Bài 20. Tức cảnh Pác Bó

Chia sẻ bởi Lương Hữu Quý | Ngày 03/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Tức cảnh Pác Bó thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MINH DIỆU
Bài giảng điện tử

MÔN: NGỮ VĂN
LỚP : 8
Giáo viên : Lê Văn Vượng
Câu 1: Vì sao bài thơ được đặt tên là “Khi con tu hú”?
Câu 2: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Khi con tu hú”?
Những hình ảnh vừa hiện ra gợi cho em liên tưởng tới địa danh nào?
Hang
Pác

Suối Lê-nin
Bàn đá bên dòng suối Lê-nin
Đây là những địa danh liên quan đến hang Pác Bó (Hà Quảng-Cao Bằng), nơi Bác Hồ sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng cứu nước khắp bốn biển, năm châu Bác đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người đã sống và làm việc ở hang Pác Bó trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn, gian khổ, nhưng Bác vẫn lạc quan, vui vẻ, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. “Tức cảnh Pác Bó” sẽ cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn vấn đề này .
Bài 20 Tiết 80
TỨC CẢNH PÁC BÓ
Hồ Chí Minh
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Tác giả:
Hồ Chí Minh
(1890 – 1969)
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 2 năm 1941, Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ về nước lãnh đạo phong trào cách mạng. Người sống và làm việc trong điều kiện hết sức gian khổ ở hang Pác Bó tỉnh Cao Bằng
Hỏi: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Hỏi: Em hãy cho biết bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ nào?
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc – tìm hiểu văn bản.
1. Tìm hiểu chung
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
II. Đọc – tìm hiểu văn bản.
2. Phân tích:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Hỏi: Câu thơ nói về việc gì?
Câu thơ trên được chia làm mấy vế và có tác dụng gì?
Nhịp thơ trên gợi cho người đọc thấy nơi ở, nếp sinh hoạt của Bác Hồ như thế nào?
?
- Nói về việc ở và nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác.
Đó là cách nói vui vẻ thể hiện sự vui vẻ, khỏe, lạc quan của Hồ Chí Minh.
Câu 1:
Tạo ra hai vế: sáng ra – tối vào, tạo ra sự việc lặp đi lặp lại hàng ngày
Câu 2:
Hỏi: Câu thơ này nói về việc gì trong sinh hoạt của Bác ở Pác Bó? Cháo bẹ, rau măng là những thực phẩm như thế nào?
Em hiểu như thế nào về cụm từ “vẫn sẵn sàng”?
?
- Nói lên cái hiện thực gian khổ, vừa nói cái tinh thần, tâm hồn vui tươi, sảng khoái của người chiến sĩ cách mạng.
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
vẫn sẵn sàng
- Lúc nào cũng có, cũng sẵn, không thiếu.
- Tuy hoàn cảnh vật chất thiếu thốn, gian khổ như vậy nhưng tinh thần của Bác lúc nào cũng sẵn sàng, chấp nhận, khắc phục và vượt qua.
- Nói lên cái hiện thực gian khổ, vừa nói cái tinh thần, tâm hồn vui tươi, sảng khoái của người chiến sĩ cách mạng.
Câu 3:
Hỏi: Hình ảnh Bác Hồ ngồi bên bàn đá chông chênh dịch sử Đảng có ý nghĩa như thế nào?
?
Hình tượng người chiến sĩ được khắc họa chân thực, có tầm vóc lớn lao trong tư thế uy nghi giống như bức tượng đài vị lãnh tụ cách mạng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Câu 4:
Hỏi: Từ nào có ý nghĩa quan trọng nhất của câu thơ, bài thơ? Vì sao?
Giải thích nghĩa của từ sang?
Cái sang của người cách mạng, cuộc sống cách mạng được thể hiện trong bài thơ như thế nào?
?
Niềm vui và cái sang cuộc đời cách mạng ấy xuất phát từ quan niệm sống của Bác Hồ: sống hòa nhập với thiên nhiên.

Cuộc đời cách mạng thật là sang
sang
III. GHI NHỚ
Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa , cho thấy tinh thần lạc quan , phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó . Với Người , làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn
IV. CỦNG CỐ
Hỏi: Trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó, cuộc sống vật chất của Bác Hồ như thế nào? (Chọn câu trả lời đúng)
Bác Hồ sống bình dị nhưng không hề thiếu thốn.
Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống sang trọng.
Bác Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng.
Bác Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, không có ý nghĩa.
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

 Học thuộc lòng bài thơ.
 Học ghi nhớ.
 Soạn bài “Ngắm trăng”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Hữu Quý
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)