Bài 20. Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội
Chia sẻ bởi Trường THCS An Lễ |
Ngày 07/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Viết bài tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 9
Gv:
CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN LỚP 9
HƯỚNG DẪN
HỌC SINH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS(LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ)
Văn nghị luận là kiểu bài có vai trò hết sức quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS. Ngay từ lớp 7,8 hs đã bước đầu được làm quen với các dạng nghị luận xã hội và đặc biệt vận dụng nhiều ở chương trình Ngữ văn 9. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có thể giúp hs học và làm một bài văn nghị luận xã hội có hiệu quả. Đó là một đòi hỏi cũng là một thách thức đối với giáo viên, trong bối cảnh chưa có một tài liệu hướng dẫn chính thức nào về phương pháp dạy- học kiểu văn bản này. Trong khi đó vai trò của văn nghị luận trong các kì thi là vô cùng quan trọng(thường là 3/10 điểm bài thi, HSG là 8/20 điểm)
PHẦN 2: NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DAY- HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HIỆN NAY
Thứ nhất :
Nghị luận xã hội là một dạng bài khá khó đối với nhận thức và khả năng của h. s THCS, bởi nhận thức và vốn kiến thức xã hội của các em còn rất hạn chế, trong khi đó những vấn đề của đời sống, xã hội lại rất mênh mông.(Trước đây đến THPT, thậm chí đến lớp 12, chuyên nghiệp dạng bài này mới được đưa vào)
Thứ 2 :
Khó như vậy nhưng thời lượng trên lớp để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, tiếp cận, tập làm với dạng bài này là rất ít . Lớp 7 các em mới chỉ làm quen với văn nghị luận và bước đầu tiếp xúc với nghị luận xã hội dưới những dạng bài cụ thể như chứng minh, giải thích.
Đến lớp 8 cũng chỉ tập trung vào nghị luận văn học, nghị luận xã hội chỉ dưới hình thức viết đoạn, và đưa vào chương trình thi HSG trong nhũng năm gần đây.
Chương trình Ngữ Văn 9 giới thiệu 2 dạng bài cơ bản của nghị luận xã hội đó là :
Nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống.
Nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí
Nhưng tổng cộng cũng chỉ có 2-3 tiết cho mỗi dạng bài.
Thứ ba :
Nhìn một cách tổng quan vấn đề dạy – học kiểu bài nghị luận xã hội hiện nay vần chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, giáo viên còn lúng túng trong cách dạy. Các bài dạy chủ yếu vẫn mang tính manh mún, ra đề và hướng dẫn theo từng đề bài cụ thể , chưa mang tính xâu chuỗi, khái quát bản chất vấn đề, chưa giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, những kỹ năng cơ bản để giải quyết vấn đề.
Thứ 4: Về phía học sinh, nhiều em chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của kiểu bài này và thấy khó nên càng ngại học, ngại làm.
PHẦN 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Muốn để học sinh biết làm dạng bài này một cách cơ bản nhất chúng ta không chỉ dừng lại vài ba tiết chính khoá trên lớp mà chắc chắn cần có những tiết buổi 2 để ôn luyện, rèn kỹ năng nhiều hợn. Và điều quan trọng nhất cần rèn cho các em đó chính là những kỹ năng cơ bản để làm bài . Bỏi việc hướng dẫn phân tích, bình luận, tìm lí lẽ dẫn chứng cho từng đề cũng rất quan trong nhưng nếu như không có những kỹ năng cơ bản thì khi gặp nghững vấn đề khó, lạ các em sẽ vô cùng lúng túng, không biết viết gì, viết như thế nào đặc biệt là với những h.s trung bình, yếu.
Vì vậy bên cạnh việc giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về 2 dạng bài nghị luận xã hội đã được giới thiệu trong chương trình, như khái niệm, bố cục , những thao tác lập luận cơ bản, cách huy động lí lẽ, dẫn chứng thông qua những tiết tìm hiểu chung trên lớp. Thì trong những tiết ôn tập, buổi 2 giáo viên cần có những hướng dẫn tỉ mỉ, cơ bản hơn cho học sinh về kĩ năng làm văn nghị luận xã hội với từng dạng bài cụ thể.
.
I – Nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống
Chúng ta có thể chia thành 2 dạng bài nhỏ để rèn kỹ năng cho h.s.
1, Nghị luận về những sự việc hiện tượng có ý tinh tiêu cực trong đời sống xã hội .
VD:
Đề 1 : Nạn ô nhiễm môi trường.
Đề 2: Tai nạn giao thông.
Đê 3 : Hiện tượng đuối nước.
Đề 4 : Việc sử dụng facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung của giới trẻ hiện nay.
Đề 5 : Hiện tượng gian lận trong thi cử.
Đề 6 : Bạo lực học đường.
Đề 7 : Bệnh vô cảm…
Bài làm của các em có thể có những cách lập luận, kiến giải riêng của mình nhưng về cơ bản nên định hướng các em theo các ý cơ bản sau:
1.1 Trình bày hiểu biết về vấn đề nghị luận:
Các thao tác sử dụng trong phần này có thể là:
Giải thích vấn đề.
Nêu biểu hiện, thực trạng của vấn đề
(Để giải quyết ý này giáo viên có thể hướng dẫn h.s đặt ra các câu hỏi như: Là gì? Thế nào? Như thế nào?)
VD Đề 7: Bệnh vô cảm
Vô cảm là gì? Vô cảm là căn bệnh nghiêm trọng của con người trong xã hội hiện đại, đặc biệt là giới trẻ. Đó là sự trơ lì của cảm xúc, là sự chai sạn của tâm hồn, đó là sự cạn kiệt của tình người , thờ ơ, lạnh lùng, bàng quan thậm chí tới mức tàn nhẫn trước thân phận của nhừng người xung quanh, trước một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội.
