Bài 20. Thực hành: Quan sát một số thân mềm

Chia sẻ bởi Tràn Dương | Ngày 04/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Thực hành: Quan sát một số thân mềm thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị

Bến Tre, tháng 3 năm 2012
I. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.

1. Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

1.1. Đạo đức và sự tu dưỡng, rèn luyện suốt đời của người CB, ĐV trong TTHCM
- CB, ĐV phải giữ gìn đạo đức của người CM, nhằm chống sự sự suy thoái trong Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng đã nắm chính quyền.

- Các chuẩn mực đạo đức: "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".

- Nguyên tắc rèn luyện đạo đức: phải rèn luyện suốt đời, rèn luyện giữ gìn hằng ngày, hằng giờ như phải rửa mặt vào mỗi sáng vì đạo đức CM không phải từ trên trời sa xuống.
1.2. Nội hàm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo TTHCM
* Thứ nhất, Cần:
- Cần có nghĩa là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập, trong lao động, trong chiến đấu và trong SX;

- Cần còn có nghĩa là làm việc có PP, có KH và có trí tuệ; làm việc có chương trình, kế hoạch, có kiểm tra, giám sát... mới có hiệu quả.
* Thứ hai, Kiệm:
- Kiệm là tiết kiệm thời gian, tiền bạc, CCVC cho ND, không lãng phí, tiêu dùng hợp lý nhằm mục đích mở rộng SX và không ngừng nâng cao đời sống VC, TT cho ND.
- Mqh giữa cần và kiệm:
cần và kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.
 cần mà không kiệm "thì làm chừng nào xào chừng ấy".
 Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được.

* Thứ ba, Liêm:

- Liêm là liêm khiết, trong sáng, trong sạch, không tham CCVC, không tham địa vị, không tham sung sướng; không nịnh hót kẻ trên và cũng không thích người khác tâng bốc mình.
- Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm, cũng như chữ Kiệm đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được
 Liêm đã trở thành thước đo phẩm chất của người CB, ĐV
* Thứ tư, chính:
- Chính là luôn đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, lên án những cái xấu, cái sai trái.

- Mqh giữa cần, kiệm, liêm, chính:
Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Như một cái cây cần có gốc, rễ, lại phải có cành, lá, hoa, quả mới hoàn toàn.
Một con người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.

* Thứ năm, Chí công vô tư:
- Chí công vô tư là mình vì mọi người; luôn luôn đặt lợi ích của Đảng, của TQ, của ND lên hàng đầu; khi khó khăn thì đi trước, khi hưởng thụ thì sau; không tham tiền tài, địa vị, danh vọng, chỉ có một mục đích cao nhất là làm sao để cuộc sống của ND no đủ, hạnh phúc, đất nước phồn vinh.
- Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư đối với người, với việc.
Muốn chí công vô tư thì phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân.
* Mqh cần, kiệm, liêm, chính và chí công, vô tư
- Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công, vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là những đức tính, những phẩm chất hết sức quan trọng đối với mỗi CBCC.
1.3. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- CT HCM là một tấm gương tu rèn cần mẫn, tận tụy với mọi công việc của mình.
- Người là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm, giữ liêm khiết, trong sạch trở thành phong cách riêng của Người ở mọi lúc, mọi nơi. Người sống trung thực, chân thành với chính mình và với người khác.
 Bác Hồ không chỉ yêu cầu CB, ĐV rèn luyện đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà chính Người là tấm gương sáng về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư để cho CB, ĐV học tập, noi theo.
Bác cần mẫn bên chiếc máy đánh chữ
Bác làm việc tại Phủ CT
2. Suốt đời vì dân, vì nước, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân
2.1. Truyền thống gia đình, quê hương đã làm nên nhân cách Hồ Chí Minh
- Sinh ra trong gia đình nhà Nho, quê hương giàu truyền thống yêu nước
 Người bộc lộ rất sớm một nét tính cách lớn: Sống có lý tưởng, có hoài bão lớn và trung kiên; luôn luôn trăn trở, đau đớn trước nỗi nhục mất nước, đồng bào nô lệ, lầm than, suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến số phận con người và các giá trị làm người.
2.2. Trọn một đời vì dân, vì nước, làm công bộc tận tụy của nhân dân
- Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài, tất cả vì Độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào

