Bài 20. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Chia sẻ bởi Vũ Thị Ngọc | Ngày 03/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Những người thực hiện:
1.Nguyễn Duy Phong
2.Trần Quang Huy
3.Nguyễn Thu Trang
4.Phan Quỳnh Anh
5.Trần Tú Oanh
6.Nguyễn Minh Ngọc
7.Trần Hồng Hạnh
8.Đào Chí Công
9.Lưu Việt Thắng
HOAT ĐÔNG NHÓM
YÊU CẦU:
- Đối tượng: di tích lịch sử thành Cổ Loa
- Kiểu loại văn bản: thuyết minh
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm

I. ĐỀ BÀI VÀ YÊU CẦU:
II. Giới thiệu:
1.Truyền thuyết và hiện tại Thành Cổ Loa
Khu di tích Cổ Loa cách trung - tâm Hà Nội 17km thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội, có diện tích bảo tồn gần 500ha được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước. Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc ta từ sơ khai qua các thời kỳ đồ đồng, đồ đá và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam.
1.Truyền thuyết và hiện tại Thành Cổ Loa
Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ I TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích minh chứng còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ".


Sở dĩ thành được gọi là Cổ Loa là do kiến trúc xây của thành. Theo tương truyền thành gồm chín vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có ba vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km, diện tích trung tâm lên tới 2km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu lũy xây đến đó.
1.Truyền thuyết và hiện tại Thành Cổ Loa
Đến khu di tích Loa Thành, du khách cảm nhận được cảnh quan thiên nhiên khoáng đạt của làng quê Việt với hào nước, sông ngòi, gò đống. Khu vực thành nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều,đền thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn.
Đền thờ An Dương Vương còn gọi là đền Thượng đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Ngay trước đền thờ là một hồ hình bán nguyệt, giữa có giếng Ngọc. Truyền thuyết cho rằng đó chính là cái giếng mà Trọng Thủy đã tự tử. Nước này khi đem rửa ngọc trai (vốn được gọi là nước mắt của Mỵ Châu) thì ngọc trai sáng đẹp lạ thường. Màu nước trong giếng Ngọc quan sát từ xa thấy hơi đỏ ngầu, nổi bật giữa màu nước hồ trong xanh và cây cối mát mẻ.
I. Giới thiệu:
1.Truyền thuyết và hiện tại Thành Cổ Loa
Ngay cửa đền  có một cặp rồng đá uốn khúc sinh động với nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Nhà bia nhỏ với vòm mái cong cong, ẩn dưới những  tán đa. Ở đây có ba bia đá cổ khắc năm 1606. Đền thờ An Dương Vương gồm nhiều cửa, đi vào khu vực chính là điện thờ vua, nằm phía trong hai bên là thờ hoàng hậu và thờ Mẫu.
Đình Ngự Triều được xây dựng trên nền điện thiết triều cũ, năm 1907 thời Nguyễn. Dáng vóc vững chãi, bề thế, mái đao vút cong. Đến Cổ Loa có một nơi mà du khách không thể bỏ qua đó là đền thờ Mỵ Châu. Đó chỉ là một đền nhỏ nằm khiêm tốn dưới gốc đa với  vẻ u tịch như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cách đây hàng ngàn năm. Căn phòng trong cùng có tượng công chúa Mỵ Châu.
II. Vị trí và cấu trúc:
1.Vị trí: Nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội
2.Cấu trúc:
Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m.
2. Cấu trúc:
Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp đá tảng. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh.
MẶT CẮT NGANG MỘT ĐOẠN LŨY THÀNH CỔ LOA
Khoảng 5 m  10 m
Chiều cao
Mặt thành
Trung bình 10 m
Rộng 10 m  20 m
Chân thành
Rộng 10 m  30 m
Hào
Lớp đá tảng
Lớp gốm vỠ
III. DÀN BÀI
1.Mở bài:
* Giới thiệu ý nghĩa và tầm quan trọng của thành Cổ Loa:
Di tích lịch sử thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội
Là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, vị trí quân sự quan trọng và độc đáo của nhà nước Âu Lạc xưa

