Bài 20. Ôn tập về văn bản thuyết minh

Chia sẻ bởi Võ Minh Thùy Ngân | Ngày 02/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Ôn tập về văn bản thuyết minh thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:



Chào mừng
Giáo viên: Đỗ Thuý nhung
Đơn vị : Trường THCS vĩnh lộc
Quý thầy cô giáo và các em học sinh
về tham dự tiết học
Ôn tập về văn bản thuyết minh
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Tiết: 84 - tập làm văn
I. Ôn tập lí thuyết.
1. Vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh
? Văn bản thuyết minh có vai trò, tác dụng như thế nào trong đời sống?
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống.
- Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức,khách quan về đặc điểm,tính chất,nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày,giới thiệu,giải thích.
Ôn tập về văn bản thuyết minh
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Tiết: 84- tập làm văn
I. Ôn tập lí thuyết.
1. Vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh.
2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
Cung cấp tri thức khách quan.
Phạm vi sử dụng rộng r·i.
- Cách trình bày rõ ràng; ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
? Đặc điểm, tính chất cơ bản của văn bản thuyết minh?
Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:
Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.
Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự.
Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật.
Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người.
Trình bày ý kiến, luận điểm.
Ôn tập về văn bản thuyết minh
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Tiết: 84- tập làm văn
I. Ôn tập lí thuyết.
1. Vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh
2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
3. Yêu cầu cần thiết khi viết bài văn thuyết minh.
Yêu cầu cần thiết khi viết bài văn thuyết minh:
-Quan sát,tìm hiểu,tích lũy tri thức về sự vật,hiện tượng cần thuyết minh.
-Nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
Lưu ý: Bài văn thuyết minh cần làm nổi bật được những đặc điểm,bản chất đặc trưng của đối tượng thuyết minh.
Ôn tập về văn bản thuyết minh
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Tiết: 84- tập làm văn
I. Ôn tập lí thuyết.
1. Vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh
2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
3. Yêu cầu cần thiết khi viết bài văn thuyết minh.
4. Các phương pháp thuyết minh
Các phương pháp thuyết minh
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp nêu ví dụ.
- Phương pháp dùng số liệu (con số).
Phương pháp so sánh.
Phương pháp phân loại, phân tích.
? Có thể Sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh.
Ôn tập về văn bản thuyết minh
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Tiết: 84- tập làm văn
I. Ôn tập lí thuyết.
1. Vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh
2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
3. Yêu cầu cần thiết khi viết bài văn thuyết minh.
4. Các phương pháp thuyết minh.
5. Cách lập ý.
* Lập ý :
- Xác đÞnh đối tượng thuyết minh.
- Xác định phạm vi tri thức:
+ Đặc điểm, hình dáng, cấu tạo.
+ Công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản.
- Ý nghĩa của đối tượng đối với đời sống con người.
-> Tuỳ đối tượng thuyết minh mà có cách lập ý phù hợp.
Ôn tập về văn bản thuyết minh
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Tiết: 84- tập làm văn
I. Ôn tập lí thuyết.
1. Vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh
2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
3. Yêu cầu cần thiết khi viết bài văn thuyết minh.
4. Các phương pháp thuyết minh
5. Cách lập ý.
6. Dàn ý.
*Dàn ý
- Mở bài : Giới thiệu đối tượng thuyết minh
Thân bài : Trình bày cấu tạo,các đặc điểm,lợi ích,cách sử dụng…của đối tượng.
Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
Ôn tập về văn bản thuyết minh
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Tiết: 84- tập làm văn
I. Ôn tập lí thuyết.
II. Luyện tập
1. Bài tập1 ( SGK/ 35): Nêu cách lập ý và lập dàn bài.
Đề 1.Giới thiệu một đồ dùng:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng.

b. Thân bài:
+ Giới thiệu về hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo, cách sử dụng, công dụng.
+ Những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng…

c. Kết bài: Giá trị của đồ dùng đối với cuộc sống con người.
Lán Nà Lừa
Đình Tân Trào
Đình Hồng Thái
Cây Đa Tân Trào
Thác Bản Ba ( Trung Hà)
Đề 2. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
( hoặc di tích lịch sử)
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Danh lam thắng cảnh.

b. Thân bài:Giới thiệu vị trí địa lí, quá trình hình thành và phát triển…
+ Cấu trúc, qui mô, từng khối, từng mặt, từng phần…
+ Sơ lược sự tích, hiện vật trưng bày…
+ Phong tục, lễ hội…

c. Kết bài:
Ý nghĩa lịch sử, văn hoá xã hội của thắng cảnh.
Đề 3: Thuyết minh về thể loại văn học.
a. Mở bài: Giới thiệu chung về thể thơ.
b. Thân bài: Giới thiệu, phân tích cụ thể nội dung và hình thức của văn bản, thể loại.
c. Kết bài: Những lưu ý khi thưởng thức.
Đề 4: Giới thiệu về cách làm một đồ dùng ( hoặc một sản phẩm).
a. Mở bài: Giới thiệu tên đồ dùng
b. Thân bài: + Nguyên vật liệu.
+ Cách làm.
+ Yêu cầu thành phẩm.
c. Kết bài: Những điều cần lưu ý trong quá trình tiến hành.
Ôn tập về văn bản thuyết minh
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Tiết: 84- tập làm văn
I. Ôn tập lí thuyết.
II. Luyện tập
1. Bài tập1 ( SGK/ 35): Nêu cách lập ý và lập dàn bài.
2. Bài tập 2: Viết đoạn văn
Áo dài xưa
Áo tứ thân
Áo tân thời
Đoạn văn tham khảo
Chiếc áo dài xuất hiện trong đời sống của người Việt Nam từ lâu đời. Nó mang đậm bản sắc dân tộc và tượng trưng cho vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ. Từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945, áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng. Đằng trước là hai tà áo không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải nên nó rộng gấp đôi vạt phải. Từ những 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài “ tân thời”. Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện dại phương tây.
- Ôn tập về văn thuyết minh.
T?p vi?t b�i van thuy?t mỡnh theo cỏc d? b�i dó cho.
Đọc và soạn bài: "Ngắm trăng" ( H? Chớ Minh)
Hu?ng d?n v? nh�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Thùy Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)