Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Chia sẻ bởi Phan Thi Thanh Nhan | Ngày 29/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
? Các chất được cấu tạo như thế nào
? Em hãy mô tả một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
Tiết 24
VẬT LÝ 8
I. Thí nghiệm Bơ - Rao
II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
C1- Quả bóng tương tự với các hạt phấn hoa.
C2- Các học sinh tương tự với các phân tử nước.
THẢO LUẬN NHÓM TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI C1,C2,C3
An-Be Anh -Xtanh (1879 – 1955)
C3.Do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng.Trong khi chuyển động nó va chạm với các hạt phấn hoa từ nhiều phía,các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
Kết luận: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ.
- Khi nhiệt độ của nước tăng thì chuyển động của các phân tử nước càng nhanh và va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh làm các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh.
- Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
IV.Vận dụng:
C4.Thí nghiệm:
1
III.Vận dụng:
C4.Thí nghiệm:
2
1
III.Vận dụng:
C4.Thí nghiệm:
3
1
2
III.Vận dụng
C4.Thí nghiệm:
4
1
2
3
III.Vận dụng:
C4.Thí nghiệm:
C4- Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới, xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng sunfat cứ thế làm cho mặt phân cách giữa nước và đồng sunfat mờ dần cuối cùng chỉ còn 1 chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt.
C5. - Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.

C6. Có. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.

C7. - Trong cốc nước nóng, thuốc tím tan nhanh hơn,vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.

Robert Brown (1773-1858)









































?: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?

Vì các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

?Khi các nguyên tử,phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào tăng lên?
Nhiệt độ.
? Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-Rao là gì?
Các phân tử nước chuyển động hỗn độn không ngừng.
?Chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử,phân tử làm cho vật không có hình dáng nhất định đúng hay sai?
Sai
?Kể hai hiện tượng khuếch tán được sử dụng nhiều trong các gia đình?
Mùi long não lan toả trong tủ quần áo.Mùi nước hoa lan toả trong phòng ngủ.
?:Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước.Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực.Tại sao?
Do các phân tử mực chuyển động không ngừng về mọi phía.

Robert Brown (1773-1858)
Là một nhà thực vật học tài năng, Brown đã đi vào lịch sử sinh học khi phát hiện ra chuyển động (mang tên ông) và nhân tế bào.
I.BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Học thuộc phần ghi nhớ
Làm bài tập 20.1 đến 20.6 SBT
Đọc mục có thể em chưa biết
II.CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
Nghiên cứu bài:Nhiệt năng,tìm hiểu:
-Các cách làm thay đổi nhiệt năng.
-Mỗi nhóm CB:2 đồng xu,2 thìa nhôm.
- Cả lớp CB 1 phích nước nóng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thi Thanh Nhan
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)