Biểu hiện của bệnh vô cảm như thế nào ?
Tuy nhiên cũng có những vấn đề đã khá rõ ràng nên ta không cần phải hướng dẫn các em giải thích mà chỉ cần nêu thực trạng của vấn đề.
VD: Tai nạn giao thông, hiện tượng vứt rác bừa bãi, gian lận trong thi cử, học sinh mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn sa vào các tệ nạn xã hội khác…
1.2 . Phân tích những hậu quả, tác hại của vấn đề.
Tác hại đối với cuộc sống, con người, xã hội .
Tác hại đối với bản thận
Phân tích hậu quả của hiện tượng từ nhiều khía cạnh. Hậu quả tổn thất về vật chất, hậu quả tổn thất về tinh thần, tình cảm. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội , những giá trị truyền thống của dân tộc. …
Tuỳ thuộc vào từng đề bài cụ thể để hướng dẫn học sinh lựa chọn phân tích hậu quả của vấn đề một cách rõ nét, thuyết phục.
VD
Đề : Bệnh vô cảm.
Bệnh vô cảm ảnh hưởng khá lớn đối với đời sống con người. Xuất hiên “bệnh” con người trở nên tách biệt nhau, không còn những quan hệ gần gũi, những tình cảm yêu thương, không có những chở che, giúp đỡ. Cuộc sống trở nên giá băng, lạnh lẽo. Nỗi đau sẽ chồng chất nỗi đau, bất hạnh sẽ càng thêm bất hạnh. Trong cái đêm giao thừa rét mướt kia, em bé bán diêm bất hạnh có lẽ đã không chết nếu như có được sự sẻ chia, giúp đỡ của mọi người. Nhưng thật xót xa khi chẳng ai mua cho em lấy một bao diêm, không một ai bố thí cho em lấy vài đồng tiền lẻ. Em đã chết trong giá rét, chết bởi sự giá băng của lòng người….
Và vô cảm không chỉ gây ra nỗi đau cho người khác mà nó còn khiến họ cũng trở thành nạn nhân của chính mình. Họ mải chạy theo những giá trị vật chất mà đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực cửa tâm hồn. Họ không biết đồng cảm , yêu thương thì liệu có ai yêu thương họ, liệu họ có bao giờ được nếm trải hạnh phúc thực sự hay chỉ là ảo ảnh của hạnh phúc mà thôi. Trái tim giá băng, tâm hồn trống rỗng thì họ sẽ trở thành những người nghèo nhất, trở thành người thừa giữa cuộc đời.
1.3 . Phân tích nguyên nhân : Có 2 loại nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan: Là những tác động ảnh hưởng bên ngoài khiến vấn đề đó nảy sinh
VD: Nguyên nhân khách quan của bệnh vô cảm là do nhịp sống, guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại.Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hoá” văn hoá làng xã ngày một mai một dần , cái gọi là “tắt lửa tối đèn”có nhau cũng mất dần đi.
- Nguyên nhân chủ quan: Là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân người trong cuộc.
VD: … do lối sống vị kỉ của mỗi con người, lối sống chỉ biết mình mà thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh. Mọi người bị cuốn vào guồng quay với học tập, phấn đấu, sự nghiệp nên nhiều khi quên đi tất cả.Quên cả việc bồi đắp, dưỡng nuôi tâm hồn và trái tim minh để nó trở nên cứng trơ lì, vô cảm, trống rỗng, nghèo nàn và băng giá…
1.4. Giải pháp: Để đưa ra những giải pháp hợp lí
GV hướng dẫn các em bám sát vào phần nguyên nhân.
Tuy nhiên nên khuyến khích những suy nghĩ, đề xuất sáng tạo mới mẻ của học sinh.
1.5 . Mở rộng vấn đề (Phản biện)
Chúng ta có thể đưa ra bàn luận về những hành vi đối lập với sự việc, hiện tượng đang bàn và bày tỏ thái độ, quan điểm.
VD: Trái với vô cảm là biết yêu thương.
(Rất đáng mừng trong cuộc sống này bên cạnh những con người vô cảm thì vẫn có rất nhiều trái tim nhân ái yêu thương vần còn đó rất nhiều những tấm lòng hết lòng vì người khác, những vòng tay dang rộng yêu thương. Họ đã và đang góp phần tô đẹp thêm cho cuộc đời này, làm cho cuộc sống ngày thêm ấm áp. Họ là những con người rất đáng được ngợi ca, trân trọng… )
2, Dạng bài nghị luận về những vấn đề mang ý nghĩa tích cực .
VD:
Đề 1 : Những con người vượt lên số phận.
Đề 2 : Suy nghĩ về con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền.
Đề 3 : Tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa .
Đề 4 : Giới trẻ và những hành động thiện nguyện.
Đê 5 : Suy nghĩ của em về phong trào "một giọt máu cho đi một cuộc đời ở lại".
Đề 6 : Suy nghĩ về những tấm gương dũng cảm cứu người bị nạn.
