Bài 20. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Chia sẻ bởi Cậu Chủ | Ngày 09/05/2019 | 154

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY
kiểm tra bài cũ
Từ những lời bàn về tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi đã
cho thấy quan niệm về nghệ thuật của ông như thế nào?
Văn nghệ có khả năng kì diệu trong phản ánh và tác động đến đời sống
tâm hồn con người.
Văn nghệ làm giàu đời sống tâm hồn cho mỗi người, xây dựng đời sống
tâm hồn cho xã hội, do đó nó không thể thiếu trong đời sống xã hội và
con người.
Kiểm tra bài cũ
Câu2. Văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" sử dụng phương thức biểu đạt giống với văn bản nào đã học?
A. Làng. B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
C. Bàn về đọc sách. D. Những đứa trẻ.
Kiểm tra bài cũ
Câu 2. Văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" sử dụng phương thức biểu đạt giống với văn bản nào đã học?
A. Làng. B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
C. Bàn về đọc sách. D. Những đứa trẻ.
Tiết 102:
Chuẩn bị hành trang
vào thế kỷ mới
-Vũ Khoan-
?
1/ Tác giả:
* Vũ Khoan:
- Nhà hoạt động chính trị.
- Nguyên Thứ trưởng bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại.
- Phó Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Vũ khoan
2/ Tác phẩm: Chú thích (*) SGK/Trg 29.
Một số hoạt động về công tác ngoại giao của Vũ Khoan
II. Đọc - Hiểu văn bản:
* Bố cục:
- Phần 1(đoạn 1,2): Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
-Phần 2(đoạn 3.9): Những yêu cầu của thế kỷ mới và điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
-Phần 3(đoạn 10): Nhiệm vụ cấp thiết của thế hệ trẻ chúng ta.
Đề tài
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Luận điểm cơ bản:
Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới .

* Dàn bài:
- Mở bài: “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.”
- Thân bài:
+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
+ Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
+ Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
- Kết bài: Cần phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của con người Việt Nam.
1.Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới:
"Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới."
- Đối tượng: Lớp trẻ.
- Nội dung: Cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam.
- Mục đích: Rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
? Nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn.











1/ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
Để làm rõ luận cứ trên, tác giả đưa ra những lý lẽ nào ?
Lí lẽ: +) Từ cổ chí kim,bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.
+) Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
b. Bối cảnh của thế giới hiện nay và nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
* Thế giới:
Sự giao thoa, hội nhập sâu rộng của các nền kinh tế.
Khoa học và công nghệ phát triển nhanh.
* Nhiệm vụ của đất nước:
- Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn , lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
2. Những điểm mạnh,điểm yếu của con người Việt Nam:
Em hãy chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của con người và nguyên nhân tác hại của điểm yếu đó?
* Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam:

* Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử -> Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
a/ Những điểm mạnh của con người Việt Nam:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới.
- Cần cù, sáng tạo.
- Đoàn kết trong kháng chiến.
- Thích ứng nhanh.
-> Đáp ứng yêu cầu sáng tạo của xã hội. Hữu ích trong nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao. Thích ứng nhanh.
b/ Những điểm yếu của người Việt Nam:
- Yếu về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành.
- Thiếu đức tính tỉ mỉ và kỉ luật lao động. Thiếu coi trọng qui trình công nghệ.
- Đố kị trong làm ăn kinh tế.
- Kì thị với kinh doanh, sùng ngoại hoặc bài ngoại, thiếu coi trọng chữ tín.
-> Khó phát huy tính thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức. Không phù hợp với sản xuất lớn. Gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
* Các luận cứ được nêu song song. sử dụng thành ngữ và tục ngữ -> Người đọc, người nghe dễ hiểu, dễ tiếp nhận.
-> Biết băn khoăn, lo lắng về những yếu kém mất cần được khắc phục.
3/ Kết bài:
- Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh.
- Vứt bỏ những điểm yếu.
-> Lo lắng, tin yêu và hi vọng vào thế hệ trẻ.
III. Tổng kết:
Nội dung:
Điều mà em nhận thức được từ văn bản này là gì?
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ những điểm mạnh và điểm yếu, rèn cho mình những đức tính tốt, những thói quen tốt.
Chúng ta cần phát huy những điểm mạnh; khắc phục, loại bỏ những điểm yếu.
Cả A và B đều đúng.
2. Nghệ thuật:
Em học tập được gì về nghệ thuật nghị luận từ bài viết của tác giả?

Quan điểm rõ ràng.
Lập luận chặt chẽ.
C. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu ,thuyết phục.
D. Cả A,B,C đều đúng.

* Ghi nhớ SGK/ trg30

IV/ LUYỆN TẬP:
Lấy những dẫn chứng thực tế về điểm mạnh, yếu trong nhà trường như:
- Cá nhân, bạn bè: một số bạn lười học.
- Ích kỉ, không có ý thức
- Xây dựng tinh thần tập thể chưa cao
Thế hệ trẻ Việt Nam đang tiếp cận với thế giới Công nghệ thông tin
- Tự nhìn nhận bản thân để ph�t huy �iĨm m�nh, kh�c phơc �iĨm y�u sửa chữa.
- Chuẩn bị bài : "Các thành phần biệt lập"
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Xin chân thành cảm ơn!
Chào các em học sinh lớp
Chúc các em chăm ngoan , học giỏi !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cậu Chủ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)