2. Thân bài:
Lịch sử ra đời và cấu trúc:
* Lịch sử ra đời:
An Dương Vương Thục Phán rời đô về Cổ Loa ( thế kỉ I TCN)
Xây Loa thành để chống giặc ngoại xâm
* Cấu trúc:
Hào nước phía ngoài thành nối liền các vòng thành, thông với sông
Các vị trí quan trọng: vòng gác và các cửa thành

SƠ ĐỒ CÁC VÒNG THÀNH CỔ LOA
Vòng thành ngoại
Vòng thành trung
Vòng thành nội
2. Thân bài:
b) Ý nghĩa quân sự:
Là vị trí phòng thủ kiên cố
Vừa có thể chống giặc, vừa nuôi quân
Thể hiện sự tiến bộ cao của nhân dân Âu Lạc xưa về kĩ thuật quân sự
c) Ngày nay:
Là di tích chứng minh sự tiến bộ của người dân Âu Lạc
Là nơi diễn ra lễ hội ghi nhớ công ơn của tổ tiên
Là điểm du lịch thu hút khách trong nước và quốc tế
=) Chúng ta cần trân trọng, bảo vệ và điểm tô cho di tích đó ngày càng đẹp hơn
2. Thân bài:
3.Kết bài:

Cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa lịch sử của di tích thành Cổ Loa
Khâm phục tài năng của ông cha xưa
Cố gắng bảo vệ, giữ gìn và làm cho di tích ngày càng đẹp hơn
IV. BÀI VIẾT:
Có lẽ không người dân nước Việt nào không một lần nghe đến hai tiếng “Cổ Loa”. ở nơi đó, biết bao sự tích, bao huyền thoại kể về một thời dựng nước của tổ tiên chúng ta. Chuyện vui có, buồn có, bi hùng có, chua xót có tạo nên một sức hấp dẫn kỳ lạ cho một miền đất, một địa danh mà mới chỉ nghe đã một lần muốn đến. Ở nơi đó huyền thoại và sự thật đan xen, trộn lẫn vào nhau đến mức tạo nên những huyền bí lịch sử mà không phải ở nơi nào cũng có được.. Ngày nay, Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng, thuộc địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17km về hướng Tây Bắc.

