Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Chia sẻ bởi Trần Minh Châu |
Ngày 29/04/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
Hãy tưởng tượng giữa sân bóng đá có một quả bóng khổng lồ và rất nhiều học sinh từ mọi phía chạy đến xô đẩy quả bóng. Vì những xô đẩy này không cân bằng nên quả bóng lúc bay lên, khi rơi xuống, lúc bật sang trái, khi lăn sang phải.
C1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Bơ-rao?
C2: Các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm của Bơ-rao?
C3: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
Nếu các em không trả lời được thì cũng đừng buồn vì phải hơn 50 năm sau thí nghiệm của Bơ-rao, các nhà khoa học mới bước đầu tìm ra nguyên nhân của chuyển động này và mãi tới năm 1905 nhà vật lý An-be Anh-xtanh (người Đức) mới giải thích được đầy đủ và chính xác thí nghiệm của Bơ-rao.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên:............................................
Lớp: ............
Nội dung: Qua bài học 19 và 20 các con hãy vẽ bản đồ tư duy về những tính chất cơ bản của nguyên tử, phân tử?
NHỮNG
TÍNH CHẤT
CƠ BẢN CỦA
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
SƠ ĐỒ TƯ DUY
1
2
3
4
C4: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh (H.20.4).
Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng. Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau.
Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
Hãy dùng những hiểu biết của mình về nguyên tử, phân tử để giải thích hiện tượng trên.
5
C5: Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
C6: Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
C7: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
CÁC THỂ RẮN, LỎNG, KHÍ
Ở thể khí, các nguyên tử, phân tử ở xa nhau. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu nên các nguyên tử, phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. Do đó, chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng
Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất khí nên giữ được các nguyên tử, phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Nhờ đó chất lỏng có thể tích riêng xác định. Tuy nhiên, lực này chưa đủ lớn như trong chất rắn để giữ các nguyên tử, phân tử ở những vị trí xác định. Các nguyên tử, phân tử ở thể lỏng cũng đao động xung quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển. Do đó chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.
Ở thể rắn, các nguyên tử, phân tử ở gần nhau. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các nguyên tử, phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. Do đó các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.
Có thể em chưa biết
* Các phân tử khí chuyển động trong phòng với vận tốc trung bình từ 100m/s đến 2000m/s. Tại sao khi mở lọ nước hoa ở đầu lớp thì phải mất vài giây sau ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa? Đó là vì, các phân tử nước hoa không chuyển động thẳng từ đầu lớp đến cuối lớp, mà chuyển động dích dắc từng đoạn rất ngắn do bị va chạm vào các phân tử không khí, giống như một người đi trong đám đông, hết chạm phải người này lại va chạm người kia.
* Ở nhiệt độ 0oC các phân tử hiđrô chuyển động với vận tốc trung bình khoảng 1700m/s, nghĩa là khoảng 6120 km/h, nhanh gấp hơn năm lần các máy bay phản lực hiện đại.
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ
Nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học
Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập 20.3 đến 20.14 SBT-T53, T54, T55.
HS khá giỏi làm thêm bài tập 20.15 đến 20.19 SBT-T55.
Tìm hiểu thêm các hiện tượng thực tế có liên quan đến kiến thức bài học và giải thích hiện tượng đó.
Đọc trước bài học 21: Nhiệt năng
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Cách đây khoảng 300 năm, một nhà bác học người Italia đã làm thí nghiệm để kiểm tra xem có nén được nước hay không. Ông đã đổ đầy nước vào một bình cầu bằng bạc hàn thật kín rồi lấy búa nện thật mạnh lên bình cầu. Nếu nước nén được thì bình phải bẹp. Nhưng ông đã thu được kết quả bất ngờ. Sau khi nện búa thật mạnh, ông thấy nước thấm qua thành bình ra ngoài trong khi bình vẫn nguyện vẹn. Hãy giải thích tại sao?
C1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Bơ-rao?
C2: Các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm của Bơ-rao?
C3: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
Nếu các em không trả lời được thì cũng đừng buồn vì phải hơn 50 năm sau thí nghiệm của Bơ-rao, các nhà khoa học mới bước đầu tìm ra nguyên nhân của chuyển động này và mãi tới năm 1905 nhà vật lý An-be Anh-xtanh (người Đức) mới giải thích được đầy đủ và chính xác thí nghiệm của Bơ-rao.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên:............................................
Lớp: ............
Nội dung: Qua bài học 19 và 20 các con hãy vẽ bản đồ tư duy về những tính chất cơ bản của nguyên tử, phân tử?
NHỮNG
TÍNH CHẤT
CƠ BẢN CỦA
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
SƠ ĐỒ TƯ DUY
1
2
3
4
C4: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh (H.20.4).
Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng. Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau.
Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
Hãy dùng những hiểu biết của mình về nguyên tử, phân tử để giải thích hiện tượng trên.
5
C5: Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
C6: Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?
C7: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
CÁC THỂ RẮN, LỎNG, KHÍ
Ở thể khí, các nguyên tử, phân tử ở xa nhau. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu nên các nguyên tử, phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. Do đó, chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng
Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất khí nên giữ được các nguyên tử, phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Nhờ đó chất lỏng có thể tích riêng xác định. Tuy nhiên, lực này chưa đủ lớn như trong chất rắn để giữ các nguyên tử, phân tử ở những vị trí xác định. Các nguyên tử, phân tử ở thể lỏng cũng đao động xung quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển. Do đó chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.
Ở thể rắn, các nguyên tử, phân tử ở gần nhau. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các nguyên tử, phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. Do đó các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.
Có thể em chưa biết
* Các phân tử khí chuyển động trong phòng với vận tốc trung bình từ 100m/s đến 2000m/s. Tại sao khi mở lọ nước hoa ở đầu lớp thì phải mất vài giây sau ở cuối lớp mới ngửi thấy mùi nước hoa? Đó là vì, các phân tử nước hoa không chuyển động thẳng từ đầu lớp đến cuối lớp, mà chuyển động dích dắc từng đoạn rất ngắn do bị va chạm vào các phân tử không khí, giống như một người đi trong đám đông, hết chạm phải người này lại va chạm người kia.
* Ở nhiệt độ 0oC các phân tử hiđrô chuyển động với vận tốc trung bình khoảng 1700m/s, nghĩa là khoảng 6120 km/h, nhanh gấp hơn năm lần các máy bay phản lực hiện đại.
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ
Nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học
Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập 20.3 đến 20.14 SBT-T53, T54, T55.
HS khá giỏi làm thêm bài tập 20.15 đến 20.19 SBT-T55.
Tìm hiểu thêm các hiện tượng thực tế có liên quan đến kiến thức bài học và giải thích hiện tượng đó.
Đọc trước bài học 21: Nhiệt năng
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Các chất được cấu tạo như thế nào?
Câu 2: Cách đây khoảng 300 năm, một nhà bác học người Italia đã làm thí nghiệm để kiểm tra xem có nén được nước hay không. Ông đã đổ đầy nước vào một bình cầu bằng bạc hàn thật kín rồi lấy búa nện thật mạnh lên bình cầu. Nếu nước nén được thì bình phải bẹp. Nhưng ông đã thu được kết quả bất ngờ. Sau khi nện búa thật mạnh, ông thấy nước thấm qua thành bình ra ngoài trong khi bình vẫn nguyện vẹn. Hãy giải thích tại sao?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Châu
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)