2.1. Trình bày hiểu biết về vấn đề.
Nếu ở dạng bài trên ý này ta hướng dẫn các em đi giải thích và nêu thực trạng của vấn đề thì ở đây là trình bày những hiểu biết cơ bản về những sự việc, hiện tượng cần bàn. (VD giới thiệu khái quát về những tấm gương vượt lên số phận, hoàn cảnh và cách học tập của Nguyễn Hiền, hay những hành động việc làm của bạn Phạm Văn Nghĩa.... )
2.2. Nguyên nhân.(Nhưng với dạng bài này chúng ta cần hướng dẫn học sinh cách diễn đạt phù hợp không nên dùng từ nguyên nhân)
VD: Tại sao anh Nguyễn Ngọc Kí, anh Đỗ Trọng Khơi, anh Hoa Xuân Tứ … lại có thể làm được những điều lớn lao đến thế ? Đó có lẽ chính là bởi vì ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm…
- Hay : Những hành động, việc làm của bạn Nghĩa có lẽ đầu tiên xuất phát từ tình yêu thương mẹ.Từ tấm lòng của một người con mong được đỡ dần mẹ , mong được giúp mẹ để đỡ vất vả hơn. Ngoài ra có lẽ còn bởi bạn là người ham học hỏi, ham tìm tòi khám phá. Là người năng động sáng tạo đã biết vận dụng những kiến thức từ sách vở vào trong thực tế cuộc sống...
2.3. Phân tích lợi ích, tác dụng, ý nghĩa của sự việc, hiện tượng.
- Tác dụng, lợi ích đối với bản thân, gia đình.
Tác dụng, ý nghĩa đối với mọi người, xã hội.
2.4. Rút ra bài học nhận thức về lối sống, hành động cho bản thân, mọi người từ sự việc , hiện tượng đã bàn
2.5 . Mở rộng vấn đề (Phản biện)
3, Dạng bài về sự việc, hiện tượng mang tính hai mặt.
VD: Việc tôn sùng thần tượng ở giới trẻ, sử dụng mạng xã hội hay Internet và cuộc sống của con người...
Ta cũng đi trình bày hiểu biết về vấn đề, phân tích mặt tích cực, tiêu cực của vấn đề, từ đó đề ra giải pháp để phát huy tính tích cực, hạn chế tiêu cực .
II - Nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí.
VD: Đề 1 : Đạo lí tôn sư trọng đạo.
Đề 2: Đừng quên lời xin lỗi.
Đề 3 : Tính tự lập.
Đề 4 : Lòng vị tha.
Đề 5 : Với tôi sách vừa là thầy, vừa là bạn.
Đề 6 : Biển đảo quê hương
Đề 7: Một mục tiêu của việc học tập.
Đề 8 : Cuộc đời sẽ ra sao nếu thiếu vắng những nụ cười?
Đề 9 : Trình bày những suy nghĩ gợi ra từ câu chuyện “Người đi săn và con vượn”của Lep-tôn-xtôi .
Đề 10: Suy nghĩ về những điều được gợi ra trong mẩu chuyện “Người ăn xin” của Tuốc- ghê- nhép(sgk Ngữ Văn 9 - tậpI- Trang22)
Cách làm
1. Trình bày hiểu biết về vấn đề.
(Chủ yếu là giải thích)
Giải thích về nội dung(nếu vấn đề chưa rõ)Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí, giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có)rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lí, quan điểm. Đầu tiên cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu.
VD: Đề : Đạo lí uống nước nhớ nguồn, tinh thần tự học, lòng vị tha.
- Với những vấn đề đã rõ về nội dung ta có thể giải thích về ý nghĩa của tư tưởng, quan điểm.
VD đề : Với tôi sách vừa là thầy, vừa là bạn.
Ý nghĩa : Ý kiến là lời khẳng định, ngợi ca , đề cao tầm quan trong, vai trò của sách trong cuộc sống của mỗi con người.
* Nhưng với những đề giống như đề 6: Biển đảo quê hương, hay vai trò của quê hương, gia đình...
thì giải thích chính là trình bày hiểu biết về vấn đề.
VD: Biển đảo là một phần máu thịt của con người, dân tộc Việt Nam. Việt Nam có ¾ diện tích là biển đảo. Chúng ta có đường bờ biển dài và một hệ thống đảo, quần đảo rộng lớn. Đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa….
Hay : Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mẹ ta chôn nhúm nhau thuở mới lọt lòng. Nơi có tiếng ru ầu ơi của bà của mẹ, có cánh diều mơ ước tuổi thơ. Nơi có cây đa, giếng nước, sân đình…
Đề chứng minh chúng ta cần đặt ra những câu hỏi
Vì sao ? Thế nào? Tại sao? Như thế nào?
VD: Để khẳng định vai trò của biển đảo quê hương, chúng ta hướng dẫn hs đặt ra câu hỏi “Vì sao nói biển đảo quê hương có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và đất nước Việt Nam ? ”
Hoặc : Tại sao tự lập là đức tính cần thiết của mỗi con người? Nếu không có tính tự lập thì sẽ như thế nào ?
Vì sao phải “Tôn sư trọng đạo”? Biêt tôn sư trọng đạo thì sẽ ra sao? Không biết tôn sư trong đạo thì sẽ như thế nào?
2, Chứng minh tính đúng sai của vấn đề.
- Chứng minh bằng lí lẽ
- Chứng minh bằng dẫn chứng.
Dẫn chứng có thể lấy trong thực tế cuộc sống, Cũng có thể lấy d/c trong văn học nhưng không cần nhiều tránh lạc sang nghị luận văn học.
Có thể lấy dẫn chứng về những con người, nhân vật cụ thể để tăng sức thuyết phục nhưng cũng có khi ta có thể lấy những dẫn chứng chung, mang tính khái quát.
3, Bài học về nhận thức, hành động.
Từ những phân tích, chứng minh đánh giá ở trên sinh cần bộc lộ những suy nghĩ cá nhân về nhận thức, hành động.
VD: Sau khi đã chứng minh, khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của biển đảo quê hương bài viết cần hướng tới những hành động, việc làm cụ thể để bảo vệ biển đảo :
Bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên biển một cách hợp lí.
Tuyên truyền , ngăn chặn những hành vi gây ô nhiễm biển.