Ngược dòng lịch sử, ta thấy Khoảng nửa sau của thế kỷ 3 trước công nguyên, Thục Phán lấy nước Văn Lang của Vua Hùng lập nước Âu Lạc - hiệu là An Dương Vương, xây thành ở Cổ Loa làm kinh đô. Sau chiến thắng trước quân Tần, Thục Vương quyết định giao cho tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự. Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. An Dương Vương cũng phát triển thuỷ binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa.
Sở dĩ thành được gọi là Cổ Loa là do kiến trúc xây của thành rất đặc biệt. Thành Cổ Loa được xây bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung. Thành có 3 vòng : vòng ngoài rộng, xung quanh một khu vực có đồng ruộng, xóm làng. Vòng ở giữa hẹp hơn,bao quanh khu vực có trại lính, kho lương, vũ khí. Vòng trong cùng là nơi ở và làm việc của vua và các quan. Thành có  chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km... Diện tích trung tâm lên tới 2 km²
Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5 m, có chỗ 8-12 m. Chân lũy rộng 20-30 m, mặt lũy rộng 6-12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần là dễ hiểu. Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp đá tảng. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh.
Xét về mặt quân sự, thành Cổ Loa vừa có tác dụng phòng ngự vừa có tác dụng tấn công, vừa là căn cứ bộ binh vừa là căn cứ thủy binh. Các cửa thành bố trí rất khéo, không cửa nào nhìn thông sang cửa nào, đường nối hai cửa thành là những chéo. Thành trong nơi vua ở xây theo hình chữ nhật, có 18 ụ đất đắp cao, vượt mặt thành và đắp nhô ra khỏi chân lũy vài mét. Những dấu tích còn lại đến nay cũng đủ để hình dung sự bề thế của kim thành Âu Lạc cổ. Năm 1959, ở khu vực Cầu Vực cách chân thành phía ngoài Cổ Loa vài trăm mét đã phát hiện một kho tên đồng, có tới hàng vạn chiếc. Trên đường đi vào thành tháng 6-1982, các nhà khảo cổ học đã đào thấy trồng Cổ Loa cùng với 200 hiện vật khác. Bên cầu Sa bắc qua một con lạch (xưa kia gọi là sông Hoàng Giang) hiện có một bờ giếng và một ngôi miếu nhỏ, giếng có tên là Loa Khẩu (miệng ốc) tương truyền là nơi thờ thần Kim Quy.
Ngoài cổng thành phía Nam còn có đình Cổ Loa, tương truyền đây là "ngự triều di quy" (nơi bá quan hội triều ngày xưa), phía trái có cây đa ngàn tuổi. Tiếc thay qua thời gian và sự hủy hoại của thiên nhiên, cây đa ngàn tuổi đã dần bị chết, hiện tại nhân dân Cổ Loa đã trồng thế cây đa 5 tuổi được lấy giống từ cây đa ngàn tuổi. Phía dưới của cây đa ngàn tuổi, gốc tách làm đôi tạo thành cửa tò vò trước đền thờ công chúa Mỵ Châu. Trong đền có một pho tượng đá cụt đầu, tương truyền đó là tượng Mỵ Châu
Cách không xa đền Mỵ Châu có đền thờ An Dương Vương, trước đền có một cái hồ, giữa hồ có một cái giếng gọi là "giếng ngọc" hay còn gọi là "giếng Trọng Thủy". Ơ cửa đền có 2 con rồng đá, nằm uốn khúc với nét chạm tinh vi của những người thợ thủ công thế kỷ 17. Trong đền có nhiều tác phẩm điêu khắc thời Hậu Lê, đáng chú ý là một đôi ngựa hồng bằng gỗ làm từ năm 1716 và một pho tượng đồng vua Thục được đúc từ năm 1897, trên hương án có bày chiếc nỏ bằng gỗ tượng trưng chiếc nỏ thần của vua Thục.
Trải qua thời gian, thành Cổ Loa luôn mãi là niềm tự hào của người Việt Nam về lịch sử chống xâm lược của mình – Di tích chứng minh sự tiến bộ của người dân Âu Lạc về kĩ thuật quân sự. Nó làm ta càng thêm ghi nhớ công ơn của tổ tiên. Hàng năm cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng, nhân dân Cổ Loa và khách du lịch trên khắp mọi miền của Tổ quốc lại về dâng hương tưởng niệm vua An Dương Vương và tổ chức trọng thể lễ hội đền Cổ Loa với các cuộc thi và trò chơi dân gian.
Ngày nay, di tích lịch sử thành Cổ Loa đã ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đem lại nguồn thu nhập cho đất nước. Thế nên chúng ta phải trân trọng bảo tồn cho di tích ngày càng đẹp hơn.
Loa thành là di sản văn hóa, là bằng chứng về sự sáng tạo và trình độ của người Việt lúc bấy giờ. Đối với người dân nơi đây, ngày nay Cổ Loa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa. Thành Cổ Loa luôn là niềm tự hào của nhân dân ta, của dân tộc ta đối với bạn bè năm châu. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng bảo tồn và phát huy những danh lam thắng cảnh, những tinh hoa của dân tộc như thành Cổ Loa.
Đường ốc quanh quanh tới Cổ thành
Cây đa thiên cổ dáng còn thanh
Hồng hồng mũ ngọc. Người đâu vắng
Lạnh lạnh gươm thần. Đá vẫn xanh
Kẻ Việt người Tần khôn vẹn nghĩa
Khối tình chữ hiếu khó toàn danh
Ôi! Hồn ngọc tĩnh giờ lai láng
Làm khách đang yêu bước chẳng đành.
THÀNH CỔ LOA NGÀY NAY
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ
THÀNH DI TÍCH LỊCH SỬ THÀNH CỔ LOA
chân dung vua Thục Phán.
Cổng tam quan vào Đình Cổ Loa
Một góc hồ quanh
Giếng Ngọc

Đình Cổ Loa
Bàn thờ Hoàng Hậu
Đền thờ An Dương Vương
Cảm ơn thầy cô và các bạn !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)