Bài 20. Tổng kết chương I: Điện học

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Nam | Ngày 27/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Tổng kết chương I: Điện học thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô giáo về dự giờ, thăm lớp.
chúc các em học sinh có một tiết học bổ ích
Môn vật lý - lớp 9
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tự kiểm tra:
Trả lời nhanh các câu hỏi phần I. Tự kiểm tra (sgk):
Câu 1: Cường độ dòng điện I chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn đó ?
Trả lời: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó: I ~ U
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tự kiểm tra:
Trả lời nhanh các câu hỏi phần I. Tự kiểm tra (sgk):
Câu 2: Nếu đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu một dây dẫn và I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó thì thương số U/I là giá trị của đại lượng nào đặc trưng cho dây dẫn? Khi thay đổi hiệu điện thế U thì giá trị này có thay đổi không? Vì sao?
Trả lời: - Thương số U/I là giá trị của điện trở(R) đặc trưng cho dây dẫn
- Khi thay đổi U thì giá trị R không thay đổi vì khi U tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì I cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần do đó thương số U/I=R là không đổi.
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tự kiểm tra:
Trả lời nhanh các câu hỏi phần I. Tự kiểm tra (sgk):
Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện, trong đó có sử dụng ampe kế và vôn kế để xác định điện trở của một dây dẫn.
Đáp án:
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tự kiểm tra:
Trả lời nhanh các câu hỏi phần I. Tự kiểm tra (sgk):
Câu 4: Viết công thức tính điện trở tương đương đối với:
Đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp.
Đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc song song.
Trả lời:
Rtd=R1+R2
1/Rtd=1/R1+1/R2
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tự kiểm tra:
Trả lời nhanh các câu hỏi phần I. Tự kiểm tra (sgk):
Câu 5: Hãy cho biết:
Điện trở của dân dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài của nó tăng lên 3 lần?
Điện trở của dân dẫn thay đổi như thế nào khi tiết diện của nó tăng lên 4 lần?
Vì sao dựa vào điện trở suất có thế nói đồng dẫn điện tốt hơn nhôm?
Hệ thức nào thể hiện mối liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S và điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn?
Trả lời: a) l tăng 3 lần thì R tăng 3 lần
b) S tăng 4 lần thì R giảm 4 lần
c) Vì điện trở suất càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt: ρ của đồng nhỏ hơn ρ của nhôm.
d) R=ρ.l/S
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tự kiểm tra:
Trả lời nhanh các câu hỏi phần I. Tự kiểm tra (sgk):
Câu 6: Viết đầy đủ các câu dưới dây :
Biết trở là một điện trở ………. và có thể được dùng để …………
Các điện trở dùng trong kĩ thuật có kích thước ……… và có các trị số được …….. hoặc được xác định theo các ……….
Trả lời: a) Biết trở là một điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
b) Các điện trở dùng trong kĩ thuật có kích thước nhỏ và có các trị số được ghi trên điện trở hoặc được xác định theo các vòng màu.
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tự kiểm tra:
Trả lời nhanh các câu hỏi phần I. Tự kiểm tra (sgk):
Câu 7: Viết đầy đủ các câu dưới đây:
Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết ………
Công suất tiêu thụ điện năng của một đoạn mạch bằng tích ……..
Trả lời: a) Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức khi thiết bị điện hoạt động bình thường (ở hiệu điện thế định mức)
b) Công suất tiêu thụ điện năng của một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường động dòng điện qua nó:
P =U.I (W)
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tự kiểm tra:
Trả lời nhanh các câu hỏi phần I. Tự kiểm tra (sgk):
Câu 8: Hãy cho biết:
Điện năng sử dụng bởi một dụng cụ điện được xác định theo công suất, hiệu điện thế, cường độ dòng điện và thời gian sử dụng bằng công thức nào?
Các dụng cụ điện có tác dụng gì trong việc biến đổi năng lượng? Nêu 1 số ví dụ.