- Yêu nước, thương dân, tất cả vì dân, vì nước là suy nghĩ thường trực, nhất quán trong con người Hồ Chí Minh

- Yêu nước gắn liền với yêu dân, yêu đồng bào

Một canh hai canh lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng 5 cánh mộng hồn quanh

- Khi trở thành vị lãnh đạo tối cao của Đảng, Chính phủ và DT, Người cũng một lòng lo cho dân, cho nước từ những việc lớn đến việc nhỏ:

từ việc bảo vệ, đấu tranh thống nhất đất nước, XD, phát triển mọi mặt XH,

đến việc tương, cà, mắm, muối... để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu nhất của dân, để mọi người đều có cơm ăn, mặc, có chỗ ở, được học hành, có điều kiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Bác Hồ đi công tác
ở chiến khu Việt Bắc
Bác ngồi đó với cây chì đỏ
Vạch đường đi từng phút từng giờ
Bác Hồ thăm bà con Nông dân
Bác Hồ thăm Nông dân
trong cải cách ruộng đất
Bác Hồ kéo lưới với dân

- Khi sống, trọn cuộc đời Bác chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bật là làm cho nước ta được hoàn toàn ĐL, dân ta được hoàn toàn TD, đồng bào ai cũng có cơm ăn, có mặc, ai cũng được học hành

- Khi sắp lìa khỏi cõi đời: không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Sữa để em thơ
Lụa tặng già

- Đối với HCM phạm trù ND là một phạm trù cao quý nhất, là một phạm trù CT chủ đạo trong học thuyết CM của Người “Trong bầu trời không gì quý bằng ND. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của ND”

- Người quan niệm cái gì có lợi cho ND, DT là chân lý, và Người xem phục vụ ND là phục tùng chân lý; làm công bộc cho dân là việc làm cao thượng
3. Đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và khiêm tốn hết mực
- Người coi khinh sự xa hoa để sống một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần, kiệm, liêm, chính một cách cần mẫn.

- Dù là vị lãnh đạo tối cao của Đảng, Chính phủ, của DT, có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với ND và thế giới nhưng đời sống của Người rất bình thường, vô cùng giản dị, khiêm tốn và trung thành, tận tuỵ vì lợi ích của TQ và ND, không mưu cầu lợi ích cho riêng mình

Những nơi làm việc của Bác
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Phút giải lao của Bác
Với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Bữa cơm đạm bạc của Bác
Với chiến sĩ ở Tân Trào
Bác cùng thanh niên
rèn luyện thân thể
Bác tự chẻ củi nấu cơm
ở chiến khu Việt Bắc

- Giản dị là tính tự nhiên của Người, bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi.

- Sự giản dị của Bác vẫn toát lên cái vĩ đại của Người.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người cao mà không xa, mới mà không lạ, soi sáng mà không gây choáng ngợp, gặp lần đầu mà như thân thiết từ lâu”.
cao
mà không xa,

mới
mà không lạ,

soi sáng mà
không gây
choáng ngợp

gặp lần đầu
mà như
thân thiết từ lâu
II. Yêu cầu rèn luyện đạo đức đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay
1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp CM, nêu cao tinh thần phụng sự TQ, phục vụ ND
- Đạo đức CM là trong mọi hoàn cảnh, đk người CB, ĐV luôn đặt lợi ích của TQ, của Đảng, của ND lên trên hết, trước hết và tuyệt đối trung thành với snghiệp CM, hết lòng, hết sức phụng sự TQ, phục vụ ND.
- Cán bộ phải ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, hết sức trung thành phục vụ ND.
- NQĐH XI khẳng định: “CB, ĐV phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước TQ, trước Đảng và ND, hết lòng, hết sức phụng sự TQ, phục vụ ND”

