ TRUNG HIẾU
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)