Bài 20. Tức cảnh Pác Bó

Chia sẻ bởi Mai Thị Kim Liên | Ngày 02/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Tức cảnh Pác Bó thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Khi con tu hú”? Nêu nội dung, ý nghĩa của bài thơ?
Những hình ảnh vừa hiện ra gợi cho em liên tưởng tới địa danh nào?
Đây là những địa danh liên quan đến hang Pác Bó (Hà Quảng-Cao Bằng), nơi Bác Hồ sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng cứu nước khắp bốn biển, năm châu Bác đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người đã sống và làm việc ở hang Pác Bó trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn, gian khổ, nhưng Bác vẫn lạc quan, vui vẻ, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. “Tức cảnh Pác Bó” sẽ cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn vấn đề này .
Hang
Pác

Suối Lê-nin
Bàn đá bên dòng suối Lê-nin
Tiết 81
TỨC CẢNH PÁC BÓ
Hồ Chí Minh
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:
a. Tác giả:
(1890- 1969),là nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 2/1941 khi Bác sống và làm việc ở hang Pác Bó.
Hỏi: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
2. Thể loại:
Hỏi: Em hãy cho biết bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ nào?
Thơ thất ngôn tứ tuyệt.
3. Phương thức biểu đạt chính:
Biểu cảm
4. Bố cục:
2 phần
phần 1: 3 câu đầu
phần 2: câu còn lại
II. Hiểu văn bản
1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác trong Pác Bó.
Theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần?Nội dung của từng phần
Hãy cắt nghĩa hành động ra suối vào hang của Người ?
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cho biết câu thơ thứ nhất có cấu tạo gì đặc biệt ?
Theo em phép đối này có tác dụng gì?Em hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó?
+ Ra suối tức là nơi làm việc mà bàn bạc.
+Vào hang là vào hang Pác Bó nơi sinh hoạt hàng ngày sau buổi làm việc.
- Dùng phép đối
Câu thơ nói về việc ở và nếp sinh hoạt hàng ngày của Bác Hồ. Đó là cuộc sống bí mật nhưng nề nếp, cuộc sống hài hoà, thư thái. Đó là tâm trạng thoải mái, ung dung hoà điệu với nhịp sống núi rừng với hang với suối.
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Cháo bẹ, rau măng là những thức ăn như thế nào?
Bữa ăn của Bác thật đạm bạc nhưng sao Người lại nói "vẫn sẵn sàng"?















Thoáng nét cười vui, vừa tả thực vừa thẩ hiện ý chí của nhà cách mạng luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
Câu thơ thứ 2 là tả thực hay đùa vui?
+ Ở Pác Bó điều kiện làm việc của Bác như thế nào? Em có nhận xét gì về thanh điệu, nghệ thuật của câu thơ, ý nghĩa của từ láy chông chênh?
Tất cả những điều đó nói lên đều gì trong cuộc sống của Bác?





Con người cách mạng:
- Sống yêu thiên nhiên, yêu công việc
- Hòa hợp tâm hồn với thế giới tạo vật
- Làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào.
→ Từ láy, phép đối: điều kiện làm việc đơn sơ, nhỏ bé nhưng công việc hết sức lớn lao, vĩ đại.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
 Niềm vui, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc sống gian khổ.
- Người cách mạng ở Pác Bó sau bao nhiêu gian khổ vẫn cảm thấy cuộc đời thật là sang. Em hiểu cái “sang” ở đây như thế nào?
- Là sự sang trọng giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí
tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn, gian khổ khuất phục.
- Là cái giàu sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa tự nhiên, thư thái, trong sạch với thiên nhiên đất trời.
2. Cảm nghĩ của Bác
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
→ Cuộc sống gian khổ nhưng tràn đầy niềm vui lớn lao, lạc quan, tin tưởng vào tương lai.
Trong thơ Bác cái sang thường được nói đến rất nhiều kể cả khi tù đày, em có biết câu thơ nào như thế không?
Được sống giữa thiên nhiên là sở nguyện suốt đời của Bác. Vậy theo em thú lâm tuyền của Bác và của người xưa có gì khác nhau?
Người xưa: Vui thú lâm tuyền là để tự nguyện hay bắt buộc làm ẩn sĩ lánh đời, khinh thế ngạo vật. Còn Bác hoàn toàn không phải là một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, một lãnh tụ cách mạng, với cuộc sống mạnh mẽ, tích cực, suốt đời phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp cứu nước, cứu dân.
III. TỔNG KẾT- GHI NHỚ:
1. Nội dung:
- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.
2. Nghệ thuật:
- Có tính chất ngắn gọn, hàm xúc.
- Vừa mang đặc điểm cổ điển, truyền thống vừa có tính chất mới mẻ, hiện đại.
- lời thơ bình dị pha giọng vui đùa, hóm hỉnh.
- Tạo tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị và sâu sắc.
3. Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần Hồ Chí minh luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:
a. Tác giả: (1890- 1969), là nhà văn, nhà thơ, chiến sĩ cách mạng, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
b. Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời tháng 2 năm 1941 khi Bác sống và làm việc ở hang Pác Bó.
2. Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt.
3. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
4. Bố cục: 2 phần
PHẦN 1: 3 câu đầu
PHẦN 2: còn lại
II. HIỂU VĂN BẢN
1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác trong rừng Pác Bó.
2. Cảm nghĩ của Bác
III. TỔNG KẾT- GHI NHỚ:
2. Nghệ thuật
1. Nội dung
3. Ý nghĩa:
B. LUYỆN TẬP
Đọc một số bài thơ của Bác có cùng chủ đề?
CỦNG CỐ
Đọc diễn cảm bài thơ. Nêu ý nghĩa của bài thơ?
DẶN DÒ
- Học thuộc bài thơ.
- Phân tích và nắm được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Câu cầu khiến
+ Nắm được đặc điểm, chức năng.
+ Lấy được ví dụ.
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC. XIN CHÀO TẠM BIỆT QUÝ THẦY CÔ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thị Kim Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)