- CB, ĐV trung thành với lý tưởng, với đất nước phải được thể hiện trong công việc hằng ngày, đó là: hướng tới phục vụ ND, vì lợi ích của ND. Bảo vệ thành quả chính đáng của CM cũng có nghĩa là phải bảo vệ quyền tự do, DC rộng rãi cho NDLĐ

2. Kiên quyết chống tham ô, lãng phí, quan liêu, thực hành dân chủ.
- Tham nhũng, lãng phí, quan liêu là kẻ thù nguy hiểm của cách mạng, đang làm cản trở công cuộc kiến thiết đất nước .
- Thực hiện mục tiêu “XD được về cơ bản nền tảng KT của CNXH với kiến trúc thượng tầng về CT, TT, VH phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”, Đảng ta biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách có hiệu quả.
- Trong cuộc đấu tranh này, cần phải: “Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức; công khai, minh bạch tài sản của CBCC. Tăng cường công tác giám sát, thực hiện DC, tạo cơ chế để ND giám sát các công việc có liên quan đến ngân sách, tài sản của NN”

- Chống tham nhũng là một quyết tâm CT lớn của Đảng, mỗi ĐV phải gương mẫu, tự giác trong phòng chống tham nhũng, thực hiện triệt để, đồng bộ các giải pháp.
- Đi liền với tham nhũng là nạn lãng phí. Muốn XD thành công CNXH thì phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.


- Hồ Chí Minh quan niệm, lãng phí của công tuy không lấy của công cho riêng cá nhân như tham nhũng, song kết quả cũng rất tai hại cho ND, cho Chính phủ, có khi tai hại hơn cả nạn tham nhũng và trộm cướp.
- Chống tham ô, lãng phí phải gắn với chống quan liêu và là việc làm cần thiết, thường xuyên, để giữ gìn phẩm chất đđ của CB, ĐV vì bệnh quan liêu làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của CB, phá hoại những phẩm chất đđ CM: Cần, kiệm, liêm, chính.
- Thực hành DC để chống lãng phí, quan liêu, tham nhũng
+ Nguyên nhân sinh ra quan liêu, từ đó sinh ra tham nhũng, lãng phí là do xa dân, lãng quên trách nhiệm của mình đối với Đảng, với TQ và ND
+ Để thực hành DC chống lãng phí, quan liêu thì phải dựa vào dân, phát động phong trào để ND tích cực tham gia.
3. Ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng

- Quyết tâm thực hiện mục tiêu “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước CN theo hướng hiện đại; đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành một nước CN hiện đại, theo định hướng XHCN”
- Thực hiện 7 nhiệm vụ trọng tâm, trong đặc biệt chú ý nâng cao năng lực Lđạo và sức chiến đấu của Đảng, để Đảng thật sự là đạo đức, là văn minh, đủ sức lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi mục tiêu NQĐH XI của Đảng đề ra
+ Một, tiếp tục đẩy mạnh HT và làm theo tấm gương đđ HCM là góp phần thiết thực và trực tiếp thực hiện tốt cả 7 nhiệm vụ nêu trên.
+ Hai, mỗi cá nhân tự giác, tự tu dưỡng, rèn luyện, tự đặt ra nhu cầu cho chính bản thân mình trong HT và làm theo, vì sự tiến bộ của mình và tập thể.
+ Ba, mỗi ngành, địa phương chọn một số Vđề bức xúc để chỉ đạo giải quyết, củng cố niềm tin của ND.
+ Bốn, mỗi ngành, địa phương, cơ quan tùy đặc điểm mà XD chuẩn mực đđ cho phù hợp, dễ nhớ, dễ thực hiện.
III. Một số giải pháp đối với việc rèn luyện đạo đức của CB, ĐV

1. Đẩy mạnh GD, tuyên truyền TT “tận trung với nước, tận hiếu với dân”, nâng cao nhận thức về trách nhiệm đối với TQ, với ND

- Một, tập trung tuyên truyền tấm gương đạo đức tận trung với nước, tận hiếu với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hai, tuyên truyền GD mọi ĐV phải YT thực hiện hết lòng, hết sức phụng sự TQ, phục vụ ND.
Cụ thể là làm tốt những việc hàng ngày của mỗi người.

