Bài 20. Tức cảnh Pác Bó

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Duyên | Ngày 03/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Tức cảnh Pác Bó thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Bài 20: Tiết 81:




Tức cảnh Pác Bó
( Thơ Hồ Chủ tịch )
I/ Đọc – Tìm hiểu chung văn bản:
Đọc – Chú thích:
Tác giả - tác phẩm:

Hồ Chí Minh (1890-1969): lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam
Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng CNXH.
Người là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn.
a, Tác giả:
b. Tác phẩm:
Thể loại:
- Thể thơ tứ tuyệt
+ Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ
+ Gieo vần ở chữ cuối cùng các câu 1, 2, 4.
+ Cấu trúc: Khai, thừa, chuyển hợp.
+ Ngắt nhịp: 4/3

Hoàn cảnh sáng tác:
- 2/1941 Bác Hồ trở về nước sau 30 năm hoạt động CM ở nước ngoài.
- Bài thơ sáng tác trong khi Bác Hồ đang sống và làm việc trong hang Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng).
* Một số hình ảnh tư liệu về Bác Hồ và hang Pác Bó
Đường vào hang Pác Bó
Pắc Bó (Cao Bằng) là một dãy núi đá vôi chạy dài, nằm ngay
sát đường biên giới Việt - Trung, có nhiều hang động đá vôi kín đáo
và suối nước ngọt chảy quanh năm. Đặc biệt nơi đây có hang Pắc
Bó mà Bác Hồ từng trú lại một thời gian.

























Hang Pắc Bó nằm trong khu núi đá vôi mà Bác Hồ chọn ở, làm việc là
một hang động đá vôi dài, ăn ngầm sâu theo chiều núi. Chiều cao hang đá này
khoảng trên 7-8 m tùy đoạn, chỗ rộng nhất 4-5 m. Hang có nhiều chỗ thông hơi
rất đẹp; những hôm trời nắng, có thể nhìn thấy ánh nắng sáng xuyên qua cửa
hang vào trong hang đá.
Trước cửa hang Pác Bó
Suối Lê-NIN
Núi Các-Mác
Dấu tích thơ Bác Hồ trước cửa hang
Chiếc bàn đá – nơi Bác Hồ ngồi làm việc ở hang Pắc Bó
Chiếc giường, nơi Bác Hồ nằm nghỉ ở hang Pác Bó
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản
Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác Hồ:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

?1
Em có nhận xét gì về giọng điệu chung của bài thơ? Ở câu thơ thứ nhất tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Nêu cảm nhận của em về câu thơ đầu?
=> Giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng, thoải mái, khoan khoái.
 Câu thơ đầu:
Nghệ thuật:
Câu thơ ngắt nhịp 4/3, tạo thành 2 vế sóng đôi làm toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào...
=> Cho thấy sự gắn bó, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Hình dung về tư thế ung dung tự tại, làm chủ hoàn cảnh của Bác.

?2
Trình bày cách hiểu của em về câu thơ thứ hai của bài thơ?
Câu thơ thứ hai:
Vẫn tiếp tục mạch cảm xúc chung của bài thơ nhưng pha chút hóm hỉnh, vui đùa: lương thực, thực phẩm ( cháo bẹ, rau măng ) ở nơi đây thật đầy đủ, luôn có sẵn “ vẫn sẵn sàng ”.

Câu thơ thứ ba cho em hình dung như thế nào về tư thế, hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng?
?3
- Đối ý: điều kiện làm việc tạm bợ (bàn đá chông chênh) / nội dung công việc quan trọng, trang nghiêm.
=> Hình tượng người chiến sĩ là hình tượng trung tâm của bức tranh với tầm vóc lớn lao, với một tư thế uy nghi, lồng lộng
Qua ba câu thơ đầu, em có nhận xét gì về điều kiện sinh hoạt, ăn ở, làm việc của Bác Hồ ở hang Pác Bó? Qua đây em cảm nhận gì về con người của Bác?
?4
- Ba câu thơ đầu cho thấy điều kiện sinh hoạt, ăn ở, làm việc của Bác rất khó khăn nhưng bài thơ vẫn toát lên một tinh thần lạc quan cách mạng, một tư thế ung dung, tự tại luôn làm chủ hoàn cảnh của Bác.
2. Cảm nghĩ của Bác:
Cuộc đời cách mạng thật là sang
Em hiểu thế nào về từ “sang” trong câu thơ kết? (Chọn phương án trả lời đúng ở dưới)
?5
Đáp án đúng: C
Nêu cảm nhận của em về câu thơ kết?
Câu thơ kết là lời khẳng định của Bác: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Đó là cuộc sống tuy nghèo về vật chất nhưng lại rất sang trọng, giàu có về tinh thần.
?6
Câu hỏi thảo luận:
Người xưa thường ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối). Ví dụ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm...
Theo em, “thú lâm tuyền” ở Bác có gì khác với người xưa?
?7
* Thú lâm tuyền
Người xưa
Bác Hồ
Tìm đến “thú lâm tuyền” vì cảm thấy bất lực trước thực tế XH, muốn “lánh đục về trong”, tự an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo”.
“Công danh đã được hợp về nhàn.
Lành dữ âu chi thế nghị khen”
“ Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn
Khách tục không ai bén mảng gần” - Thơ Nguyễn Trãi -

Không phải thú ở ẩn lánh đời mà là thú được sống hòa hợp với thiên nhiên để làm cách mạng và cứu nước.
Ở Bác, thú lâm tuyền hòa hợp với niềm vui được làm cách mạng
III/ Tổng kết: Ghi nhớ (SGK/30)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)