Ra sức học tập, tích cực lao động góp phần xây dựng đất nước mạnh giàu để bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương…
Hay
Đề 5: Sau khi đã c/m khẳng định vai trò của sách- sách vừa là thầy là bạn . Người viết cần phải hướng tới suy nghĩ và hành động:
Đọc sách để nâng cao hiểu biết, nâng cao học vấn. Để sách thực sự trở thành thầy, thành bạn của mỗi chúng ta. Nhưng đọc sách cần phải sao cho phù hợp, sao cho hiệu quả. Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Vừa đọc vừa nghiền ngẫm, miệng đọc tâm ghi. Đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích.Đọc sách phải có ghi chép cụ thể…
Không chỉ đọc mà còn cần phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ sách cẩn thận như bảo vệ người bạn của mình….
4, Mở rộng vấn đề (Phản biện)
Người viết cần đặt ra bàn luận về những biểu hiện, hành vi , suy nghĩ, thái độ tiêu cực, đối lập với những vấn đề đang nghị luận.
VD ở Đề 6: Biển đảo quê hương
Sau khi đã triển khai những ý trên chúng ta có thể hướng dẫn học sinh phản biện vấn đề bằng cách nêu ý kiến đánh giá về hành vi của những cá nhân tập thể chưa có ý thức bảo vệ biển đảo như xả rác bừa bãi, xả trực tiếp những chất thải độc hại không qua xử lý ra biển làm cho những bãi biển tràn ngập rác, nước biển đổi màu, cá chết hàng loạt…
* Chú ý 2 : Với dạng bài này chúng ta cũng có thể chia thành 3 dạng nhỏ:
Dạng 1 : Tư tưởng đạo lí đã được nêu cụ thể ở đề bài, đó là dạng bài cơ bản.
VD
Đề 1 : Đạo lí tôn sư trọng đạo.
Đề 2: Đừng quên lời xin lỗi.
Đề 3 : Tính tự lập.
Đề 4 : Lòng vị tha.
Đề 5 : Với tôi sách vưa là thầy, vừa là bạn.
Đề 5 : Biển đảo quê hương.
* Chú ý 1: Cũng giống dạng bài trên ở đây ta có thể hướng dẫn học sinh trình bày ý 4 lên trước ý 3 tức là mở rộng vấn đề trước, sau đó mới rút ra bài học về nhận thức, hành động.
Dạng 2 : Vấn đề nghị luận được trình bày dưới dạng mở để người viết tự nêu ra tư tưởng, đưa về dạng bài cơ bản để làm bài .
VD:
Đề 6 : Một mục tiêu của việc học tập.
Đề 7 : Cuộc đời sẽ ra sao nếu thiếu vắng những nụ cười?
Đây chính là sự biến đổi của dạng bài 1 học sinh cần đưa nó trở về dạng bài cơ bản rồi làm theo kỹ năng.
VD: Hs có thể nêu một mục tiêu trong học tập của mình. Sau đó trình bày các ý tiếp theo như bình thường
Đề 7 : Có thể đưa về dạng cơ bản là vai trò của nụ cười, của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Dạng 3 : Đưa ra một câu chuyện chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về một chủ đề nào đó và yêu cầu học sinh cảm nhận đánh giá của bản thân
Loại đề này thường dành cho những hs khá, giỏi. Vấn đề nghị luận trong các đề bài này thường được ẩn đi đòi hỏi học sinh phải tự giải mã và xác định được đó là vần đề gì, thông điệp mà câu chuyện ấy chuyển tải đến người đọc là như thế nào?
Vì vậy ý đầu tiên trong bài chính là trình bày suy nghĩ cảm nhận về nội dung, thông điệp được ẩn chưa trong câu chuyện.
Những ý sau lại trở về dạng cơ bản ban đầu.
VD
Đề 9 : Trình bày những suy nghĩ gợi ra từ câu chuyện “Người đi săn và con vượn” của Lep- tôn- xtôi.
Đề 10: Suy nghĩ từ câu chuyện “Người ăn xin”của Tuốc-ghê
-nhép(sgk Ngữ văn 9, tập I, tr 22)
Một số đề nghị luận xã hội:
Đề 1: Bàn về một thói quen tốt đẹp mà mỗi học sinh cần có trong hành trang của mình.(Đề thi tuyển sinh của sở GD- ĐT Thừa Thiên Huế 2017- 2018)
Đề 2: “Lời khen giống như một mặt trời: bạn càng cho đi mọi sự chung quanh bạn càng toả sáng.” (Đời ngắn đừng ngủ dài- Robin Sharma)
Từ cách hiểu của em về ý kiến trên, hãy viết bài văn nghị luận bàn về vai trò của lời khen. (Đề tuyển sinh của sở GD- ĐT Bắc Giang 2017-2018)
Đề 3: Trình bày suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong giới trẻ hện nay.(Đề tuyển sinh của sở GD- ĐT Thái Nguyên 2017-2018)
Đề 4: Phong trào “Nói không với thực phẩm bẩn” và suy nghĩ của em.
Đề 5 : Trong văn bản "Lỗi lầm và sự biết ơn" sgk Ngữ văn 9, tập I, trang 160 có viết : "Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá". Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng một bài văn nghị luận.
Đề 6 : Có những bạn trẻ chỉ mai mê dán hình thần tượng khắp nơi; chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình.... Họ đâu thấy rằng bên cạnh họ có những người đang vì họ mà vất vả, lo toan; có những người đã dành cho họ bao nhiêu yêu thương, trìu mến...
Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình.
Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề 7 : Làm cho tâm hồn mất ước mơ, chẳng khác gì trái đất mất bầu khí quyển.