- Ba, kịp thời và kiên quyết phê phán những kẻ khát vọng quyền lực, chạy quyền, mua chức, sách nhiễu, bắt nạt ND, gây cho ND đau khổ, than oán.
2. Hiện thực hóa và quyết tâm tổ chức thực hiện là “người công bộc tận tụy, trung thành của ND” trong tất cả CB, ĐV, CC, VC trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương

- Quyết tâm đẩy mạnh thực hiện và làm theo tấm gương đđ HCM, "nói đi đôi với làm".
- Mỗi người phải có KH cho cá nhân trong việc HT và làm theo tấm gương đđ của Bác và tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát.
- Phát huy vai trò nêu gương trong HT và làm theo tấm gương đđHCM
IV. Phong cách Hồ Chí Minh
1. Khái niệm về phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của:
- Phong cách tư duy.
- Phong cách làm việc.
- Phong cách diễn đạt.
- Phong cách ứng xử.
- Phong cách sinh hoạt.

- Phong cách HCM là phong cách của một người thầy vĩ đại của CMVN, một lãnh tụ thiên tài của Đảng và DT, một chiến sĩ lỗi lạc của phong trào GPDT, phong trào CS và CN Qtế, một nhà VH kiệt xuất của Nloại.

- Phong cách HCM cũng là phong cách của một nhà CT già dặn, một nhà ngoại giao từng trải, một trí thức uyên bác, một hiền triết "đại trí, đại nhân, đại dũng".


- Hệ thống phong cách HCM là một chỉnh thể


+ bắt đầu từ suy nghĩ (phong cách tư duy)
+ đến hoạt động thực tiễn (phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử)
+ cuối cùng là sinh hoạt thường ngày (phong cách sinh hoạt).

2. Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh
2.1. Phong cách làm việc
a. Tác phong quần chúng
Người có một tác phong làm việc rất tự nhiên và bình dị, được thể hiện bằng những hành động cụ thể:
- Sâu sát quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, quan tâm đến mọi mặt đời sống của quần chúng.

- Tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.
- Giáo dục, lãnh đạo quần chúng; đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần: lãnh đạo là đầy tớ, ND là chủ.
- Tự bản thân mình phải mực thước để xứng đáng với sự tin cậy của QCND
Bác đón Tết Kỷ Dậu
cùng ND Thủ đô
Bác thăm bà con DT thiểu số
b. Tác phong tập thể - dân chủ

- Gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể - tinh thần ấy thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của Người

- Hồ Chí Minh hết sức chú ý việc thực hiện và phát huy DC trong nội bộ Đảng cũng như đối với quần chúng, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của mọi người.

- Tác phong tập thể - DC của HCM luôn luôn tạo ra được không khí làm việc hoạt bát, phấn khởi, hăng hái và đầy sáng tạo


- Người luôn trân trọng ý kiến của mọi người không phân biệt chức vụ, cấp bậc cao hay thấp. Đầu óc đẳng cấp là hoàn toàn xa lạ với Hồ Chí Minh.
Bác luôn lắng nghe, trân trọng ý kiến tập thể
c. Tác phong khoa học

Tác phong khoa học của Hồ Chí Minh tập trung ở những điểm chủ yếu dưới đây:
- Làm việc phải đi sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể.
- Làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung: chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát hợp, “ Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào”.
- Phải kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới, QC

- Tác phong KH đòi hỏi “lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình”, “phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ”, “cần phải lãnh đạo toàn diện và cụ thể”, “phải cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời, làm đến nơi đến chốn”.

