Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Chia sẻ bởi Trần Văn Hưng |
Ngày 01/05/2019 |
53
Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Chúc các em học sinh có một tiết học hiệu quả
Giáo viên: Phạm Thị Tấm
I. Khái niệm hô hấp.
Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát sơ đồ hình 20.1, với những kiến thức đã học ở Khoa học tự nhiên các lớp Tiểu học và hiểu biết của bản thân. Thảo luận:
+ Hô hấp là gì?
+ Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
+ Các giai đoạn của quá trình hô hấp có mối quan hệ với nhau như thế nào?
I. Khái niệm hô hấp:
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp ôxy cho các tế bào của cơ thể và loại thải khí cacbônic do tế bào thải ra khỏi cơ thể.
Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn:
+ Sự thở ( sự thông khí ở phổi)
+ Trao đổi khí ở phổi
+ Trao đổi khí ở tế bào
- Mối quan hệ của các giai đoạn hô hấp: sự thở tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào và ngược lại.
Quan sát sơ đồ sau:
O2
CO2+H2O
Thảo luận:
+ Hô hấp có liên quan như thế nào tới hoạt động sống của tế bào và cơ thể hay hô hấp có ý nghĩa gì với cơ thể?
I. Khái niệm hô hấp:
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp ôxy cho các tế bào của cơ thể và loại thải khí cacbônic do tế bào thải ra khỏi cơ thể.
Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn:
+ Sự thở ( sự thông khí ở phổi)
+ Trao đổi khí ở phổi
+ Trao đổi khí ở tế bào
- Mối quan hệ của các giai đoạn hô hấp: sự thở tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào và ngược lại.
+ ý nghĩa của hô hấp: Nhờ có hô hấp mà ôxy được lấy vào để ôxy hoá các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể ( Duy trì sự sống).
II. Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng.
Quan sát
H-20.2 và 20.3
các cơ quan
trong hệ hô
hấp của người:
Câu hỏi:
+ Hệ hô hấp của người gồm những cơ quan nào? Cấu tạo của các cơ quan đó?
Hệ hô hấp:
Đường dẫn khí:
Hai lá phổi
( Mũi Họng
( Phế quản Khí quản Thanh quản
Đường dẫn khí
Lá phổi phải: có 3 thuỳ
Lá phổi trái: Có 2 thuỳ
Họng
Đặc điểm cấu tạo
Các cơ quan
Hai
lá
phổi
Có nắp thanh quản(sụn thanh thiệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp.
Thanh quản
Khí quản
Phế quản
Mũi
Có tuyến amiđan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limphô.
Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy.
Có lớp mao mạnh dày đặc.
Có nhiều lông mũi
- Bao ngoài 2 lá phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch.
- Cấu tạo bởi 15- 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau
- Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông rung chuyển động liên tục.
Cấu tạo bởi các vòng sụn. ở phế quản nơi tiếp xúc với các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là cac phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc. Có tới 700 - 800 triệu phế nang.
Thảo luận:
+ Đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, ấm không khí đi vào phổi, bảo vệ phổi tránh tác nhân có hại?
+ Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
Trả lời:
* Đường dẫn khí:
+ Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày ở khoang mũi và lót trong toàn bộ đường dẫn khí.
+ Làm ấm không khí: do lớp mao mạch dày đặc ở dưới lớp niêm mạc mũi, phế quản.
+ Tham gia bảo vệ phổi: Lông mũi, chất nhày do niêm mạc tiết ra (giữ bụi), lớp lông rung động (quét bụi), nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp tránh thức ăn lọt vào đường dẫn khí khi nuốt; Tuyến V.A và amiđan tiết kháng thể vô hiệu hoá tác nhân gây bệnh.
*Phổi:
Cấu tạo từ các phế nang, có tới 700 - 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí. Tổng diện tích trao đổi khí lên tới 70 - 80 m2 .
Kết luận: Chức năng của hệ hô hấp
Đường dẫn khí: dẫn khí ra vào phổi; làm ấm, làm ẩm không khí vào phổi; ngăn bụi và bảo vệ phổi tránh các tác nhân có hại.
Hai lá phổi: Thực hiện trao đổi khí giữa máu trong mao mạch phổi với môi trường ngoài.
Tại sao chúng ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng?
Tại sao trong khi ăn uống chúng ta không nên cười đùa?
Các em ai đã bao giờ bị mắc bệnh về đường hô hấp chưa?
Để tránh các bệnh về đường hô hấp bản thân em cần phải làm gì?
C1: Điền từ và cụm từ thích hợp và chỗ trống .. để hoàn chỉnh các câu sau:
Hô hấp là quá trình ...... .. cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các... thải ra khỏi cơ thể.
Quá trình hô hấp gồm sự thở,.......ở phổi và trao đổi khí ở.....
C2: Chọn câu trả lời đúng trong câu sau:
Cơ quan quan trọng nhất của hệ hô hấp là?
A. Khoang mũi, khí quản
B. Thanh quản, khí quản
C. Khí quản, phế quản
D. Phổi
tế bào
tế bào
trao đổi khí
không ngừng
C3: Bài tập 4 SGK trang 67:
Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hoả, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu O2 ( trong không gian vũ trụ, trong đám cháy, dưới đáy đại dương) ?
Đ/a: Nhờ thiết bị cung cấp O2 đảm bảo sự hô hấp bình thường mà nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hoả, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong các môi trường thiếu O2 .
Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm bài tập sách giáo khoa
Đọc phần " Em có biết"
Làm bài tập 2 SGK trang 67.
+ Cần nêu rõ đặc điểm: Giống nhau và khác nhau, chú ý đến cấu tạo và vị trí các cơ quan hô hấp.
- Chuẩn bị trước bài 21: Hoạt động hô hấp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Hưng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)