Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Chia sẻ bởi Đào Bích Thủy | Ngày 29/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy,
cô giáo đến dự giờ vật lí lớp 8
Hãy tưởng tượng giữa sân bóng đá có một quả bóng khổng lồ và rất nhiều học sinh từ mọi phía chạy đến xô đẩy quả bóng. Vì những xô đẩy này không cân bằng nên quả bóng lúc bay lên, khi rơi xuống, lúc bật sang trái, khi lăn sang phải…
NGUYÊN TỬ,PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
Tiết 24 - Bài 20
I. THÍ NGHIỆM BƠ - RAO
II. CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG
Hãy giải thích chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Brao bằng cách dùng sự tương tự giữa chuyển động của các hạt phấn hoa với chuyển động của quả bóng
Phân tử nước
Quả bóng và các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm Brao?
Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
Nguyên nhân nào gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ – rao?
Các phân tử nước luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Trong khi chuyển động các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía, các va chạm này không cân bằng nhau nên làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng
Nhận xét:
Sự chuyển động của các hạt phấn hoa thay đổi như thế nào theo nhiệt độ?
- Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
KẾT LUẬN
Hiện tượng khuếch tán là: hiện tượng mà các chất tự hòa lẫn vào nhau do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
Vì các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía nên nó đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước làm cho trong nước có không khí
C5
Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn, vì khi nhiệt độ tăng thì các phân tử, nguyên tử chuyển động nhanh hơn
C6
Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước nóng và một cốc đựng nước lạnh. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
Trong cốc nước nóng, thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
C7
Các bước thực hành:
- Thả đồng thời các viên thuốc tím vào các cốc đựng nước nóng và nước lạnh.
+ Cốc 1: đựng nước nóng
+ Cốc 2: đựng nước lạnh
- Thời gian thực hành: 3 phút
a. Sự khuếch tán của nước hoa vào không khí.
b. Muối tan trong nước.
c. Trộn lẫn cát và xi măng để làm vữa xây nhà.
d. Pha một ít mực tím vào nước trong lọ, sau một thời gian ngắn nước trong lọ có màu tím.
Bài 1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là do chuyển động của các nguyên tử, phân tử gây ra? (Hãy đánh dấu X vào ô mà em chọn)

X
X
X
A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và đường chuyển động chậm hơn.
B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn.
C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên nước bay hơi nhanh hơn.
D. Vì nước có nhiệt độ cao nên các phân tử đường có thể bị các phân tử nước hút mạnh.
Bài 2: Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn so với khi nó tan trong nước lạnh? (Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu phương án mà em chọn)
Bài 3: Trộn lẫn một nắm hạt vừng vào một chậu nhỏ đựng đậu xanh. Một học sinh cho rằng đó là do hiện tượng khuếch tán. Theo em, nói như vậy có đúng không? Tại sao?
Không đúng, vì khuếch tán là hiện tượng các chất tự hòa lẫn vào nhau do sự chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử
Các chất được cấu tạo như thế nào?
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử
Do các phân tử rượu và nước luôn chuyển động không ngừng nên các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại nên làm cho thể tích của hỗn hợp rượu và nước bị hụt đi
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
Do các nguyên tử đồng và nhôm luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên các phân tử đồng đã chuyển động xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nhôm và ngược lại.
Nguyên nhân nào làm cho thể tích của hỗn hợp rượu và nước bị hụt đi khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước?
Trong hiện tượng khuếch tán, vì sao các chất lại có thể tự hòa lẫn vào nhau?
Người ta mài thật nhẵn bề mặt của một miếng đồng và một miếng nhôm rồi ép chặt chúng vào nhau. Sau một thời gian, quan sát thấy ở bề mặt của miếng nhôm có đồng, ở bề mặt của miếng đồng có nhôm. Hãy giải thích tại sao?
1
2
3
4
Trò chơi
ĐI TÌM CHÂN DUNG
An-be Anh-xtanh
(1879 - 1955)
Nhà khoa học số 1 của thế kỉ XX
Người làm nên cuộc cách mạng trong thế giới vật lí
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm các bài tập đã hướng dẫn và bài tập từ 20.1a20.5
- Đọc phần có thể em chưa biết
Dặn dò:
Bài học đến đây kết thúc
Cảm ơn sự theo dõi của Thầy cô và các em học sinh
Chúc các em học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Bích Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)