Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Chia sẻ bởi Nguyễn Khắc Hoài | Ngày 29/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1. Các chất được cấu tạo như thế nào?
Trả lời
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.
Giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách.
Câu 2. Mô tả một hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách?
Trả lời
*VD: Trộn 50 ml rượu với 50 ml nước, thu được hỗn hợp rượu và nước có thể tích nhỏ hơn tổng thể tích của chúng.
* Giải thích: do giữa các phân tử rượu và giữa các phân tử nước có khoảng cách. Khi trộn và lắc nhẹ, các phân tử có thể xen vào các khoảng cách đó làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của chúng.
Robert Brown (1773 - 1858)
HÌNH MÔ PHỎNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC HẠT PHẤN HOA TRONG NƯỚC
Robert Brown (1773 - 1858)
TIẾT 24 - BÀI 20. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN.
I. THÍ NGHIỆM BƠ-RAO
H20.2- Chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ-rao
Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía (Hình 20.2).

II. CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG
TIẾT 24 - BÀI 20. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY
ĐỨNG YÊN.
I. THÍ NGHIỆM BƠ-RAO
Hãy tưởng tượng giữa sân bóng đá có một quả bóng khổng lồ và rất nhiều học sinh từ mọi phía chạy đến xô đẩy quả bóng. Vì những xô đẩy này không cân bằng nên quả bóng lúc bay lên, khi rơi xuống, lúc bật sang trái, khi lăn bên phải ...(H.20.1)
THẢO LUẬN NHÓM (5phút)
Câu1. Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Bơ- rao?
Câu 2. Các học sinh tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Bơ-rao?
Câu 3. Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
II. CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG
TIẾT 24 - BÀI 20. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN.
I. THÍ NGHIỆM BƠ-RAO
C1.
Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa.
C2.
Các học sinh tương tự với những phân tử nước.
C3.
Các phân tử nước chuyển động không ngừng, trong khi chuyển động nó va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
An – Be Anh – Xtanh (1879 – 1955)
Sự va chạm của các phân tử nước vào hạt phấn hoa
II. CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG
TIẾT 24 - BÀI 20. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN.
I. THÍ NGHIỆM BƠ-RAO
 Kết luận :
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
C1.
C2.
C3.
II. CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HỖN ĐỘN KHÔNG NGỪNG
TIẾT 24 - BÀI 20. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN.
I. THÍ NGHIỆM BƠ-RAO
III. CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ
? Trong thí nghiệm mô hình về quả bóng, em hãy cho biết do đâu mà quả bóng chuyển động càng nhanh?
TL: Do các học sinh xô đẩy, va đập vào quả bóng càng mạnh.
? Nếu coi hạt phấn hoa tương tự như quả bóng thì do đâu mà các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh?
TL: Do các phân tử nước va đập vào các hạt phấn hoa
càng mạnh.
? Vậy em có thể rút ra mối quan hệ nào giữa nhiệt độ và chuyển động của các phân tử nước?
TL: Khi nhiệt độ của nước tăng thì chuyển động của các phân tử nước càng nhanh.
? Từ sự phân tích trên, hãy giải thích tại sao khi tăng nhiệt độ của nước thì
chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh.
II. CÁC NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG NGỪNG
TIẾT 24 - BÀI 20. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN.
I. THÍ NGHIỆM BƠ-RAO
III. CHUYỂN ĐỘNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ
 Kết luận:
Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng
nhanh (chuyển động nhiệt).
 Kết luận:
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
IV. VẬN DỤNG
IV. VẬN DỤNG
C4. Thả vài hạt thuốc tím (KMnO4) vào một bình đựng nước.
Hiện tượng phân tử các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
* Giải thích:
Do các phân tử nước và thuốc tím đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử thuốc tím có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới xen vào khoảng cách giữa các phân tử thuốc tím. Cứ như thế làm cho mặt phân cách giữa nước và thuốc tím mờ dần. Cuối cùng trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu tím.
C5.
Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C6.
Có, vì các phân tử chuyển động nhanh hơn nên các chất tự hoà lẫn vào nhau nhanh hơn.
C7.
Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
HƯỚNG DẨN CÔNG VIỆC Ở NHÀ.
Các em về nhà học bài trả lời lại các câu hỏi SGK , làm các BT 20.1; 20.3; 20.4; 20.5; 20.6 SBT.
? Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có động năng hay không? Vì sao?
Nghiên cứu và soạn trước 21: Nhiệt năng.
XIN CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ GIÁO!
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!
XIN CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ GIÁO!
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Khắc Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)