Bài 20. Tổng kết chương I: Điện học

Chia sẻ bởi Nguyễn Đăng Trường | Ngày 27/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Tổng kết chương I: Điện học thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

HỘI GIẢNG 20/11/2011
TIẾT 20. TỔNG KẾT CHƯƠNG 1. ĐIỆN HỌC
1. Hệ thức I=U/R là của định luật nào?
Phát biểu nội dung định luật.
Trả lời:
Đây là hệ thức định luật Ôm.
ND. I qua dây dẫn tỉ lệ thuận với U hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với R của dây.
2. Cho đoạn mạch như hình vẽ. R1, R2 mắc với nhau như thế nào? Cho biết các tính chất I, U, Rtđ trong đoạn mạch này và hệ thức liên hệ giữa U và R? Các dụng cụ điện có đại lượng vật lí nào giống nhau thì mắc nối tiếp?
Trả lời:
R1, R2 mắc nối tiếp
Các tính chất
I=I1=I2
U=U1+U2
Rtđ=R1+R2
U1/U2=R1/R2 => Mạch nối tiếp thì U tỉ lệ thuận với R thành phần.
Các dụng cụ có I sử dụng như nhau thì mắc nối tiếp
3. Cho sơ đồ, R1, R2 mắc với nhau như thế nào? Cho biết các tính chất I, U, Rtđ và hệ thức liện hệ I và R. Các dụng cụ có đại lượng vật lí nào giống nhau thì mắc song song.
Trả lời:
Đây là cách mắc song song 2 điện trở
Các tính chất
I=I1+I2
U=U1=U2
1/Rtđ=1/R1+1/R2 => Rtđ=R1.R2/(R1+R2)
Hệ thức I1/I2=R2/R1 => I tỉ lệ nghịch với R
Các dụng cụ có hiệu điện thế làm việc như nhau thì áp dụng mắc song song
-
4.Từ công thức tính R=p.l/S cho biết R của dây dẫn phụ thuộc yếu tố nào? Tại sao khi kéo điện người ta lại kéo theo đường ngắn nhất và chọn dây to để kéo? Trong công thức trên nếu l=1m, S=1m2 thì giá trị R khi đó gọi là gì? Cũng từ công thức trên có bạn nói R của dây dẫn không phụ thuộc U đúng hay sai?
Trả lời
Từ công thức trên ta thấy R dây dẫn phụ thuộc 3 yếu tố: Vật liệu làm dây(p), tỉ lệ thuận với chiều dài(l), tỉ lệ nghịch với tiết diện(S)
Từ sự phụ thuộc trên khi kéo điện phải kéo theo đường ngắn nhất và chọn dây dẫn to để làm giảm R đường dây ngoài ra còn ích lợi khác đỡ tốn dây và dây đỡ bị đứt.
Khi l=1m, S=1m2 lúc đó R=p là điện trở suất của chất làm dây.
R dây dẫn không phụ thuộc vào U là đúng vì công thức trên ta thấy không có mặt đại lượng U
5. Biến trở có tác dụng gì trong mạch điện? Kể tên các dụng cụ có sử dụng biến trở để điều chỉnh mức độ hoạt động?
Trả lời:
Biến trở có tác dụng điều chỉnh I trong mạch.
Các dụng cụ sử dụng biến trở để diều chỉnh mức độ hoạt động như: Đèn trong phòng ngủ, quạt điện, bàn là, đài điện…
6.Trên các dụng cụ điện có ghi số liệu kĩ thuật gì? Khi mắc dụng cụ diện vào mạch điện gia đình ta cần xem kĩ yếu tố nào để cho các dụng cụ hoạt động bình thường?
Trả lời
Trên các dụng cụ điện thường ghi số liệu kĩ thuật là U định mức và P định mức.
Khi mắc dụng cụ điện vào mạch điện gia đình em phải chú ý đến U mạng điện có phù hợp vơi U định mức của dụng cụ đó không.
7. Nêu các công thức tính công suất và công của dòng điện.
Trả lời:
Công thức tính công suất
P= U.I= U2/R= I2.R.t= A/t
Công thức tính công
A= P.t= U.I.t= U2.t/R= I2.R.t
8. Hệ thức sau Q=I2.R.t của định luật nào? Từ đó phát biểu nội dung định luật.
Trả lời:
Đây là hệ thức định luật Jun- Lenxơ
ND. Q tỏa ra trên dây dẫn tỉ lệ thuận với 3 yếu tố I2, R,t
Bài tập 1. Cho sơ đồ mạch điện sau. Với số chỉ các dụng cụ đo điện này ta xác định được các đại lượng vật lí nào của bóng đèn?
Trả lời:
Với sơ đồ mạch điện trên số chỉ của vôn kế biết U và Ampekế biết I ta xác định được 2 đại lượng vật lí công suất P=U.I và R=U/R của bóng đèn
Bài tập 2. Trong lớp em có 4 quạt trần và 11 bóng đèn có công suất sử dụng tổng cộng là 1000w, trung bình mỗi ngày sử dụng 7 giờ. Tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) theo đơn vị Kwh? Hiện nay giá điện 1400đ/Kwh, tính số tiền điện nhà trường phải trả cho lớp em 1 tháng lớp em.
Trả lời
GT P=1000w=1Kw
t=7h/ngày.30 ngày=210h
Giá diện 1400đ/Kwh
KL
A=? (Kwh)
Số tiền=?
Giải:
Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng là
AD: A=P.t=1Kw.210h= 210Kwh
Số tiền phải tra trong 1 tháng cho lớp em là
Số tiền= 210Kwh.1400đ/Kwh= 294000đ
GT P=1000w=1Kw
t=7h/ngày.30 ngày=210h
Giá diện 1400đ/Kwh
KL
A=? (Kwh)
Số tiền=?
Vấn đề cần suy nghĩ: Ta thấy riêng lớp em 1 tháng nhà trường thanh toán là 294000đ. Vậy 22 phòng học nhà trường sẽ phải trả số tiền trong 1 tháng là bao nhiêu? Với số tiền như thế em có suy nghĩ gì và làm gì cho nhà trường?
Suy nghĩ bản thân.
1 tháng nhà trường trả tiền điện cho 22 phòng học là
294000x22=6.468.000đ.
Suy nghĩ của em phải sử dụng điện tiết kiệm
Cụ thể chỉ sử dụng các dụng cụ điện với công suất hợp lí theo thời tiết và với thới gian cần thiết trong các buổi học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đăng Trường
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)