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Gv:
CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN LỚP 9
HƯỚNG DẪN
HỌC SINH LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH THCS(LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ)
Văn nghị luận là kiểu bài có vai trò hết sức quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS. Ngay từ lớp 7,8 hs đã bước đầu được làm quen với các dạng nghị luận xã hội và đặc biệt vận dụng nhiều ở chương trình Ngữ văn 9. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có thể giúp hs học và làm một bài văn nghị luận xã hội có hiệu quả. Đó là một đòi hỏi cũng là một thách thức đối với giáo viên, trong bối cảnh chưa có một tài liệu hướng dẫn chính thức nào về phương pháp dạy- học kiểu văn bản này. Trong khi đó vai trò của văn nghị luận trong các kì thi là vô cùng quan trọng(thường là 3/10 điểm bài thi, HSG là 8/20 điểm)
PHẦN 2: NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DAY- HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HIỆN NAY
Thứ nhất :
Nghị luận xã hội là một dạng bài khá khó đối với nhận thức và khả năng của h. s THCS, bởi nhận thức và vốn kiến thức xã hội của các em còn rất hạn chế, trong khi đó những vấn đề của đời sống, xã hội lại rất mênh mông.(Trước đây đến THPT, thậm chí đến lớp 12, chuyên nghiệp dạng bài này mới được đưa vào)
Thứ 2 :
Khó như vậy nhưng thời lượng trên lớp để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, tiếp cận, tập làm với dạng bài này là rất ít . Lớp 7 các em mới chỉ làm quen với văn nghị luận và bước đầu tiếp xúc với nghị luận xã hội dưới những dạng bài cụ thể như chứng minh, giải thích.
Đến lớp 8 cũng chỉ tập trung vào nghị luận văn học, nghị luận xã hội chỉ dưới hình thức viết đoạn, và đưa vào chương trình thi HSG trong nhũng năm gần đây.
Chương trình Ngữ Văn 9 giới thiệu 2 dạng bài cơ bản của nghị luận xã hội đó là :
Nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống.
Nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí
Nhưng tổng cộng cũng chỉ có 2-3 tiết cho mỗi dạng bài.
Thứ ba :
Nhìn một cách tổng quan vấn đề dạy – học kiểu bài nghị luận xã hội hiện nay vần chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, giáo viên còn lúng túng trong cách dạy. Các bài dạy chủ yếu vẫn mang tính manh mún, ra đề và hướng dẫn theo từng đề bài cụ thể , chưa mang tính xâu chuỗi, khái quát bản chất vấn đề, chưa giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, những kỹ năng cơ bản để giải quyết vấn đề.
Thứ 4: Về phía học sinh, nhiều em chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của kiểu bài này và thấy khó nên càng ngại học, ngại làm.
PHẦN 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Muốn để học sinh biết làm dạng bài này một cách cơ bản nhất chúng ta không chỉ dừng lại vài ba tiết chính khoá trên lớp mà chắc chắn cần có những tiết buổi 2 để ôn luyện, rèn kỹ năng nhiều hợn. Và điều quan trọng nhất cần rèn cho các em đó chính là những kỹ năng cơ bản để làm bài . Bỏi việc hướng dẫn phân tích, bình luận, tìm lí lẽ dẫn chứng cho từng đề cũng rất quan trong nhưng nếu như không có những kỹ năng cơ bản thì khi gặp nghững vấn đề khó, lạ các em sẽ vô cùng lúng túng, không biết viết gì, viết như thế nào đặc biệt là với những h.s trung bình, yếu.
Vì vậy bên cạnh việc giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về 2 dạng bài nghị luận xã hội đã được giới thiệu trong chương trình, như khái niệm, bố cục , những thao tác lập luận cơ bản, cách huy động lí lẽ, dẫn chứng thông qua những tiết tìm hiểu chung trên lớp. Thì trong những tiết ôn tập, buổi 2 giáo viên cần có những hướng dẫn tỉ mỉ, cơ bản hơn cho học sinh về kĩ năng làm văn nghị luận xã hội với từng dạng bài cụ thể.
.
I – Nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống
Chúng ta có thể chia thành 2 dạng bài nhỏ để rèn kỹ năng cho h.s.
1, Nghị luận về những sự việc hiện tượng có ý tinh tiêu cực trong đời sống xã hội .
VD:
Đề 1 : Nạn ô nhiễm môi trường.
Đề 2: Tai nạn giao thông.
Đê 3 : Hiện tượng đuối nước.
Đề 4 : Việc sử dụng facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung của giới trẻ hiện nay.
Đề 5 : Hiện tượng gian lận trong thi cử.
Đề 6 : Bạo lực học đường.
Đề 7 : Bệnh vô cảm…
Bài làm của các em có thể có những cách lập luận, kiến giải riêng của mình nhưng về cơ bản nên định hướng các em theo các ý cơ bản sau:
1.1 Trình bày hiểu biết về vấn đề nghị luận:
Các thao tác sử dụng trong phần này có thể là:
Giải thích vấn đề.
Nêu biểu hiện, thực trạng của vấn đề
(Để giải quyết ý này giáo viên có thể hướng dẫn h.s đặt ra các câu hỏi như: Là gì? Thế nào? Như thế nào?)
VD Đề 7: Bệnh vô cảm
Vô cảm là gì? Vô cảm là căn bệnh nghiêm trọng của con người trong xã hội hiện đại, đặc biệt là giới trẻ. Đó là sự trơ lì của cảm xúc, là sự chai sạn của tâm hồn, đó là sự cạn kiệt của tình người , thờ ơ, lạnh lùng, bàng quan thậm chí tới mức tàn nhẫn trước thân phận của nhừng người xung quanh, trước một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội.
