Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Lâm | Ngày 29/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Thành Công Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự "Tiết thực tập Quận" Môn Vật lí 8 - Lớp 8H Ngày 24 tháng 2 năm 2005
Kiểm tra bài cũ:
1/ Các chất được cấu tạo như thế nào?
2/ Mô tả hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. Giải thích.
Tiết 23:
Nguyên tử, phân tử
chuyển động hay đứng yên?
Sơ đồ nội dung bài học
Thí nghiệm Bơrao
Chuyển động của quả bóng
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Giải thích chuyển động Bơrao
Mối liên quan giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ
Vận dụng:Tìm hiểu hiện tượng khuyếch tán.
I/ Thí nghiệm Bơrao:
Các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng trong nước về mọi phía gọi là chuyển động bơrao
Vậy tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động được trong nước, cũng như chuyển động của quả bóng trong phần mở bài?
II/ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
* Thí nghiệm mô hình:
C1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm Bơrao?
? Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơrao
C2: Các học sinh tương tự với các hạt nào trong thí nghiệm Bơrao?
? Các học sinh tương tự với các phân tử nước trong thí nghiệm Bơrao
C3: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
? Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa, các va chạm này không cân bằng nhau.
II/ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
* Thí nghiệm mô hình:
C1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm Bơrao?
? Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơrao
C2: Các học sinh tương tự với các hạt nào trong thí nghiệm Bơrao?
? Các học sinh tương tự với các phân tử nước trong thí nghiệm Bơrao
C3: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
? Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa, các va chạm này không cân bằng nhau.
II/ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
* Thí nghiệm mô hình:
? Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
* Kết luận:
Thí nghiệm:
* Chuẩn bị: - Một cốc đựng 50cm3 nước lạnh.
- Một cốc đựng 50cm3 nước nóng.
* Tiến hành: Bỏ vào mỗi cốc một hạt thuốc tím.
Dự đoán hiện tượng xảy ra.
* Hiện tượng: Hạt thuốc tím tan vào cốc nước nóng nhanh hơn
* Giải thích:
- Nước và thuốc tím được cấu tạo từ ...........
- Giữa các phân tử nước và phân tử thuốc tím có ......
- Các phân tử nước và phân tử thuốc tím .... ... ...
- Thuốc tím hòa tan vào cốc nước ..... nhanh hơn, nghĩa là các phân tử nước nóng xen vào khoảng giữa của các phân tử thuốc tím nhanh hơn và ngược lại là do các phân tử nước nóng ..... ..... .. các phân tử nước lạnh.
phân tử
khoảng cách
chuyển động không ngừng
chuyển động
nhanh hơn
nóng
III/ Chuyển động phân tử và nhiệt độ
Hãy cho ví dụ chứng tỏ khi nhiệt độ càng cao thì phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh.
Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử chuyển động càng nhanh.
Chuyển động của nguyên tử, phân tử gọi là chuyển động nhiệt.
IV/ Vận dụng:
* Thí nghiệm
Bước 1: Chuẩn bị
+ Một ống nghiệm đựng dung dịch sunfat đồng màu xanh
+ Một cốc đựng nước không màu.
Bước 2: Đổ nhẹ nước vào ống nghiệm đựng dung dịch sunfat đồng.
Bước 3: Quan sát hiện tượng xảy ra.
Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuyếch tán.
IV/ Vận dụng:
* Thí nghiệm
C4: Hãy dùng những hiểu biết của mình về nguyên tử, phân tử để giải thích hiện tượng khuyếch tán.
* Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía.
Các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới xen vào giữa các phân tử đồng sunfat.
Cứ như thế làm cho mặt phân cách mờ dần, cuối cùng trong bình chỉ còn một chất lỏng màu xanh nhạt.
IV/ Vận dụng:
* Thí nghiệm
* Kết luận: Hiện tượng khuyếch tán là hiện tượng nguyên tử, phân tử các chất chuyển động hỗn độn, hòa lẫn vào nhau.
C5:Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
a/ Do không khí được nung nóng hơn nước.
b/ Vận tốc của phân tử khí không như nhau.
c/ Do nước biển, hồ, ao hút các phân tử khí.
d/ Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía, xen kẽ vào khoảng giữa các phân tử nước.
C6: Hiện tượng khuyếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
IV/ Vận dụng:
Hiện tượng khuyếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ vì nguyển tử, phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ tăng.
IV/ Vận dụng:
* Thí nghiệm
* Kết luận:
- Hiện tượng khuyếch tán là hiện tượng nguyên tử, phân tử các chất chuyển động hỗn độn, hòa lẫn vào nhau.
- Hiện tượng khuyếch tán xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ.
Hiện tượng khuyếch tán xảy ra với những chất nào? Lấy ví dụ.
Sự khuyếch tán xảy ra trong chất rắn không?
Sau 10 năm
IV/ Vận dụng:
* Thí nghiệm
* Kết luận:
- Hiện tượng khuyếch tán là hiện tượng nguyên tử, phân tử các chất chuyển động hỗn độn, hòa lẫn vào nhau.
- Hiện tượng khuyếch tán xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ.
- Hiện tượng khuyếch tán xảy ra ở các chất rắn, lỏng, khí.
Bài tập
1/ Dạng chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơrao là:
a/ Chuyển động đều.
b/ Chuyển động định hướng.
c/ Chuyển động hỗn độn.
d/ Tất cả các câu trên đều sai.
I/ chọn câu đúng
2/ Nhiệt độ của vật không ảnh hưởng đến các đại lượng nào sau đây:
a/ Thể tích của vật.
b/ Vận tốc của vật.
c/ Khoảng cách giữa các phân tử cạnh nhau cấu tạo nên vật.
d/ Vận tốc trung bình của phân tử cấu tạo nên vật.
Bài tập
I/ chọn câu đúng
Bài tập
3/ Lấy một nắm đậu xanh trộn lẫn với một nắm vừng có người nói rằng: đó là hiện tượng khuyếch tán. Câu nói này là không đúng. Vì sao?
Chọn câu trả lời đúng:
a/ Hiện tượng khuyếch tán chỉ xảy ra với chất khí.
b/ Hiện tượng khuyếch tán chỉ xảy ra với chất lỏng.
c/ Hiện tượng khuyếch tán chỉ xảy ra với các chất ở nhiệt độ cao.
d/ Hiện tượng khuyếch tán là sự hòa lẫn vào nhau của phân tử các chất.
I/ chọn câu đúng
Ai nhanh hơn ?
Mời các bạn cùng suy nghĩ!
Mời các bạn cùng suy nghĩ!
Đố em :
Tại sao khi nung nóng một thanh sắt, thể tích của thanh sắt tăng lên?
Khi nung nóng, phân tử sắt chuyển động nhanh hơn, khoảng cách giữa các phân tử lớn hơn. Do đó thể tích của thanh sắt tăng lên.
Không thể làm cho một vật lạnh thêm mãi được vì các phân tử cấu tạo nên vật không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
Thử đoán xem
Có thể làm cho một vật lạnh thêm mãi được không?
Giải thích?
Giải thích hiện tượng khuyếch tán.
Các chất được
cấu tạo từ nguyên tử,
phân tử
Giữa các nguyên tử,
phân tử có khoảng cách
Các nguyên tử,
phân tử chuyển động
không ngừng
Nhiệt độ càng cao thì
nguyên tử, phân tử chuyển
động càng nhanh
Hướng dẫn về nhà
Học thuộc lý thuyết.
Làm bài tập: 20.1 đến 20.6 (Trang 27- SGK)
Chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe.
Chúc các con học tập tốt.
Xin trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Lâm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)