Bài 20. Tổng kết chương I: Điện học

Chia sẻ bởi Chu Thi Kim | Ngày 27/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Tổng kết chương I: Điện học thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

TỔNG KẾT CHƯƠNG I:
ĐIỆN HỌC
TIẾT 22 – BÀI 20
I. TỰ KIỂM TRA
II. VẬN DỤNG
TỔNG KẾT CHƯƠNG I:
ĐIỆN HỌC
6
8
1
4
5
3
7
2
HÁI HOA DÂN CHỦ
Câu 1: Phát biểu định luật Ôm, công thức biểu diễn định luật và đơn vị của các đại lựơng trong công thức đó. Tính cường độ dòng điện qua dây điện trở 20Ω, khi dây được mắc vào hiệu điện thế 12V
Câu 2: Nêu các biểu thức về cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp.Cho R1= 10Ω, R2=20Ω mắc nối tiếp vào hiệu điện thế 12V. Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở đó?
Câu 3: Nêu các biểu thức về cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương của đoạn mạch song song. tiếp.Cho R1= 15Ω, R2=30Ω mắc song song vào hiệu điện thế 6V. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở đó?
Câu 4: Điện trở của một sợi dây dẫn có mối liên hệ gì với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Viết công thức thể hiện mối liên hệ đó và nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức. Tính điện trở của dây đồng có chiều dài 5m, tiết diện 0,1mm2, cho điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 Ωm
Câu 5: Biến trở dùng để làm gì? Nêu ý nghĩa số ghi 50Ω- 2A trên biến trở. Tính chiều dài dây làm biến trở? Cho biết tiết diện dây là 0,5mm2 và điện trở suất của dây là 0,5.10-6 Ωm
Câu 6: Viết các công thức tính công suất điện mà em đã học, đơn vị của các đại lượng trong công thức đó. Trên một bóng đèn có ghi 6V -3,6W. Nêu ý nghĩa số ghi trên bóng đèn. Tính điện trở và cường độ dòng điện qua đèn khi sáng bình thường.
Câu 7: Vì sao nói dòng điện có năng lượng. Viết các công thức tính công của dòng điện (hay điện năng sử dụng) , đơn vị của các đại lượng trong công thức. Một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun nước trong thời gian 2 giờ mỗi ngày. Tính tiền điện cho việc sử dụng bếp điện trong 30 ngày? Cho biết 1kW.h giá 1000đ
Câu 8: Phát biểu định luật Jun – Len-xơ, công thức tính nhiệt lượng tỏa ra theo đơn vị Jun và đơn vị calo. Một bàn ủi điện có điện trở 484Ω, được sử dụng ở hiệu điện thế 220V trong thời gian 30 phút. Tính nhiệt lượng tỏa ra ở bàn ủi theo đơn vị Jun và đơn vị calo?
II. VẬN DỤNG
1) Giữa hai điểm A,B của một mạch điện có mắc nối tiếp hai điện trở R1= 20Ω,R2= 30Ω cường độ dòng điện qua đọan mạch đo được 0,24A.
Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở? Và công suất tiêu thụ của đoạn mạch?
Tính nhiệt lựơng tỏa ra ở đọan mạch trong thời gian 10phút?
2) Giữa hai điểm A,B của một mạch điện có mắc song song hai điện trở R1= 15Ω, R2= 30Ω,cường độ dòng điện qua đọan mạch chính đo được 0,6A.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?
Tính nhiệt lựơng tỏa ra ở đọan mạch trong thời gian 5phút?
III. DẶN DÒ
- Ôn lại các kiến thức của chương I trong đề cương đã phát
-Làm lại các bài tập ở phần vận dụng trong từng bài của chương I
=> Chuẩn bị kiểm tra I tiết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Thi Kim
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)