Biểu hiện của bệnh vô cảm như thế nào ?
Tuy nhiên cũng có những vấn đề đã khá rõ ràng nên ta không cần phải hướng dẫn các em giải thích mà chỉ cần nêu thực trạng của vấn đề.
VD: Tai nạn giao thông, hiện tượng vứt rác bừa bãi, gian lận trong thi cử, học sinh mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn sa vào các tệ nạn xã hội khác…
1.2 . Phân tích những hậu quả, tác hại của vấn đề.
Tác hại đối với cuộc sống, con người, xã hội .
Tác hại đối với bản thận
Phân tích hậu quả của hiện tượng từ nhiều khía cạnh. Hậu quả tổn thất về vật chất, hậu quả tổn thất về tinh thần, tình cảm. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội , những giá trị truyền thống của dân tộc. …
Tuỳ thuộc vào từng đề bài cụ thể để hướng dẫn học sinh lựa chọn phân tích hậu quả của vấn đề một cách rõ nét, thuyết phục.
VD
Đề : Bệnh vô cảm.
Bệnh vô cảm ảnh hưởng khá lớn đối với đời sống con người. Xuất hiên “bệnh” con người trở nên tách biệt nhau, không còn những quan hệ gần gũi, những tình cảm yêu thương, không có những chở che, giúp đỡ. Cuộc sống trở nên giá băng, lạnh lẽo. Nỗi đau sẽ chồng chất nỗi đau, bất hạnh sẽ càng thêm bất hạnh. Trong cái đêm giao thừa rét mướt kia, em bé bán diêm bất hạnh có lẽ đã không chết nếu như có được sự sẻ chia, giúp đỡ của mọi người. Nhưng thật xót xa khi chẳng ai mua cho em lấy một bao diêm, không một ai bố thí cho em lấy vài đồng tiền lẻ. Em đã chết trong giá rét, chết bởi sự giá băng của lòng người….
Và vô cảm không chỉ gây ra nỗi đau cho người khác mà nó còn khiến họ cũng trở thành nạn nhân của chính mình. Họ mải chạy theo những giá trị vật chất mà đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực cửa tâm hồn. Họ không biết đồng cảm , yêu thương thì liệu có ai yêu thương họ, liệu họ có bao giờ được nếm trải hạnh phúc thực sự hay chỉ là ảo ảnh của hạnh phúc mà thôi. Trái tim giá băng, tâm hồn trống rỗng thì họ sẽ trở thành những người nghèo nhất, trở thành người thừa giữa cuộc đời.
1.3 . Phân tích nguyên nhân : Có 2 loại nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan: Là những tác động ảnh hưởng bên ngoài khiến vấn đề đó nảy sinh
VD: Nguyên nhân khách quan của bệnh vô cảm là do nhịp sống, guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại.Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hoá” văn hoá làng xã ngày một mai một dần , cái gọi là “tắt lửa tối đèn”có nhau cũng mất dần đi.
- Nguyên nhân chủ quan: Là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân người trong cuộc.
VD: … do lối sống vị kỉ của mỗi con người, lối sống chỉ biết mình mà thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh. Mọi người bị cuốn vào guồng quay với học tập, phấn đấu, sự nghiệp nên nhiều khi quên đi tất cả.Quên cả việc bồi đắp, dưỡng nuôi tâm hồn và trái tim minh để nó trở nên cứng trơ lì, vô cảm, trống rỗng, nghèo nàn và băng giá…
1.4. Giải pháp: Để đưa ra những giải pháp hợp lí
GV hướng dẫn các em bám sát vào phần nguyên nhân.
Tuy nhiên nên khuyến khích những suy nghĩ, đề xuất sáng tạo mới mẻ của học sinh.
1.5 . Mở rộng vấn đề (Phản biện)
Chúng ta có thể đưa ra bàn luận về những hành vi đối lập với sự việc, hiện tượng đang bàn và bày tỏ thái độ, quan điểm.
VD: Trái với vô cảm là biết yêu thương.
(Rất đáng mừng trong cuộc sống này bên cạnh những con người vô cảm thì vẫn có rất nhiều trái tim nhân ái yêu thương vần còn đó rất nhiều những tấm lòng hết lòng vì người khác, những vòng tay dang rộng yêu thương. Họ đã và đang góp phần tô đẹp thêm cho cuộc đời này, làm cho cuộc sống ngày thêm ấm áp. Họ là những con người rất đáng được ngợi ca, trân trọng… )
2, Dạng bài nghị luận về những vấn đề mang ý nghĩa tích cực .
VD:
Đề 1 : Những con người vượt lên số phận.
Đề 2 : Suy nghĩ về con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền.
Đề 3 : Tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa .
Đề 4 : Giới trẻ và những hành động thiện nguyện.
Đê 5 : Suy nghĩ của em về phong trào "một giọt máu cho đi một cuộc đời ở lại".
Đề 6 : Suy nghĩ về những tấm gương dũng cảm cứu người bị nạn.
