Bài 20. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Chia sẻ bởi Hồ Nguyệt | Ngày 03/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Thuy?t minh H? Ho�n Ki?m
Hồ Hoàn Kiếm –Lẵng hoa giữa lòng thành phố- Niềm tự hào của người Hà Nội
Lịch Sử
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Há) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
Truyền thuyết
Khi ấy Nhà vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Sắt nào đây?
Thận nói:
- Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi".
Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, bèn thành ra chuôi gươm.
Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vười cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra.
Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh làm vua
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Hãy trả gươm thần cho ta!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Đền Ngọc Sơn
Nằm trên đảo Ngọc Sơn thuộc hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày ngôi đền bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành. Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền chính gồm hai ngôi đền nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn song - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt
THÁP BÚT:
Tháp bằng đá ở ngôi đền tại Đảo Ngọc (đền Ngọc Sơn) ở Hà Nội. Vào năm Tự Đức 18 (1865), ngôi đền được sửa sang lại toàn bộ, do án sát Đặng Văn Tá đứng ra quyên tiền, cựu án sát Nguyễn Văn Siêu (lúc này đang có ngôi trường dạy học ở giáp Giang Nguyên bên bờ Sông Tô) góp ý xây dựng và trang trí ngôi đền từ ngoài vào trong. Ngoài việc tu sửa ngôi đền, các ông còn cho dựng một tháp bằng đá, cao 5 tầng, trên cùng là ngọn bút lông cũng bằng đá, thân tháp viết ba chữ lớn "Tả Thiên Thanh". Toàn bộ ngọn tháp được dựng trên mô đất cao. Khi còn cung Khánh Thuỵ của chúa Trịnh, mô đất này được gọi là núi Ngọc Bội. Ngoài TB, trên nóc cổng đi vào cầu Thê Húc, các ông còn cho dựng một Đài Nghiên bằng đá hình nửa quả đào, đội thân đài là ba con ếch đá, có đôi câu đối trước cổng: "Bát đảo mặc ngân hồ thuỷ mãn - Kình thiên bút thế thạch phong cao" (Nước hồ đầy bóng nghiên vượt đảo - Núi đá cao thế bút chống trời). Qua cầu Thê Húc vào đền, bắt gặp một đôi câu đối: "Kiếm hữu dư linh quang nhược thuỷ - Văn tòng đại khối thọ như sơn" (Khí thiêng của kiếm sót lại còn sáng ngời như nước - Văn học cùng khối lớn bền vững như núi).
Thap But, Đài Nghiên với hệ thống câu đối trong và ngoài đền Ngọc Sơn cùng ba chữ "Tả Thiên Thanh" chứa đựng một tư tưởng triết học và lòng phản kháng thâm trầm của giới sĩ phu Bắc Hà. Xt. Đền Ngọc Sơn.
Cầu Thê Húc
Xưa nay, hiếm du khách nào đến Hà Nội lại không muốn một lần đặt chân lên cầu Thê Húc, cây cầu được coi là nét chấm phá độc đáo trong không gian kiến trúc xinh đẹp của Hà Nội. Từ cây cầu này, ngước nhìn lên phía Bắc là khu phố cổ, ngoái nhìn về phía nam là Tháp Rùa cổ kính, trầm mặc dưới sóng nước lăn tăn thẫm màu xanh cây lá. Ngắm từ xa, cầu dáng cong cong như hình chiếc lược hồng của nàng công chúa kiều diễm đang nghiêng mình chải tóc, bên cạnh những liễu rủ, phượng sa, cành đa cổ tích…
Nhớ lại thuở nào, vị trí cầu Thê Húc hôm nay chỉ là một chiếc cầu tre rung rung mặt sóng. Cho đến năm 1865, theo ý tưởng của “Thần Siêu”- nhà văn hóa Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), cầu Thê Húc được dựng lên với ý nghĩa "nơi hội tụ ánh sáng ban mai", tựa như chiếc cầu vồng đưa du khách từ Tháp Bút vào đền Ngọc Sơn. Cầu hoàn toàn bằng gỗ, sơn son, với 15 nhịp uốn cong mềm mại, trở thành một phần không thể thiếu trong khu "linh địa" Hồ Gươm, gắn với cụm công trình văn hóa liên hoàn "Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên".
Cây cầu mang ý nghĩa “nơi hội tụ ánh sáng ban mai” cũng là nơi thỏa thích ngắm nhìn Hồ Gươm. Thời gian dẫu có trôi mau, dẫu có phôi phai theo mưa nắng, trùng tu, nhưng vóc dáng cây cầu thì vẫn vẹn nguyên, vẫn ngời ngời sắc đỏ, vẫn đi vào thơ, nhạc, tranh, ảnh… Báo ảnh Việt Nam xin trân trọng giới thiệu đến độc giả một vài hình ảnh xưa nay về cây cầu đã tồn tại hàng thế kỷ trong tâm hồn người Hà Nội.
Quang cảnh
Hồ Hoàn Kiếm được du khách cho là một thắng cảnh của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu,... bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội.
Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.
Tháp bút đối với đài nghiên nằm ở bờ hồ. Mỗi ngày, bóng của Tháp bút ngả xuống chấm mực trong đài nghiên, tạo thành một biểu tượng rất đẹp cho học vấn: "Tháp bút - đài nghiên - đề thơ lên trời xanh"
Cảm hứng nghệ thuật
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
Thơ văn
Hà Nội
...
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
Trần Đăng Khoa - 1969
Âm nhạc
Hà Nội niềm tin và hy vọng
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời
Càng toả ngát hương thơm hoa thủ đô
Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô
Nghe tiếng cười không quên niềm thương đau
Hồ Hoàn Kiếm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)