- Phải thường xuyên chú ý rút kinh nghiệm
Bác Hồ trong lãnh, chỉ đạo
Bác thăm Bệnh viện Quân y
2.2. Phong cách ứng xử

Phong cách ứng xử bắt nguồn từ nhân cách, từ cuộc đời của con người.
- CT HCM đã có một phong cách ứng xử ở tầm nghệ thuật gần như hoàn thiện, làm cho mọi người có thể cảm nhận thấy đầy đủ cái đẹp của cuộc sống cũng như cái cao thượng của nhân cách con người.
- Thể hiện đầy đủ và bao trùm nhất là trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là phong cách ứng xử VH
- Hồ Chí Minh có cách ứng xử rất tự nhiên, bình dị, rất cởi mở, chân tình, vừa chủ động, linh hoạt, lại vừa ân cần, tế nhị đối với ND, bạn bè, đồng chí, anh em, dù đó là những nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ Đảng hay chỉ là những ND, CN bình thường

- Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đã làm cho bất cứ ai gặp Người cũng đều thấy thoải mái, tự nhiên, xua tan đi mọi sự e ngại hay sợ sệt.
Bác Hồ
với CT Cay Xổm Phôm vi Hản và tiếp khách quốc tế
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi thế giới
- Qua giao tiếp, HCM đem đến cho mọi người YT về sự bình đẳng hoàn toàn giữa những con người tự do, đưa đến những rung động, những xúc cảm mạnh mẽ và để lại những ấn tượng bền vững trong ký ức mọi người.
- Nhà nghiên cứu người Mỹ Đavít Hanbớcxtam nhận định: toàn thể con người của Ông tỏa lên một phong thái bình dị và tế nhị bẩm sinh. Văn minh C.Âu tác động bằng lưỡi lê và rượu cồn giấu dưới áo thun đen của cha cố Công giáo. Còn Ông tiêu biểu cho một nền VH, không phải là nền VH C.Âu, mà có lẽ tiêu biểu cho nền VH tương lai.
- Thái độ khiêm nhường cũng là một trong những nét nổi bật của phong cách ứng xử VH mà mọi người đều thấy ở Hồ Chí Minh

- Ở Hồ Chí Minh, phong cách ứng xử VH là phong cách chứa đựng những giá trị nhân văn nhất của con người, thể hiện cái đẹp với tính cách là lý tưởng thẩm mỹ mà con người mong muốn.
Chính vì vậy, nó có sức cuốn hút và cảm hóa mọi người, tạo nên sự cảm phục, ngưỡng mộ và thôi thúc con người hướng tới cái chân, thiện, mỹ
2.3. Phong cách sinh hoạt

- Cuộc sống riêng của HCM đã hòa làm một với Snghiệp mà Người đã hiến dâng tất cả cho dân, cho nước, cho Snghiệp GPDT, GP XH và GP con người.
- Phong cách sinh hoạt HCM là sự giản dị, thanh đạm, thanh cao trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, rất quý trọng thời gian, không có bất cứ một ham muốn danh lợi nào cho riêng mình
- Yêu TN và gắn bó với TN là một đặc trưng rất nổi bật của phong cách sinh hoạt HCM, gắn liền và xuất phát từ tình yêu đất nước, tình yêu con người
- Cách sống của Người xuất phát từ một triết lý nhân sinh: lấy khiêm tốn giản dị làm nền, lấy chuẩn mực điều độ là chuẩn, lấy trong sạch thanh cao làm vui, lấy gắn bó với con người, với thiên nhiên làm niềm say mê vô tận
- Phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành một con người toàn vẹn, với một cuộc sống trọn vẹn từ khi bước vào đời cho đến khi ra khỏi cuộc đời
Bác Hồ
tưới cây vú sữa miền Nam
Bác chăm sóc vườn rau
Xin trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tràn Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)