2.1. Trình bày hiểu biết về vấn đề.
Nếu ở dạng bài trên ý này ta hướng dẫn các em đi giải thích và nêu thực trạng của vấn đề thì ở đây là trình bày những hiểu biết cơ bản về những sự việc, hiện tượng cần bàn. (VD giới thiệu khái quát về những tấm gương vượt lên số phận, hoàn cảnh và cách học tập của Nguyễn Hiền, hay những hành động việc làm của bạn Phạm Văn Nghĩa.... )
2.2. Nguyên nhân.(Nhưng với dạng bài này chúng ta cần hướng dẫn học sinh cách diễn đạt phù hợp không nên dùng từ nguyên nhân)
VD: Tại sao anh Nguyễn Ngọc Kí, anh Đỗ Trọng Khơi, anh Hoa Xuân Tứ … lại có thể làm được những điều lớn lao đến thế ? Đó có lẽ chính là bởi vì ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm…
- Hay : Những hành động, việc làm của bạn Nghĩa có lẽ đầu tiên xuất phát từ tình yêu thương mẹ.Từ tấm lòng của một người con mong được đỡ dần mẹ , mong được giúp mẹ để đỡ vất vả hơn. Ngoài ra có lẽ còn bởi bạn là người ham học hỏi, ham tìm tòi khám phá. Là người năng động sáng tạo đã biết vận dụng những kiến thức từ sách vở vào trong thực tế cuộc sống...
2.3. Phân tích lợi ích, tác dụng, ý nghĩa của sự việc, hiện tượng.
- Tác dụng, lợi ích đối với bản thân, gia đình.
Tác dụng, ý nghĩa đối với mọi người, xã hội.
2.4. Rút ra bài học nhận thức về lối sống, hành động cho bản thân, mọi người từ sự việc , hiện tượng đã bàn
2.5 . Mở rộng vấn đề (Phản biện)
3, Dạng bài về sự việc, hiện tượng mang tính hai mặt.
VD: Việc tôn sùng thần tượng ở giới trẻ, sử dụng mạng xã hội hay Internet và cuộc sống của con người...
Ta cũng đi trình bày hiểu biết về vấn đề, phân tích mặt tích cực, tiêu cực của vấn đề, từ đó đề ra giải pháp để phát huy tính tích cực, hạn chế tiêu cực .
II - Nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lí.
VD: Đề 1 : Đạo lí tôn sư trọng đạo.
Đề 2: Đừng quên lời xin lỗi.
Đề 3 : Tính tự lập.
Đề 4 : Lòng vị tha.
Đề 5 : Với tôi sách vừa là thầy, vừa là bạn.
Đề 6 : Biển đảo quê hương
Đề 7: Một mục tiêu của việc học tập.
Đề 8 : Cuộc đời sẽ ra sao nếu thiếu vắng những nụ cười?
Đề 9 : Trình bày những suy nghĩ gợi ra từ câu chuyện “Người đi săn và con vượn”của Lep-tôn-xtôi .
Đề 10: Suy nghĩ về những điều được gợi ra trong mẩu chuyện “Người ăn xin” của Tuốc- ghê- nhép(sgk Ngữ Văn 9 - tậpI- Trang22)
Cách làm
1. Trình bày hiểu biết về vấn đề.
(Chủ yếu là giải thích)
Giải thích về nội dung(nếu vấn đề chưa rõ)Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí, giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có)rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lí, quan điểm. Đầu tiên cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu.
VD: Đề : Đạo lí uống nước nhớ nguồn, tinh thần tự học, lòng vị tha.
- Với những vấn đề đã rõ về nội dung ta có thể giải thích về ý nghĩa của tư tưởng, quan điểm.
VD đề : Với tôi sách vừa là thầy, vừa là bạn.
Ý nghĩa : Ý kiến là lời khẳng định, ngợi ca , đề cao tầm quan trong, vai trò của sách trong cuộc sống của mỗi con người.
* Nhưng với những đề giống như đề 6: Biển đảo quê hương, hay vai trò của quê hương, gia đình...
thì giải thích chính là trình bày hiểu biết về vấn đề.
VD: Biển đảo là một phần máu thịt của con người, dân tộc Việt Nam. Việt Nam có ¾ diện tích là biển đảo. Chúng ta có đường bờ biển dài và một hệ thống đảo, quần đảo rộng lớn. Đặc biệt là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa….
Hay : Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mẹ ta chôn nhúm nhau thuở mới lọt lòng. Nơi có tiếng ru ầu ơi của bà của mẹ, có cánh diều mơ ước tuổi thơ. Nơi có cây đa, giếng nước, sân đình…
Đề chứng minh chúng ta cần đặt ra những câu hỏi
Vì sao ? Thế nào? Tại sao? Như thế nào?
VD: Để khẳng định vai trò của biển đảo quê hương, chúng ta hướng dẫn hs đặt ra câu hỏi “Vì sao nói biển đảo quê hương có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và đất nước Việt Nam ? ”
Hoặc : Tại sao tự lập là đức tính cần thiết của mỗi con người? Nếu không có tính tự lập thì sẽ như thế nào ?
Vì sao phải “Tôn sư trọng đạo”? Biêt tôn sư trọng đạo thì sẽ ra sao? Không biết tôn sư trong đạo thì sẽ như thế nào?
2, Chứng minh tính đúng sai của vấn đề.
- Chứng minh bằng lí lẽ
- Chứng minh bằng dẫn chứng.
Dẫn chứng có thể lấy trong thực tế cuộc sống, Cũng có thể lấy d/c trong văn học nhưng không cần nhiều tránh lạc sang nghị luận văn học.
Có thể lấy dẫn chứng về những con người, nhân vật cụ thể để tăng sức thuyết phục nhưng cũng có khi ta có thể lấy những dẫn chứng chung, mang tính khái quát.
3, Bài học về nhận thức, hành động.
Từ những phân tích, chứng minh đánh giá ở trên sinh cần bộc lộ những suy nghĩ cá nhân về nhận thức, hành động.
VD: Sau khi đã chứng minh, khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của biển đảo quê hương bài viết cần hướng tới những hành động, việc làm cụ thể để bảo vệ biển đảo :
Bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên biển một cách hợp lí.
Tuyên truyền , ngăn chặn những hành vi gây ô nhiễm biển.