Trả lời: a) A= P.t = U.I.t (J)
b) Các dụng cụ điện khi hoạt động đều biến đổi điện năng thàng các dạng năng lượng khác.
VD: bóng đèn sợi đốt: biến đổi điện năng thành nhiệt năng và quang năng.
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tự kiểm tra:
Trả lời nhanh các câu hỏi phần I. Tự kiểm tra (sgk):
Câu 9: Phát biểu và viết biểu thức của định luật Jun-Lenxo ?
Trả lời:
* Phát biểu ĐL: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
* Biểu thức ĐL: Q=I2.R.t (J) hoặc Q=0,24.I2.R.t (Cal)
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tự kiểm tra:
Trả lời nhanh các câu hỏi phần I. Tự kiểm tra (sgk):
Câu 10: Cần phải thực hiện những quy tắc nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?
Trả lời: Quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
Chỉ làm thí nghiệm với U<40V
Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện mà U cho phép > U sử dụng
Cần mắc cầu chì hoặc attomat để bảo vệ thiết bị điện và mạng điện
Khi tiếp xúc với mạng điện thì cần đảm bảo cách điện giữa người với các bộ phận dẫn điện
Phải cắt điện trước khi thay thế hoặc sửa chữa các thiết bị điện
Cần nối đất cho các dụng cụ điện có vỏ bằng kim loại.
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
1) Tự kiểm tra:
Trả lời nhanh các câu hỏi phần I. Tự kiểm tra (sgk):
Câu 11: Hãy cho biết: a) Vì sao phải sử dụng tiết kiện điện năng?
b) Có những cách nào để sử dụng tiết kiệm điện năng?
Trả lời: a) Vì sự cần thiết phải tiết kiệm điện năng là:
Giảm chi tiêu cho gia đình
Kéo dài tuổi thọ cho các dụng cụ và thiết bị điện
Giảm sự cố do quá tải
Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.
b) Biện pháp để tiết kiệm điện là:
Sử dụng các dụng cụ có công suất hợp lí
Chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
2) Kiến thức cơ bản cần nhớ:

Điện học
Đoạn mạch song song
Đoạn mạch nối tiếp
Định luật Ôm
Biến trở
Công suất
Điện năng
Định luật Jun – Len xơ
Công thức điện trở
Nội dung:(sgk)
Q= I2.R.t (J)
Q= 0.24.I2.R.t (Cal)
Nội dung:(sgk)
A = U.I.t
A= I2.R.t
A = P.t
P = U.I
P= I2.R

I=I1=I2=…=In
Rtđ=R1+R2+...+Rn
U=U1+U2+..+Un
I=I1+I2+...+In
U=U1=U2=…=Un
U=I.R
R=U/I
A. 0,6A.
D. Một giá trị khác các giá trị trên.
C. 1A .
B. 0,8A.
Bài 1. Đặt một hiệu điện thế 3V vào hai đầu dây dẫn bằng hợp kim thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là 0,2A. Hỏi nếu tăng thêm 12V nữa thì cường độ dòng điện chạy qua nó có giá trị nào dưới đây?
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
II. Vận dụng:
A. Thương số này có giá trị như nhau đối với các dây dẫn.
D. Thương số này không có giá trị xác định đối với mỗi dây dẫn.
B. Thương số này có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng lớn.
C. Thương số này có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng nhỏ.
Bài 2. Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu các dây dẫn khác nhau và đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn đó. Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi tính thương số cho mỗi dây dẫn?
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
II. Vận dụng:
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
II. Vận dụng:
Bài 3: Một đoạn dây nhôm có chiều dài 50m và có tiết diện 0,2mm2, biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8Ωm. Tính điện trở của đoạn dây nhôm?
Bài 4: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết R1=2Ω; R2=6Ω; R3=12Ω; UAB=12V.
Tính điện trở tương đương của mạch điện.
Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
Tính công suất của mạch điện
Tính nhiệt lượng do mạch điện tỏa ra trong 5 phút.
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
II. Vận dụng:
Bài 3: Một đoạn dây nhôm có chiều dài 50m và có tiết diện 0,2mm2, biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8Ωm. Tính điện trở của đoạn dây nhôm?
Tóm tắt:
l = 50m
S=0,2mm2=0,2.10-6 m2
ρ=2,8.10-8 Ωm
Tính : R=?
Giải:
Điện trở của đoạn dây nhôm là: R=ρ.l/S
Thay số: R=2,8.10-8.50/0,2.10-6 =7(Ω)
Đáp số: R=7(Ω)
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
II. Vận dụng:
Bài 4: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết R1=2Ω; R2=6Ω; R3=12Ω; UAB=12V.
Tính điện trở tương đương của mạch điện.
Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở.
Tính công suất của mạch điện
Tính nhiệt lượng do mạch điện tỏa ra trong 5 phút.
Tiết 23: Tổng kết chương I: Điện học
I. Kiến thức cần nhớ:
II. Vận dụng:
Bài 4: Tóm tắt:
Biết: R1=2Ω; R2=6Ω; R3=12Ω; UAB=12V. t=5 phút =300(s)
Rtd= ? ; b) I1, I2, I3 = ? ; c) PAB = ? ; d) QAB= ?
Giải: a) Điện trở tương đương của đoạn R2//R3 là: 1/R2,3=1/R2+1/R3
thay số: 1/R2,3=1/6+1/12=3/12⇒ R2,3=12/3=4(Ω)
Điện trở tương đương của đoạn mạch(R1ntR2,3) là: Rtd=R1+R2,3=2+4=6(Ω)
b) Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là: IAB=UAB/Rtd=12/6=2(A)
⇒ IAB=I1=I2,3=2(A); Theo ĐL Ôm: U2,3=I2,3.R2,3=2.4=8(V) ⇒ U2,3=U2=U3=8(V)
⇒ I2=U2/R2=8/6≈1,3(A) ; I3=U3/R3=8/12≈0,7(A)
c) Công suất của mạch điện là: PAB=UAB.IAB=12.2=24(W)
d) Nhiệt lượng do mạch điện tỏa ra trong 5 phút là: QAB=I2AB.Rtd.t=PAB.t
Thay số: QAB=24.300=7200 (J).
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
KHÁM PHÁ Ô CHỮ ĐIỆN HỌC
Ô
CHỮ
ĐIỆN
HỌC
1. Dụng cụ chiếu sáng được khuyến khích sử dụng thay thế bóng đèn dây tóc để tiết kiệm điện. (9 chữ cái)
2. Đơn vị của điện trở. (2 chữ cái)
3. Định luật mang tên của hai nhà bác học vật lí người Anh và Nga. (8 chữ cái)
4. Dụng cụ đo điện năng sử dụng. (10 chữ cái)
5. Chất này thường được sử dụng để chế tạo các điện trở mẫu. (10 chữ cái)
6. Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với yếu tố này . (8 chữ cái)
7. Đây là một biện pháp an toàn khi sử dụng điện . (6 chữ cái)
8. Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với yếu tố này . (8 chữ cái)
9. Cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với đại lượng này khi đặt vào hai đầu một dây dẫn. (11 chữ cái)
10. Dụng cụ là một điện trở có thể thay đổi trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. (7 chữ cái)
11. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào yếu tố này . (7 chữ cái)
12. Đây là cách để xác định trị số của điện trở dùng trong kỹ thuật . (7 chữ cái)
Dựa vào yếu tố này có thể biết dụng cụ điện hoạt động mạnh hay yếu. (8 chữ cái)
1. Ôn lại lý thuyết.
2. Làm các bài tập đã học.
3. Đọc tham khảo chương II Điện từ học: Bài 21. Nam châm vĩnh cửu
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Tiết học đến đây kết thúc
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo và các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)