Bài 20. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Chia sẻ bởi Đình Đình | Ngày 08/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TIẾT108: NGHỊ LUẬN VỀ

I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ.
1) Ví dụ: Đọc văn bản :” Tri thức là sức mạnh” ( SGK- Tr35).
2) Nhận xét:
* Nội dung nghị luận: Bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.
* Bố cục: 3 phần:
- Mở bài ( đoạn 1): Nêu vấn đề nghị luận ( tri thức là sức mạnh và người có tri thức là người có sức mạnh).

- Thân bài ( đoạn 2,3): Chứng minh làm rõ vấn đề nghị luận : Tri thức là sức mạnh.







- Kết bài ( đoạn còn lại): Phê phán một số người không biết coi trọng tri thức, sử dụng tri thức không đúng chỗ.

 Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.
+ Các câu mang luận điểm: bốn câu.
+ Tri thức đúng là sức mạnh


+ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng....
+ Các câu mang luận điểm: Câu mở đầu và câu cuối đoạn văn.

+ hai câu kết đoạn Các câu chứa luận điểm.

Dẫn chứng: Chuyên gia Xten-mét-xơ …cứu một cỗ máy thoát khỏi số phận một đống phế liệu.

Dẫn chứng: Bác Hồ thu hút nhiều nhà trí thức lớn tham gia đóng góp cho kháng chiến…

 luận điểm
2) Nhận xét:
* Nội dung nghị luận: Bàn về giá trị của tri thức khoa học và người trí thức.
* Bố cục: 3 phần:
- Mở bài ( đoạn 1): Nêu vấn đề nghị luận ( tri thức là sức mạnh và người có tri thức là người có sức mạnh).
- Thân bài ( đoạn 2,3): Chứng minh làm rõ vấn đề nghị luận : Tri thức là sức mạnh.
- Kết bài ( đoạn còn lại): Phê phán một số người không biết coi trọng tri thức, sử dụng tri thức không đúng chỗ.
 Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.


Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
Lời văn chính xác, sinh động.

3) Kết luận:
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,... của con người.
Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,.. để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.

* Sự khác nhau:
Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. Suy nghĩ về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”.
B. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.
C. Suy nghĩ về câu tục ngữ “ Có chí thì nên”.
D. Suy nghĩ về hiện tượng xả rác bừa bãi.
II. LUYỆN TẬP
1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu:Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
( Phương Liên)
Câu hỏi:
a) Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
b) Văn bản nghị luận về vấn đề gì ? Chỉ ra luận điểm chính của nó.
c) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?
Trả lời:
a) Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
b) Văn bản nghị luận về vấn đề : Giá trị của thời gian.
Các luận điểm chính:
Thời gian là sự sống.
Thời gian là thắng lợi.
Thời gian là tiền.
Thời gian là tri thức.
c) Phép lập luận chủ yếu trong bài: Phân tích và chứng minh.
Cách lập luận có sức thuyết phục( giản dị, dễ hiểu....)
II. LUYỆN TẬP.
2. Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
Nội dung đem ra bàn luận vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
Bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ,chính xác, sinh động.
Bài viết cần trau chuốt, bóng bảy, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ .
Vận dụng linh hoạt các thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu...
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học thuộc bài (phần ghi nhớ; phân biệt bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng với bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí)
Làm hoàn chỉnh các bài tập.
Soạn bài: Tiết 109: Chó sói và cừu.... ( Tìm hiểu tác giả, tác phẩm; Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi SGK).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đình Đình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)