Ra sức học tập, tích cực lao động góp phần xây dựng đất nước mạnh giàu để bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương…
Hay
Đề 5: Sau khi đã c/m khẳng định vai trò của sách- sách vừa là thầy là bạn . Người viết cần phải hướng tới suy nghĩ và hành động:
Đọc sách để nâng cao hiểu biết, nâng cao học vấn. Để sách thực sự trở thành thầy, thành bạn của mỗi chúng ta. Nhưng đọc sách cần phải sao cho phù hợp, sao cho hiệu quả. Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Vừa đọc vừa nghiền ngẫm, miệng đọc tâm ghi. Đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích.Đọc sách phải có ghi chép cụ thể…
Không chỉ đọc mà còn cần phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ sách cẩn thận như bảo vệ người bạn của mình….
4, Mở rộng vấn đề (Phản biện)
Người viết cần đặt ra bàn luận về những biểu hiện, hành vi , suy nghĩ, thái độ tiêu cực, đối lập với những vấn đề đang nghị luận.
VD ở Đề 6: Biển đảo quê hương
Sau khi đã triển khai những ý trên chúng ta có thể hướng dẫn học sinh phản biện vấn đề bằng cách nêu ý kiến đánh giá về hành vi của những cá nhân tập thể chưa có ý thức bảo vệ biển đảo như xả rác bừa bãi, xả trực tiếp những chất thải độc hại không qua xử lý ra biển làm cho những bãi biển tràn ngập rác, nước biển đổi màu, cá chết hàng loạt…
* Chú ý 2 : Với dạng bài này chúng ta cũng có thể chia thành 3 dạng nhỏ:
Dạng 1 : Tư tưởng đạo lí đã được nêu cụ thể ở đề bài, đó là dạng bài cơ bản.
VD
Đề 1 : Đạo lí tôn sư trọng đạo.
Đề 2: Đừng quên lời xin lỗi.
Đề 3 : Tính tự lập.
Đề 4 : Lòng vị tha.
Đề 5 : Với tôi sách vưa là thầy, vừa là bạn.
Đề 5 : Biển đảo quê hương.
* Chú ý 1: Cũng giống dạng bài trên ở đây ta có thể hướng dẫn học sinh trình bày ý 4 lên trước ý 3 tức là mở rộng vấn đề trước, sau đó mới rút ra bài học về nhận thức, hành động.
Dạng 2 : Vấn đề nghị luận được trình bày dưới dạng mở để người viết tự nêu ra tư tưởng, đưa về dạng bài cơ bản để làm bài .
VD:
Đề 6 : Một mục tiêu của việc học tập.
Đề 7 : Cuộc đời sẽ ra sao nếu thiếu vắng những nụ cười?
Đây chính là sự biến đổi của dạng bài 1 học sinh cần đưa nó trở về dạng bài cơ bản rồi làm theo kỹ năng.
VD: Hs có thể nêu một mục tiêu trong học tập của mình. Sau đó trình bày các ý tiếp theo như bình thường
Đề 7 : Có thể đưa về dạng cơ bản là vai trò của nụ cười, của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Dạng 3 : Đưa ra một câu chuyện chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về một chủ đề nào đó và yêu cầu học sinh cảm nhận đánh giá của bản thân
Loại đề này thường dành cho những hs khá, giỏi. Vấn đề nghị luận trong các đề bài này thường được ẩn đi đòi hỏi học sinh phải tự giải mã và xác định được đó là vần đề gì, thông điệp mà câu chuyện ấy chuyển tải đến người đọc là như thế nào?
Vì vậy ý đầu tiên trong bài chính là trình bày suy nghĩ cảm nhận về nội dung, thông điệp được ẩn chưa trong câu chuyện.
Những ý sau lại trở về dạng cơ bản ban đầu.
VD
Đề 9 : Trình bày những suy nghĩ gợi ra từ câu chuyện “Người đi săn và con vượn” của Lep- tôn- xtôi.
Đề 10: Suy nghĩ từ câu chuyện “Người ăn xin”của Tuốc-ghê
-nhép(sgk Ngữ văn 9, tập I, tr 22)
Một số đề nghị luận xã hội:
Đề 1: Bàn về một thói quen tốt đẹp mà mỗi học sinh cần có trong hành trang của mình.(Đề thi tuyển sinh của sở GD- ĐT Thừa Thiên Huế 2017- 2018)
Đề 2: “Lời khen giống như một mặt trời: bạn càng cho đi mọi sự chung quanh bạn càng toả sáng.” (Đời ngắn đừng ngủ dài- Robin Sharma)
Từ cách hiểu của em về ý kiến trên, hãy viết bài văn nghị luận bàn về vai trò của lời khen. (Đề tuyển sinh của sở GD- ĐT Bắc Giang 2017-2018)
Đề 3: Trình bày suy nghĩ của em về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong giới trẻ hện nay.(Đề tuyển sinh của sở GD- ĐT Thái Nguyên 2017-2018)
Đề 4: Phong trào “Nói không với thực phẩm bẩn” và suy nghĩ của em.
Đề 5 : Trong văn bản "Lỗi lầm và sự biết ơn" sgk Ngữ văn 9, tập I, trang 160 có viết : "Mỗi chúng ta hãy học cách viết những đau buồn thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá". Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng một bài văn nghị luận.
Đề 6 : Có những bạn trẻ chỉ mai mê dán hình thần tượng khắp nơi; chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình.... Họ đâu thấy rằng bên cạnh họ có những người đang vì họ mà vất vả, lo toan; có những người đã dành cho họ bao nhiêu yêu thương, trìu mến...
Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình.
Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề 7 : Làm cho tâm hồn mất ước mơ, chẳng khác gì trái đất mất bầu khí quyển.
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trường THCS An Lễ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)